Giải thích Đám mây Ichimoku

0
143

Đám mây Ichimoku (Ichimoku Cloud) là một phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này kết hợp nhiều chỉ báo trong cùng một biểu đồ. Phương pháp này được sử dụng trên các biểu đồ hình nến như một công cụ giao dịch để giúp người dùng thấu hiểu các vùng giá hỗ trợ và vùng giá kháng cự tiềm năng. Nó cũng được sử dụng như một công cụ dự đoán, và nhiều nhà giao dịch sử dụng phương pháp này để xác định các chỉ dẫn xu hướng trong tương lai và động lượng thị trường.

Đám mây Ichimoku được khái niệm hóa vào cuối những năm 1930 bởi một nhà báo người Nhật tên là Goichi Hosada. Tuy nhiên, chiến lược giao dịch sáng tạo của ông chỉ được công bố vào năm 1969, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật. Hosada gọi nó là Ichimoku Kinko Hyo, dịch từ tiếng Nhật là “biểu đồ cân bằng trong nháy mắt.”

Phương pháp này hoạt động như thế nào?

Hệ thống Đám mây Ichimoku hiển thị dữ liệu dựa trên cả các chỉ báo dẫn đường (dự đoán xu hướng) và chỉ báo sau, và biểu đồ được tạo thành từ năm đường:

  1. Đường Chuyển đổi (Tenkan-sen): trung bình động của 9 kỳ.
  2. Đường Cơ sở (Kijun-sen): trung bình động củ 26 kỳ.
  3. Khoảng thời gian Dẫn đường A (Senkou Span A): trung bình động của các Đường Chuyển đổi và Đường Cơ sở được dự đoán cho 26 kỳ trong tương lai.
  4. Khoảng thời gian Dẫn đường B (Senkou Span B): trung bình động của 52 kỳ được dự đoán cho 26 kỳ trong tương lai.
  5. Khoảng thời gian Sau (Chikou Span): giá đóng cửa của kỳ hiện tại được dự đoán cho 26 kỳ trước.

Giải thích Đám mây IchimokuKhoảng cách giữa Khoảng thời gian Dẫn đường A (3) và Khoảng thời gian Dẫn đường B (4) tạo ra đám mây (Kumo), đây có khả năng là yếu tố đáng chú ý nhất của hệ thống Ichimoku. Hai đường này là 26 giai đoạn được dự đoán cho tương lai để đưa ra những thông tin dự báo và, do đó, được coi là chỉ báo dẫn đường. Mặt khác Chikou Span (5) là chỉ báo sau dự báo 26 kỳ trong quá khứ.

Theo mặc định, các đám mây được hiển thị màu xanh lá cây hoặc màu đỏ – để kết quả dễ đọc hơn. Đám mây màu xanh lá cây được tạo ra khi Khoảng thời gian Dẫn đường A (đường đám mây màu xanh lá cây) cao hơn so với Khoảng thời gian Dẫn đường B (đường đám mây màu đỏ). Đương nhiên, đám mây màu đỏ được tạo ra trong tình huống ngược lại.

Điều đáng chú ý là – không giống như các phương pháp khác – các đường trung bình động mà chiến lược Ichimoku sử dụng không dựa trên giá đóng cửa của biểu đồ nến. Thay vào đó, trung bình được tính dựa trên đỉnh và đáy được ghi trong một khoảng thời gian nhất định (trung bình đỉnh-đáy).

Chẳng hạn, phương trình chuẩn cho Đường Chuyển đổi 9 ngày là:

Đường Chuyển đổi = (đỉnh của 9 + đáy của 9 ngày) / 2

Thiết lập Ichimoku

Sau hơn ba thập kỷ nghiên cứu và thử nghiệm, Goichi Hosada đã kết luận rằng thiết lập (9, 26, 52) có kết quả tốt nhất. Trước đó, lịch làm việc ở Nhật Bản bao gồm cả ngày Thứ Bảy, vì vậy số 9 đại diện cho một tuần rưỡi (6 + 3 ngày). Các số 26 và 52 đại diện cho khoảng thời gian lần lượt là một và hai tháng.

Mặc dù thiết lập này vẫn được ưa thích trong hầu hết các bối cảnh giao dịch, các nhà phân tích đầu tư bằng đồ thị luôn có thể điều chỉnh chúng để phù hợp với các chiến lược khác nhau. Ví dụ, trong các thị trường tiền điện tử, nhiều nhà giao dịch điều chỉnh thiết lập Ichimoku để phản ánh thị trường 24/7 – thường thay đổi từ (9, 26, 52) thành (10, 30, 60). Một số thậm chí còn đi xa hơn và điều chỉnh các cài đặt thành (20, 60, 120) như một cách để giảm tín hiệu sai.

Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của việc sửa đổi các thiết lập này vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Trong khi một số người cho rằng việc điều chỉnh chúng là hợp lý, một số lại cho rằng việc từ bỏ thiết lập tiêu chuẩn sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ thống và tạo ra nhiều tín hiệu không hợp lệ.

Phân tích biểu đồ

Tín hiệu giao dịch Ichimoku

Do bao gồm nhiều yếu tố, Đám mây Ichimoku tạo ra các loại tín hiệu khác nhau. Chúng tôi có thể chia chúng thành các tín hiệu động lượng và tín hiệu theo xu hướng.

Tín hiệu động lượng: được tạo theo mối quan hệ giữa giá thị trường, Đường cơ sở và Đường chuyển đổi. Tín hiệu động lượng Tăng được tạo ra khi một trong hai hoặc cả hai Đường chuyển đổi và giá thị trường di chuyển ở phía trên hơn Đường cơ sở. Tín hiệu động lượng giảm được tạo ra khi một trong hai hoặc cả hai Đường chuyển đổi và giá thị trường di chuyển bên dưới Đường cơ sở. Đường giao giữa Đường chuyển đổi (Tenkan-sen) và Đường cơ sở (Kijun-sen) thường được gọi là đường chéo TK.

Tín hiệu theo xu hướng: được tạo ra theo màu của đám mây và theo vị trí của giá thị trường liên quan đến đám mây. Như đã đề cập, màu sắc của đám mây phản ánh sự khác biệt giữa Khoảng thời gian Dẫn đường A và B.

Nói một cách đơn giản, khi giá luôn nằm cao hơn các đám mây, có khả năng cao là tài sản đang có xu hướng tăng. Ngược lại, khi giá di chuyển bên dưới các đám mây có thể được hiểu là một dấu hiệu của giá giảm, cho thấy một xu hướng giảm. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, xu hướng có thể được coi là không đổi hoặc trung tính khi giá đi ngang bên trong đám mây.

Khoảng thời gian Sau (Chikou Span) là một yếu tố khác có thể giúp các nhà giao dịch phát hiện và xác nhận các xu hướng đảo ngược tiềm năng. Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức mạnh của hành động giá, có thể xác nhận xu hướng tăng nếu nó di chuyển trên giá thị trường, hoặc xu hướng giảm khi ở bên dưới giá thị trường. Thông thường, Khoảng thời gian Sau được sử dụng kết hợp với các thành phần khác của Đám mây Ichimoku chứ không được sử dụng độc lập.

Tóm tắt:

  • Các tín hiệu động lượng

    • Giá thị trường di chuyển trên (xu hướng tăng) hoặc dưới (xu hướng giảm) Đường cơ sở.
    • Đường chéo TK: Đường chuyển đổi di chuyển trên (xu hướng tăng) hoặc dưới (xu hướng giảm) Đường cơ sở.
  • Các tín hiệu theo xu hướng

    • Giá thị trường di chuyển trên (xu hướng tăng) hoặc dưới (xu hướng giảm) đám mây.
    • Màu sắc đám mây thay đổi từ đỏ sang xanh (xu hướng tăng) hoặc từ xanh sang đỏ (xu hướng giảm).
    • Khoảng thời gian Sau trên (xu hướng tăng) hoặc dưới (xu hướng giảm) giá thị trường.

Cấp độ hỗ trợ và kháng cự

Biểu đồ Ichimoku cũng có thể được sử dụng để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Thông thường, Khoảng thời gian Dẫn đường A (đường đám mây xanh) hoạt động như một đường hỗ trợ trong các xu hướng tăng và như một đường kháng cự trong các xu hướng giảm. Trong cả hai trường hợp, nến có xu hướng di chuyển đến gần Khoảng thời gian Dẫn đường A, nhưng nếu giá di chuyển vào đám mây, Khoảng thời gian Dẫn đường B cũng có thể đóng vai trò như một đường hỗ trợ/kháng cự. Hơn nữa, thực tế là cả hai Khoảng thời gian Dẫn đường là dự đoán của 26 giai đoạn trong tương lai cho phép các nhà giao dịch dự đoán các vùng hỗ trợ và kháng cự sắp tới.

Cường độ tín hiệu

Cường độ của các tín hiệu được tạo ra bởi Đám mây Ichimoku phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng có phù hợp với xu hướng rộng hơn hay không. Một tín hiệu là một phần của xu hướng lớn được xác định rõ ràng sẽ luôn mạnh hơn là một tín hiệu chỉ xuất hiện tạm thời để đối lập với xu hướng đang tồn tại.

Nói cách khác, một tín hiệu tăng có thể là một tín hiệu sai nếu nó không đi cùng với xu hướng tăng. Vì vậy, bất cứ khi nào một tín hiệu được tạo ra, điều quan trọng là phải tính đến cả màu sắc và vị trí của đám mây. Ngoài ra, cũng cần xem xét về khối lượng giao dịch.

Lưu ý rằng việc sử dụng Ichimoku cho các khung thời gian ngắn hơn (biểu đồ trong ngày) có xu hướng tạo ra nhiều tín hiệu nhiễu và sai. Nói chung, các khung thời gian dài hơn (biểu đồ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) sẽ tạo ra các tín hiệu động lượng và tín hiệu theo xu hướng đáng tin cậy hơn.

Kết luận

Goichi Hosada đã dành hơn 30 năm để tạo ra và hoàn thiện hệ thống Ichimoku, hiện đang được sử dụng bởi hàng triệu nhà đầu tư trên toàn thế giới. Là một phương pháp biểu đồ linh hoạt, Đám mây Ichimoku được sử dụng để xác định cả xu hướng động lượng và xu hướng thị trường. Ngoài ra, các Khoảng thời gian Dẫn đường giúp các nhà phân tích đầu tư bằng đồ thị dễ dàng dự đoán các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng chưa được thử nghiệm

Mặc dù ban đầu nhìn các biểu đồ có vẻ rắc rối và khá phức tạp, nhưng chúng không dựa vào các dữ liệu đầu vào chủ quan của con người như các phương pháp phân tích kỹ thuật khác (ví dụ: vẽ các đường xu hướng). Và mặc dù có những cuộc tranh luận liên tục về thiết lập của Ichimoku, phương pháp này tương đối dễ sử dụng.

Tuy nhiên, như với bất kỳ chỉ báo nào, nó nên được sử dụng cùng với các kỹ thuật khác để xác nhận xu hướng và giảm thiểu rủi ro giao dịch. Chỉ riêng lượng thông tin mà biểu đồ này hiển thị cũng có thể quá nhiều cho những người mới bắt đầu. Đối với những nhà giao dịch này, họ nên làm quen với các chỉ số cơ bản trước khi sử dụng Đám mây Ichimoku.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây