12 Thuật ngữ mọi Trader nên biết

0
161

Nếu bạn lười đọc thì dưới đây là tóm tắt

  • Fear, Uncertainty, and Doubt (FUD): Lan truyền nỗi sợ hãi và thông tin sai để kiếm về lợi thế.
  • Fear Of Missing Out (FOMO): Cảm xúc mà bạn cảm thấy khi mua hàng tích trữ.
  • HODL: Mua và giữ một tài sản trong dài hạn!
  • BUIDL: Tập trung và xây dựng hệ thống tài chính tiếp theo.
  • SAFU: Bảo toàn tài khoản!
  • Return on Investment (ROI): Số tiền bạn đang kiếm được (hoặc mất).
  • All-Time High (ATH): Giá cao nhất từng được ghi nhận!
  • All-Time Low (ATL): Giá thấp nhất từng được ghi nhận.
  • Do Your Own Research (DYOR): Đừng tin tưởng, hãy tự xác minh.
  • Due Diligence (DD): Người thông minh đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế.
  • Anti Money Laundering (AML): Các quy định ngăn chặn rửa tiền.
  • Know Your Customer (KYC): Các quy định để các sàn giao dịch xác minh danh tính của khách hàng.

Giới thiệu

Cho dù bạn đang trong thị trường chứng khoán, thị trường Forexgiao dịch trong ngày, hoặc thị trường tiền mã hóa mới nổi, hẳn bạn đã từng nghe đến rất nhiều các thuật ngữ giao dịch lạ tai. FOMO, ROI, ATH, HODL, tất cả những cái này có nghĩa là gì? Giao dịch và đầu tư có ngôn ngữ riêng của chúng, và bạn có thể thấy khó khăn khi học tất cả các thuật ngữ mới này. Tuy nhiên, chúng có thể khá hữu ích nếu bạn muốn theo kịp những gì đang diễn ra trên thị trường tài chính.

Trong bài viết này, chúng tôi đã biên soạn một số thuật ngữ giao dịch quan trọng nhất mà bạn nên biết nếu đang giao dịch tiền mã hóa.

1. Fear, Uncertainty, and Doubt (FUD)

Fear, Uncertainty, and Doubt (FUD)

Mặc dù không phải là một thuật ngữ chuyên biệt dùng trong giao dịch, FUD thường được sử dụng trong bối cảnh của các thị trường tài chính. FUD là một chiến lược nhằm hạ bệ uy tín của một công ty, sản phẩm hoặc dự án cụ thể bằng cách truyền bá thông tin sai về nó. Mục đích là để khơi dậy nỗi sợ hãi và đạt được lợi thế bằng cách nào đó. Đây có thể là một lợi thế cạnh tranh hoặc lợi thế chiến thuật hoặc thu lợi từ sự sụt giảm giá cổ phiếu do các tin tức không đúng.

FUD là khá phổ biến trong lĩnh vực tiền mã hóa. Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư có thể vào một vị thế bán trong một tài sản, sau đó tung ra những tin tức có hại hoặc sai khi vị thế đã được thiết lập. Bằng cách này, lợi nhuận lớn có thể được tạo ra bằng cách bán khống hoặc mua quyền chọn bán. Họ cũng có thể định vị thế cho bản thân trước với các giao dịch mua bán phi tập trung (OTC).

Trong nhiều trường hợp, thông tin hóa ra là không đúng, hoặc ít nhất là sai lệch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó trở thành sự thật. Việc xem xét tất cả các mặt của nhận định đưa ra luôn hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét cả những động lực của ai đó qua cách họ công khai chia sẻ một số ý kiến nhất định của mình.

2. Fear Of Missing Out (FOMO)

FOMO là cảm xúc mà các nhà đầu tư cảm thấy khi họ đổ xô mua một tài sản vì sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời. Vì có nhiều cảm xúc liên quan, FOMO ở một số lượng lớn người có thể dẫn đến các biến động giá đi theo dạng parabol. Việc các nhà đầu tư mang theo tâm lý FOMO khi đầu tư từ tài sản này sang tài sản khác như thể trong một trò chơi giành ghế theo nhạc thường có thể báo hiệu các giai đoạn sau cùng của một thị trường tăng giá.

Nếu đã đọc bài những sai lầm trong Phân tích Kỹ thuật (TA) của chúng tôi, bạn sẽ biết rằng các điều kiện thị trường khắc nghiệt có thể làm thay đổi các quy tắc thông thường của thị trường. Khi các yếu tố cảm xúc tràn lan, nhiều nhà đầu tư có thể chọn vào các vị thế đi ngược FOMO. Điều này có thể dẫn đến các biến động giá kéo dài theo cả hai hướng và có thể làm nhiều nhà giao dịch bị sập bẫy khi cố gắng chống lại đám đông.

FOMO cũng thường được ứng dụng khi thiết kế các app mạng xã hội. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bạn khó có thể xem các bài đăng trên mạng xã hội theo trình tự thời gian? Điều này cũng liên quan đến FOMO. Nếu người dùng có thể kiểm tra tất cả các bài đăng kể từ lần đăng nhập cuối cùng, họ sẽ có cảm giác rằng họ đã xem tất cả các bài đăng mới nhất.

Bằng cách cố ý trộn các bài đăng cũ hơn và mới hơn trên dòng thời gian, các nền tảng mạng xã hội nhằm mục đích khơi dậy FOMO nơi người dùng. Bằng cách này, người dùng sẽ tiếp tục kiểm tra lại nhiều lần vì sợ rằng họ có thể bỏ lỡ điều gì đó quan trọng.

3. HODL

HODL là một thuật ngữ có nguồn gốc từ một lỗi chính tả của “hold.” Về cơ bản thì nó có nghĩa là chiến lược mua và nắm giữ tiền mã hóa. HODL được xuất hiện đầu tiên trong một bài đăng trên diễn đàn BitcoinTalk vào năm 2013. Thuật ngữ này bắt nguồn từ lỗi chính tả của một từ trong tiêu đề: “I AM HODLING.” 

HODL đề cập đến việc giữ các khoản đầu tư bất chấp việc giá giảm. Nó cũng thường được sử dụng trong bối cảnh của các nhà đầu tư (“HODLer”), những người thừa nhận rằng họ không giỏi giao dịch ngắn hạn, nhưng muốn chịu rủi ro với việc dành ra một khoản đầu tư cho tiền mã hóa. Nó cũng có thể được sử dụng bởi các nhà đầu tư có niềm tin cao vào một đồng coin nào đó và có ý định giữ khoản đầu tư của họ trong một thời gian dài.

Chiến lược HODL tương tự như chiến lược đầu tư mua và nắm giữ đến từ các thị trường truyền thống. Các nhà đầu tư sử dụng chiến lược này cố gắng tìm kiếm các tài sản được định giá thấp và sẽ mua và giữ chúng trong thời gian dài. Nhiều nhà đầu tư áp dụng chiến lược này cho Bitcoin.

Nếu đã đọc bài chiến thuật bình quân giá chi phí đô (DCA) của chúng tôi, bạn sẽ biết rằng đây sẽ là một chiến lược có lợi nhuận cao đối với Bitcoin. Nếu dành $10 để mua BTC mỗi tuần trong 05 năm qua, bạn sẽ kiếm được gấp hơn bảy lần khoản đầu tư ban đầu!

4. BUIDL

BUIDL là một thuật ngữ phái sinh của HODL. Nó thường mô tả những người tham gia vào ngành công nghiệp tiền mã hóa tiếp tục tham gia vào việc xây dựng bất kể các biến động giá cả. Ý tưởng chính là những tín đồ thực sự của ngành công nghiệp tiền mã hóa tiếp tục xây dựng hệ sinh thái bất kể thị trường giá xuống mạnh. Theo nghĩa này, các “BUIDLer” thực sự quan tâm đến những gì blockchain và tiền mã hóa có thể mang lại cho thế giới và họ đang tích cực làm việc để hướng tới mục tiêu này.

BUIDL là một lối tư duy thể hiện rằng tiền mã hóa không phải chỉ là để đầu cơ, mà còn thể hiện mục tiêu đưa công nghệ này đến với đại chúng. Nó như một lời nhắc nhở rằng chúng ta hãy chú tâm và tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng có thể phục vụ cho hàng tỷ người trong tương lai. Ngoài ra, các BUIDLer hiểu rằng các đội ngũ phát triển giữ một tư duy dài hạn trong công việc xây dựng của mình thì có khả năng sẽ hoạt động tốt trong lâu dài.

5. SAFU

Secure Asset fund for Users (SAFU)

SAFU bắt nguồn từ một meme do Bizonacci đăng tải. Đi kèm với meme là câu “funds are safe” (tài khoản của người dùng vẫn an toàn) được trích từ câu tweet của CEO của Binance, Changpeng Zhao (CZ), trong một lần bảo trì sàn giao dịch đột xuất.

Video đã lan truyền trong lĩnh vực tiền mã hóa. Đáp lại, Binance đã thành lập Secure Asset Fund for Users (SAFU), một quỹ bảo hiểm khẩn cấp được tài trợ từ 10% mỗi khoản phí giao dịch. Các khoản này được lưu trữ trong một ví lạnh riêng biệt. Ý tưởng ở đây là SAFU giúp bảo hiểm cho việc mất mát tiền của người dùng trong những trường hợp nghiêm trọng, cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung cho những người dùng Binance. Đây là lý do tại sao bạn có thể thường thấy câu “funds are safu.” (tài khoản người dùng vẫn an toàn).

6. Return on Investment (ROI)

Return on Investment (ROI) là một cách để đo lường hiệu suất của một khoản đầu tư. ROI đo lường lợi nhuận của một khoản đầu tư so với chi phí ban đầu. Đây cũng là một cách thuận tiện để so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư khác nhau.

Dưới đây là cách bạn tính toán ROI. Bạn lấy giá trị hiện tại của khoản đầu tư và trừ đi chi phí ban đầu của khoản đầu tư. Sau đó, bạn chia số đó cho chi phí ban đầu.

ROI = Giá trị hiện tại – Chi phí ban đầu / Chi phí ban đầu

Giả sử bạn đã mua Bitcoin với giá $6.000. Giá thị trường hiện tại của Bitcoin là $8.000.

ROI = 8000-6000/6000

ROI = 0,33

Điều này có nghĩa là bạn đã tăng được 33% từ khoản đầu tư ban đầu của mình. Bạn cũng nên tính đến các khoản phí (hoặc lãi suất) mà bạn phải bỏ ra để có được thông tin chính xác hơn.

Tuy nhiên, những con số thô không phản ánh toàn cảnh thị trường. Khi so sánh các khoản đầu tư, các yếu tố khác cũng có tác dụng. Những rủi ro? là gì? Thời hạn đầu tư là lúc nào? Tính thanh khoản của tài sản như thế nào? Trượt giá có ảnh hưởng đến giá mua của bạn không? Bản thân ROI không phải là số liệu tốt nhất, nhưng nó là một công cụ hữu ích để đo lường hiệu suất đầu tư của bạn.

Việc định lượng vị thế là rất quan trọng khi nghĩ về lợi nhuận đầu tư. Nếu bạn muốn tìm hiểu một công thức đơn giản giúp bạn quản lý rủi ro hiệu quả, hãy xem Cách tính Khối lượng Vị thế trong Giao dịch.

7. All-Time High (ATH)

Chúng ta có lẽ không cần phải giải thích điều này, phải không? All-Time High là giá cao nhất được ghi nhận của một tài sản. Ví dụ: ATH của Bitcoin trong thị trường tăng giá năm 2017 là 19.798,86 USDT trên cặp BTC/USDT trên Binance. Điều này có nghĩa là đây là mức giá cao nhất mà Bitcoin được giao dịch trên cặp thị trường này.

Điểm hấp dẫn của việc một tài sản đạt ATH là tất cả những người đã mua tài sản này đều thu được lợi nhuận. Nếu một tài sản đã ở trong một thị trường giảm giá kéo dài, nhiều trader đang ôm khoản đầu tư thua lỗ sẽ có khả năng muốn thoát khỏi thị trường khi vị thế của họ đạt điểm hòa vốn.

Tuy nhiên, nếu tài sản đạt ATH thì sẽ không còn bất kỳ người bán nào đang chờ thoát tại điểm hòa vốn. Đây là lý do tại sao một số người coi các lần phá vỡ ATH là “phá vỡ không kháng cự” vì sự có mặt của các vùng kháng cự hiển nhiên ở đây là không còn cần thiết.

Phá vỡ ATH cũng thường đi kèm với sự tăng đột biến khối lượng giao dịch. Tại sao? Vì các trader giao dịch trong ngày cũng có thể chộp lấy cơ hội bằng các lệnh thị trường để kiếm lợi nhuận chớp nhoáng và bán với giá cao hơn. 

Có phải phá vỡ ATH đồng nghĩa với việc giá sẽ tiếp tục tăng mãi không? Dĩ nhiên là không. Các trader và nhà đầu tư sẽ tìm cách chốt lời tại một số thời điểm và có thể đặt các lệnh giới hạn ở các mức giá nhất định. Điều này đặc biệt đúng nếu các mức ATH trước đó bị liên tiếp phá vỡ.

Giá biến động tăng theo đường parabol thường có thể kết thúc bằng việc giá bị rớt mạnh. Nguyên nhân là vì có nhiều nhà đầu tư vội vàng thoát khi họ nhận ra xu hướng tăng có thể sắp kết thúc. Ví dụ như giá Bitcoin rớt mạnh sau khi đạt ngưỡng $20.000 vào tháng 12 năm 2017.

Bitcoin giảm từ $20.000 xuống $11.000 trong năm ngày.

Bitcoin giảm từ $20.000 xuống $11.000 trong năm ngày.

Sau khi đạt mức ATH là $19.798,86, Bitcoin đã giảm gần 45% trong vài ngày. Đây là lý do tại sao bạn nên luôn luôn thực hiện quản lý rủi ro và luôn luôn sử dụng lệnh stop-loss.

8. All-Time-Low (ATL)

Đối lập với ATH, All-Time Low (ATL), là giá thấp nhất của tài sản. Ví dụ: ATL của BNB là 0,5 USDT trên cặp BNB/USDT vào ngày đầu tiên của giao dịch.

Phá vỡ ATL trên một tài sản có thể dẫn đến một tác động tương tự như khi phá vỡ ATH – nhưng theo hướng ngược lại. Nhiều lệnh dừng có thể kích hoạt khi ATL trước đó bị phá vỡ, dẫn đến việc giảm giá mạnh.

Vì trong lịch sử giá không có giá nào dưới ATL trước đó nên giá trị thị trường có thể tiếp tục đi xuống, trôi xuống ngày càng thấp. Vì không nhất thiết có các điểm hợp lý để nó dừng lại, nên việc mua trong những thời điểm như vậy là rất rủi ro.

Nhiều trader sẽ chờ một sự đảo ngược xu hướng được xác nhận bởi một đường trung bình động quan trọng hoặc một số chỉ báo khác để cân nhắc việc vào một  vị thế mua. Nếu không, họ có thể đi đến kết cục là tiếp tục ôm khoản đầu tư lỗ trong một thời gian dài, bị mắc kẹt trong một vị thế với giá không ngừng đi xuống.

Bạn đang muốn bắt đầu cùng tiền mã hóa? Mua ngay Bitcoin tại Binance! 

9. Do Your Own Research (DYOR)

Do Your Own Research (DYOR)

Khi nói đến thị trường tài chính, DYOR là một thuật ngữ liên quan chặt chẽ đến Phân tích cơ bản (FA). Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư nên tự nghiên cứu các khoản đầu tư của mình và không dựa vào người khác để làm việc đó thay cho mình. “Đừng tin tưởng, hãy xác minh” là một cụm từ thường được sử dụng trong thị trường tiền mã hóa với ý nghĩa tương tự.

Các nhà đầu tư thành công nhất sẽ tự nghiên cứu và đưa ra kết luận của riêng mình. Như vậy, bất kỳ ai muốn thành công trên các thị trường tài chính sẽ phải đưa ra chiến lược giao dịch độc đáo của riêng mình. Điều này cũng có thể dẫn đến những bất đồng giữa các nhà đầu tư khác nhau, một điều hoàn toàn tự nhiên trong đầu tư và kinh doanh. Một nhà đầu tư có thể có tài sản tăng giá, trong khi một nhà đầu tư khác có thể có tài sản giảm giá.

Các ý kiến khác nhau có thể phù hợp cho các chiến lược khác nhau, và các trader và nhà đầu tư thành công sẽ có các chiến lược hoàn toàn khác nhau. Điều chính yếu là tất cả họ đã tự nghiên cứu, tự đưa ra kết luận của riêng mình và tự đưa ra quyết định đầu tư dựa trên những kết luận đó.

10. Due Diligence (DD)

Due diligence (DD) có phần liên quan đến DYOR. Nó đề cập đến việc một người hoặc một doanh nghiệp thực hiện điều tra và suy xét cẩn trọng trước khi đi đến một thỏa thuận với một bên khác. 

Khi các bên đi đến một thỏa thuận, mỗi bên tiến hành DD lên đối tác. Tại sao? Vì bất kỳ bên đối tác nghiêm túc nào cũng muốn đảm bảo rằng thỏa thuận của họ sẽ không dính bất kỳ dấu hiệu cờ đỏ (dấu hiệu nguy cơ có rủi ro) nào. Nếu không làm vậy, làm thế nào họ có thể so sánh giữa rủi ro tiềm ẩn với lợi ích kỳ vọng? 

Điều này cũng đúng với các khoản đầu tư. Khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm các khoản đầu tư tiềm năng, họ cần phải tự mình thực hiện DD để đảm bảo rằng họ có thể xem xét được hết các rủi ro. Nếu không, họ sẽ không kiểm soát được các quyết định đầu tư của mình và có thể đưa ra những lựa chọn sai lầm.

11. Anti Money Laundering (AML)

Anti Money Laundering (AML) đề cập đến một số quy định, luật và thủ tục nhằm ngăn chặn tội phạm biến số tiền thu được bất hợp pháp của chúng thành thu nhập hợp pháp. Các thủ tục AML khiến bọn tội phạm khó “rửa” sạch tiền hơn bằng cách che giấu hoặc ngụy trang nó thành tiền đến từ các nguồn hợp pháp.

Bọn tội phạm sẽ luôn tìm cách che giấu nguồn tiền thực sự của chúng. Do sự phức tạp của các thị trường tài chính, có thể có nhiều cách khác nhau để thực hiện điều đó. Với việc các sản phẩm phái sinh được tạo ra từ các sản phẩm phái sinh cùng với các chiêu trò phức tạp khác có thể khiến việc truy tìm nguồn tiền thực sự trở nên khá là khó khăn (mặc dù không phải là không thể).

Các quy định AML yêu cầu các tổ chức tài chính như ngân hàng giám sát các giao dịch của khách hàng và báo cáo về hoạt động đáng ngờ. Bằng cách này, bọn tội phạm ít có khả năng thoát khỏi trừng phạt do tội rửa tiền bất hợp pháp.

12. Know Your Customer (KYC)

Các sàn giao dịch và các nền tảng giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc quốc gia và quốc tế. Ví dụ, Sở giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ phải tuân thủ các quy định do chính phủ Mỹ đặt ra.

Các nguyên tắc Know Your Customer (KYC) hoặc Know Your Client đảm bảo rằng các tổ chức hỗ trợ giao dịch các công cụ tài chính xác minh được danh tính khách hàng của họ. Tại sao việc này lại quan trọng? Lý do chính đằng sau nó là để giảm thiểu rủi ro rửa tiền.

Ngoài ra, các quy định KYC không chỉ có hiệu lực đối với những người tham gia vào ngành tài chính. Nhiều mảng khác cũng phải tuân thủ các nguyên tắc này. Các nguyên tắc KYC thường là một phần của chính sách Chống rửa tiền (AML) có quy mô rộng hơn nhiều.

Kết luận

Các thuật ngữ trong giao dịch tiền mã hóa thoạt đầu có thể hơi khó hiểu. Nhưng bây giờ bạn đã biết kha khá về chúng, vì vậy bạn có thể cảm thấy SAFU hơn với tất cả các chữ viết tắt này. Hãy chắc chắn rằng bạn thực hiện DYOR với FUD, không FOMO một cách mù quáng vào một coin đã đạt đến ATH, hãy và tiếp tục HODL và BUIDL!

Bạn vẫn muốn tìm hiểu thêm về các thuật ngữ giao dịch tiền mã hóa? Hãy đến với nền tảng Q&A của chúng tôi, Ask Academy, nơi bạn có thể được cộng đồng Binance trả lời cho các câu hỏi của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây