5 Chỉ báo cốt yếu được sử dụng trong Phân tích Kỹ thuật

0
65

Nội dung

  • Giới thiệu
  • Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
  • Đường trung bình động (MA)
  • Trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)
  • Stochastic RSI (StochRSI)
  • Bollinger Bands (BB)
  • Kết

Kết

Các nhà giao dịch sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để hiểu rõ hơn về chuyển động giá của tài sản. Các chỉ số này giúp dễ dàng xác định các mô hình và phát hiện các tín hiệu mua hoặc bán trong môi trường thị trường hiện tại. Có nhiều loại chỉ số khác nhau, và chúng được sử dụng rộng rãi bởi các nhà giao dịch ngày, các nhà giao dịch swing và đôi khi cả các nhà đầu tư dài hạn. Một số nhà phân tích chuyên nghiệp và các nhà giao dịch lão luyện thậm chí tạo ra các chỉ số của riêng họ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một mô tả ngắn gọn về một số chỉ số phân tích kỹ thuật phổ biến nhất có thể hữu ích trong bất kỳ bộ công cụ phân tích thị trường nào của nhà giao dịch.

1. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Relative strength index

Chỉ báo RSI là một chỉ báo động lượng cho biết liệu một tài sản có bị dư mua hay dư bán hay không. Nó thực hiện điều này bằng cách đo lường mức độ thay đổi giá gần đây (cài đặt tiêu chuẩn là 14 kỳ trước đó – 14 ngày, 14 giờ, v.v.). Dữ liệu sau đó được hiển thị dưới dạng một bộ dao động có thể có giá trị trong khoảng từ 0 đến 100.

Vì chỉ báo RSI là một chỉ báo động lượng, nó cho thấy tốc độ (động lượng) mà giá đang thay đổi. Điều này có nghĩa là nếu đà tăng trong khi giá tăng thì xu hướng là tăng mạnh và ngày càng có nhiều người mua tham gia vào. Ngược lại, nếu đà giảm trong khi giá tăng, điều đó có thể cho thấy người bán sẽ sớm kiểm soát thị trường.

Một cách giải thích truyền thống về chỉ số RSI là khi trên 70, tài sản bị dư mua và khi dưới 30, nó bị dư bán. Như vậy, các giá trị vượt quá này có thể chỉ ra sự đảo ngược hoặc kéo ngược xu hướng sắp xảy ra. Mặc dù vậy, tốt nhất bạn không nên nghĩ rằng những giá trị này như là tín hiệu mua hoặc bán trực tiếp. Cũng như nhiều kỹ thuật phân tích kỹ thuật (TA) khác, chỉ báo RSI có thể cung cấp tín hiệu sai hoặc gây hiểu lầm, do đó, bạn nên xem xét các yếu tố khác trước khi tham gia giao dịch.

Bạn muốn tìm hiểu thêm? Hãy xem bài viết của chúng tôi về Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI).

2. Đường trung bình động (MA)

moving averages

Đường trung bình động làm mượt biến động giá bằng cách lọc nhiễu thị trường và làm nổi bật xu hướng giá. Vì nó dựa trên dữ liệu giá trong quá khứ, đó là một chỉ số báo sau.

Hai đường trung bình động được sử dụng phổ biến nhất là đường trung bình động đơn giản (SMA hoặc MA) và đường trung bình động theo cấp số nhân (EMA). SMA được vẽ bằng cách lấy dữ liệu giá từ khoảng thời gian xác định và tạo ra mức trung bình. Ví dụ, SMA 10 ngày được vẽ bằng cách tính giá trung bình trong 10 ngày qua. EMA, mặt khác, dựa theo dữ liệu giá gần đây. Điều này làm cho nó phản ánh tốt hơn với biến động giá gần đây.

Như đã đề cập, đường trung bình động là một chỉ báo đi sau. Thời gian càng dài, độ trễ càng lớn. Như vậy, SMA 200 ngày sẽ phản ánh biến động giá gần đây chậm hơn so với SMA 50 ngày.

Các nhà giao dịch thường sử dụng mối quan hệ của giá với các đường trung bình cụ thể để đánh giá xu hướng thị trường hiện tại. Ví dụ: nếu giá duy trì trên SMA 200 ngày trong một thời gian dài, đối với nhiều nhà giao dịch, tài sản có thể được coi là nằm trong một thị trường tăng giá.

Các nhà giao dịch cũng có thể sử dụng các điểm giao chéo của các đường trung bình động để xác định tín hiệu mua hoặc bán. Ví dụ: nếu tại điểm giao chéo, SMA 100 ngày đi xuống dưới SMA 200 ngày, nó có thể được coi là tín hiệu bán. Nhưng chính xác thì điểm giao nhau này có ý nghĩa gì? Nó chỉ ra rằng giá trung bình trong 100 ngày qua bây giờ thấp hơn so với 200 ngày qua. Ý tưởng đằng sau tín hiệu bán ở đây là biến động giá ngắn hạn không còn theo xu hướng tăng, do đó xu hướng có thể đảo ngược.

Bạn muốn tìm hiểu thêm? Hãy xem bài viết của chúng tôi về Các đường trung bình động..

3. Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)

moving averages convergence divergence macd

MACD được sử dụng để xác định động lượng của một tài sản bằng cách hiển thị mối quan hệ giữa hai đường trung bình động. Nó được tạo thành từ hai đường – đường MACD và đường tín hiệu. Đường MACD được tính bằng cách trừ 26 EMA từ 12 EMA, sau đó được vẽ đồ thị phía trên 9 EMA – đại diện cho đường tín hiệu. Nhiều công cụ đồ thị cũng thường kết hợp một biểu đồ, cho thấy khoảng cách giữa đường MACD và đường tín hiệu. 

Bằng cách nhìn vào sự khác biệt giữa MACD và biến động giá, các nhà giao dịch có thể hiểu rõ hơn về sức mạnh của xu hướng hiện tại. Ví dụ, nếu giá đang tạo mức đỉnh cao hơn, trong khi MACD đang tạo mức đỉnh thấp hơn, thị trường có thể sẽ sớm đảo chiều. MACD cho chúng ta biết trong trường hợp này là gì? Giá đó đang tăng trong khi động lượng đang giảm, do đó có xác suất cao hơn là sẽ xảy ra đảo ngược.

Các nhà giao dịch cũng có thể sử dụng chỉ báo này để tìm kiếm các điểm giao giữa đường MACD và đường tín hiệu của nó. Ví dụ: nếu đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu, điều đó có thể gợi ý tín hiệu mua. Ngược lại, nếu đường MACD cắt bên dưới đường tín hiệu, điều đó có thể cho thấy tín hiệu bán.

Chỉ báo thường được sử dụng kết hợp với chỉ báo RSI. Cả hai đều đo động lượng, nhưng theo các yếu tố khác nhau. Giả định đưa ra là khi sử dụng cùng nhau, chúng có thể đưa ra một cái nhìn toàn cảnh dưới góc độ kỹ thuật đầy đủ hơn về thị trường.

Bạn muốn tìm hiểu thêm? Hãy xem bài viết của chúng tôi về MACD.


Looking to get started with cryptocurrency? Buy Bitcoin on Binance!


4. Stochastic RSI (StochRSI)

stochastic rsi

Stochastic RSI là một bộ dao động động lượng được sử dụng để xác định xem một tài sản có bị dư mua hay dư bán hay không. Như tên cho thấy, nó là một công cụ phái sinh của RSI vì nó được tạo ra từ các giá trị RSI thay vì dữ liệu giá. Nó được tạo ra bằng cách áp dụng một công thức gọi là công thức dao động Stochastic cho các giá trị RSI thông thường. Thông thường, các giá trị Stochastic RSI nằm trong khoảng từ 0 đến 1 (hoặc 0 đến 100).

Do có tốc độ và độ nhạy cao hơn, StochRSI có thể tạo ra rất nhiều tín hiệu giao dịch có thể khó diễn giải. Nói chung, nó hữu dụng nhất khi ở gần các cực trên hoặc dưới của phạm vi của nó. 

Chỉ số StochRSI trên 0,8 thường được coi là dư mua, trong khi dưới 0,2 có thể được coi là dư bán. Giá trị 0 có nghĩa là chỉ số RSI ở giá trị thấp nhất trong khoảng thời gian đo (cài đặt mặc định thường là 14). Ngược lại, giá trị 1 biểu thị rằng chỉ số RSI đang ở giá trị cao nhất trong khoảng thời gian đo.

Tương tự như cách sử dụng chỉ số RSI, giá trị StochRSI dư mua hoặc dư bán không có nghĩa là giá chắc chắn sẽ đảo chiều. Trong trường hợp của StochRSI, nó chỉ đơn giản chỉ ra rằng các giá trị RSI (giá trị mà StochRSI được phái sinh từ đó) nằm gần các cực trị của các giá trị đọc được gần đây của chúng. Cũng cần lưu ý rằng StochRSI nhạy hơn so với chỉ báo RSI, do đó, nó có xu hướng tạo ra nhiều tín hiệu sai hoặc sai lệch hơn. 

Bạn muốn tìm hiểu thêm? Hãy xem bài viết của chúng tôi về Stochastic RSI.

5. Bollinger Bands (BB)

bollinger bands

Bollinger Bands đo lường thanh khoản của thị trường, cũng như các trạng thái dư mua và dư bán. Chúng được tạo thành từ ba dải đường – SMA (giữa) và một dải trên và một dải dưới. Các cài đặt có thể khác nhau, nhưng thông thường, các dải trên và dưới là hai độ lệch chuẩn so với dải giữa. Khi độ biến động tăng và giảm, khoảng cách giữa các dải cũng tăng và giảm.

GNói chung, giá càng gần dải phía trên, tài sản càng gần với trạng thái dư mua. Ngược lại, giá càng gần dải phía dưới, trạng thái dư bán càng gần. Hầu hết là giá sẽ nằm giữa các dải nhưng trong những trường hợp hiếm, giá có thể nằm trên hoặc dưới các dải. Mặc dù sự kiện này có thể không phải là một tín hiệu giao dịch, nó có thể hoạt động như một dấu hiệu chỉ báo các trạng thái dư bán hoặc dư mua trên thị trường.

Một khái niệm quan trọng khác của BB được gọi là siết. Nó chỉ báo một thời kỳ có thanh khoản thấp, nơi tất cả các dải nằm sát gần nhau. Nó có thể được sử dụng như một chỉ báo tính thanh khoản tiềm năng trong tương lai. Ngược lại, nếu các dải cách nhau rất xa, nó có thể dự báo một thời kỳ với thanh khoản thấp có thể xảy ra sau đó.

Bạn muốn tìm hiểu thêm? Hãy xem bài viết của chúng tôi về Bollinger Bands.

Kết

Mặc dù các chỉ báo biểu thị dữ liệu nhưng cần ghi nhớ rằng việc giải thích dữ liệu đó là mang tính chủ quan. Do đó, cần phải xem xét rằng liệu có các thành kiến cá nhân đang ảnh hưởng đến việc ra quyết định của bạn hay không. Nó có thể là tín hiệu mua hoặc bán trực tiếp cho một nhà giao dịch nhưng cũng có thể chỉ là tín hiệu nhiễu thị trường đối với người khác. 

Như với hầu hết các kỹ thuật phân tích thị trường, các chỉ báo là tốt nhất khi được sử dụng kết hợp với nhau hoặc với các phương pháp khác, chẳng hạn như phân tích cơ bản (FA).

Cách tốt nhất để học phân tích kỹ thuật (TA) là trải qua rất nhiều thực hành. Hãy tới Binance và áp dụng những kiến thức mới của bạn để kiểm tra!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây