Giới thiệu về kinh tế học tiền điện tử dành cho người bắt đầu

0
118

Nội dung

  • Kinh tế học tiền điện tử là gì?
  • Kinh tế học tiền điện tử giải quyết vấn đề gì?
  • Vai trò của kinh tế học tiền điện tử trong đào Bitcoin
  • Kinh tế học tiền điện tử có thể tăng cường tính bảo mật của Bitcoin như thế nào?
  • Vòng tròn kinh tế học tiền điện tử
  • Kết luận

Kinh tế học tiền điện tử là gì?

Nói một cách đơn giản, kinh tế học tiền điện tử mang đến một cách thức để điều phối hành vi của các thành viên trong mạng bằng cách kết hợp lĩnh vực mật mã với kinh tế học.

Cụ thể hơn, kinh tế học tiền điện tử là một lĩnh vực của khoa học máy tính nhằm giải quyết các vấn đề về sự điều phối các thành viên trong hệ sinh thái kỹ thuật số bằng cách sử dụng mật mã và các đòn bẩy kinh tế.

Cần xem xét kinh tế học tiền điện tử khi xây dựng các mạng phi tập trung bởi vì đây là cơ chế để đưa ra một cách thức để sắp xếp các đòn bẩy cho các thành viên mạng mà không cần vai trò của bên trung gian đáng tin cậy.

Kinh tế học tiền điện tử không phải là tập hợp con của nền kinh tế truyền thống mà là sự pha trộn giữa lý thuyết trò chơi, lĩnh vực thiết kế cơ chế, toán học và các phương pháp kinh tế học. Mục tiêu chính là hiểu cách thức tài trợ, thiết kế, phát triển và tạo điều kiện cho việc vận hành của các mạng phi tập trung.

Bài viết này sẽ đi sâu vào nguồn gốc của kinh tế học tiền điện tử và vai trò của nó trong việc thiết kế Bitcoin và các mạng phi tập trung khác.

Kinh tế học tiền điện tử giải quyết vấn đề gì?

Trước khi Bitcoin xuất hiện, người ta đã cho rằng không thể tạo ra một mạng ngang hàng, trong đó sự đồng thuận có thể đạt được mà không xuất hiện các lỗ hổng hay các lỗi.

Vấn đề này thường được gọi là Vấn đề Chung của Byzantine. Đó là một vấn đề nan giải về mặt logic, cho thấy rằng trong các hệ thống phân tán, việc các chủ thể đạt được sự thỏa thuận là điều rất quan trọng. Giả định của vấn đề này là, vì một số chủ thể có thể không đáng tin cậy nên không bao giờ đạt được sự thỏa thuận và mạng không thể hoạt động như dự định. 

Với việc sáng tạo ra Bitcoin, Satoshi Nakamoto đã đưa các đòn bẩy kinh tế vào mạng ngang hàng và đã giải quyết được vấn đề này.

Kể từ đó, các mạng phi tập trung đã tiếp tục dựa vào mật mã để đạt được sự đồng thuận về tình trạng của mạng và lịch sử của nó. Ngoài ra, hầu hết các mạng đã được kết hợp các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích những thành viên trong mạng hành xử theo những cách nhất định.

Sự kết hợp giữa các giao thức mật mã với các đòn bẩy kinh tế cho phép một hệ sinh thái các mạng phi tập trung hoàn toàn mới có khả năng khôi phục và bảo mật.

Vai trò của kinh tế học tiền điện tử trong khai thác Bitcoin

Mục tiêu của Bitcoin là tạo ra một mạng chuyển đổi giá trị, có khả năng xác minh chính xác sự chuyển đổi giá trị đó, và các giao dịch đó là không thể thay đổi và không bị kiểm duyệt. 

Điều này đạt được thông qua quá trình đào, trong đó những thợ đào xác nhận thành công một khối giao dịch sẽ được thưởng bằng bitcoin. Đòn bẩy kinh tế này khuyến khích các thợ đào hành động trung thực, và điều này khiến mạng trở nên đáng tin cậy và an toàn hơn.

Quá trình khai thác bao gồm việc giải quyết một vấn đề toán học khó khăn dựa trên thuật toán băm. mật mã. Trong bối cảnh này, các hàm băm được sử dụng để gắn từng khối vào khối tiếp theo, về cơ bản tạo ra một bản ghi được gắn dấu thời gian của các giao dịch được phê duyệt được gọi là chuỗi khối (blockchain). 

Hàm băm cũng được sử dụng trong các phép toán mà các thợ đào cạnh tranh nhau để giải. Ngoài ra, một trong những quy tắc đồng thuận mà các giao dịch phải tuân theo là bitcoin chỉ có thể được chi tiêu nếu có một chữ ký số hợp lệ được tạo từ khóa riêng. 

Những quy tắc công nghệ liên quan đến quá trình đào này phù hợp với các yêu cầu bảo mật của mạng Bitcoin, bao gồm việc ngăn chặn không cho phép các chủ thể gây hại nắm quyền kiểm soát.

Kinh tế học tiền điện tử có thể tăng cường tính bảo mật của Bitcoin như thế nào?

Mô hình bảo mật của Bitcoin được xây dựng theo quy tắc đa số. Điều này có nghĩa là các chủ thể gây hại có khả năng kiểm soát blockchain bằng cách giành quyền kiểm soát phần lớn sức mạnh tính toán của mạng trong một cuộc tấn công thường được gọi là tấn công 51% . 

Trong một kịch bản như vậy, những kẻ tấn công sẽ có thể ngăn chặn không cho phép các giao dịch mới đạt được xác nhận hoặc thậm chí đảo ngược hoàn toàn các giao dịch. Tuy nhiên, việc giành quyền kiểm soát sức mạnh băm này sẽ vô cùng tốn kém, đòi hỏi một khối lượng phần cứng và điện năng lớn.

Kinh tế học tiền điện tử là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công của Bitcoin. Satoshi Nakamoto đã triển khai các giả định để khuyến khích một số đòn bẩy nhất định cho các lớp thành viên khác nhau của mạng. Các đảm bảo tính bảo mật của hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của các giả định này về cách các thành viên phản ứng với các đòn bẩy kinh tế nhất định. 

Nếu giao thức mật mã không vững chắc, sẽ không có đơn vị tài khoản an toàn nào để thưởng cho các thợ đào. Nếu không có thợ đào, sẽ không có niềm tin vào tính hợp lệ của lịch sử giao dịch của sổ cái phân tán, trừ khi được xác minh bởi bên thứ ba đáng tin cậy, điều này sẽ phủ nhận một trong những lợi thế chính của Bitcoin. 

Dựa trên các giả định về kinh tế học tiền điện tử, mối quan hệ cộng sinh giữa những thợ đào và mạng Bitcoin mang lại niềm tin cho mạng này. Tuy nhiên, đây không phải là một đảm bảo rằng hệ thống sẽ tồn tại trong tương lai.

Vòng tròn kinh tế học tiền điện tử

Vòng tròn kinh tế học tiền điện tử là một mô hình tổng thể của kinh tế học tiền điện tử. Nó được phát hành bởi Joel Monegro và minh họa các dòng giá trị trừu tượng thông qua các lớp thành viên khác nhau trong một nền kinh tế ngang hàng. 

 Vòng tròn kinh tế học tiền điện tử

Mô hình này biểu diễn một thị trường ba mặt giữa những thợ đào (phía cung), người dùng (phía cầu) và nhà đầu tư (phía cấp vốn). Các nhóm trao đổi giá trị với nhau bằng cách sử dụng một tài nguyên tiền điện tử khan hiếm (token).

Trong mối quan hệ giữa thợ đào và người dùng trong vòng tròn, thợ đào nhận thù lao cho việc đào của mình dưới hình thức các token mà người dùng sử dụng. Quy trình này được chuẩn hóa bởi giao thức đồng thuận của mạng, trong khi mô hình kinh tế học tiền điện tử kiểm soát thời điểm và cách thức những thợ đào được trả thù lao.

Tạo ra một kiến trúc mạng được duy trì bởi một bên cung cấp phân tán (thợ đào) là điều được mong muốn miễn là số lượng các ưu điểm nhiều hơn số lượng các nhược điểm. Những ưu điểm thường bao gồm giao dịch không bị kiểm duyệt, không bị hạn chế về biên giới và có độ tin cậy cao hơn. Nhưng, các hệ thống phi tập trung thường hiệu suất thấp hơn so với các mô hình tập trung.

Nhà đầu tư có 2 vai trò trong mô hình này: mang đến tính thanh khoản cho những thợ đào để bán các token của họ và tận dụng mạng bằng cách hỗ trợ các token có giá cao hơn chi phí đào. 

Mô hình thể hiện hai vai trò này bằng cách chia các nhà đầu tư thành hai nhóm: các nhà giao dịch (nhà đầu tư ngắn hạn) và những chủ sở hữu (hodlers) (nhà đầu tư dài hạn). 

Các nhà giao dịch giúp tạo ra tính thanh khoản cho token để những người đào có thể bán các token mà họ khai thác được và trang trải chi phí hoạt động, trong khi những chủ sở hữu tận dụng mạng để tăng trưởng bằng cách hỗ trợ giá token. Mối quan hệ thợ đào-nhà giao dịch có dòng giá trị trực tiếp, trong khi mối quan hệ giữa người đào và chủ sở hữu có dòng giá trị gián tiếp.

Điều này chỉ có nghĩa là tất cả những người tham gia trong một nền kinh tế như vậy phụ thuộc vào nhau để đạt được các mục tiêu kinh tế của họ. Thiết kế như vậy tạo ra một mạng lưới mạnh mẽ và an toàn. Việc tuân thủ các quy tắc được khuyến khích sẽ đem lại lợi ích cho cá nhân người tham gia nhiều hơn là các họat động gây hại – điều này làm cho mạng trở nên vững chắc hơn. 

Kết luận

Mặc dù vẫn còn là một khái niệm mới xuất hiện cùng với sự ra đời của Bitcoin, kinh tế học tiền điện tử là một khối xây dựng quan trọng cần được xem xét khi thiết kế các mạng phi tập trung. 

Tách biệt các vai trò khác nhau trong các mô hình kinh tế học tiền điện tử giúp phân tích các chi phí, ưu đãi và dòng giá trị cho mỗi nhóm người tham gia. Nó cũng có thể giúp suy nghĩ về sức mạnh tương đối và xác định các điểm tập trung hóa tiềm năng, đó là điều quan trọng để thiết kế các mô hình quản trị và phân phối token cân bằng hơn.

Lĩnh vực kinh tế học tiền điện tử và việc sử dụng các mô hình kinh tế học tiền điện tử có thể có nhiều lợi ích trong quá trình phát triển các mạng trong tương lai. Việc nghiên cứu các mô hình kinh tế học tiền điện tử đã được thử nghiệm trong môi trường thực tế,có thể giúp thiết kế các mạng trong tương lai hiệu quả và bền vững hơn, tạo ra một hệ sinh thái các nền kinh tế phi tập trung mạnh mẽ hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây