Các chiến lược giao dịch tiền mã hóa cho người mới bắt đầu

0
133

Giới thiệu

Có vô vàn cách để kiếm lợi nhuận từ tiền mã hóa. Tuy nhiên, hiểu biết về các chiến lược giao dịch hiệu quả sẽ giúp bạn tổ chức các kỹ thuật giao dịch thành một khung hành động thống nhất và hiệu quá hơn. Bằng cách này, bạn cũng có thể theo dõi và tối ưu hóa chiến lược giao dịch tiền mã hóa của mình tốt hơn.

Hai trường phái đầu tư chính mà bạn cần cân nhắc khi xây dựng cho mình một chiến lược giao dịch: Phân tích kỹ thuật (TA) và  Phân tích cơ bản (FA). Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn nên sử dung chiến lược nào cho trường hợp nào. Nhưng hãy đảm bảo là bạn đã nắm được những khái niệm cơ bản về hai trường phái này trước khi tìm hiểu sâu hơn.

Vì có rất nhiều chiến lược giao dịch khác nhau nên chúng tôi sẽ đề cập đến những chiến lược giao dịch phổ biến nhất. Bài viết này tập trung chủ yếu vào các chiến lược giao dịch tiền mã hóa. Tuy nhiên, những những chiến lược này, còn có thể áp dụng cho nhiều loại tài sản tài chính khác, chẳng hạn như ngoại hối, cổ phiếu, quyền chọn, hoặc các kim loại quý như vàng.

Bạn đã sẵn sàng để tạo ra chiến lược giao dịch của riêng mình chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản về cách đầu tư và gia nhập thị trường tiền mã hóa. Với một chiến lược giao dịch bài bản, bạn sẽ có nhiều khả năng đạt được các mục tiêu giao dịch của mình.

Chiến lược giao dịch là gì?

Có thể hiểu, một chiến lược giao dịch là một kế hoạch tổng quát tất cả các hoạt động để giao dịch của bạn. Đó là một “quy trình” mà bạn tạo ra để hướng dẫn bản thân mình mỗi khi bạn thực hiện giao dịch.

Kế hoạch giao dịch có thể giúp bạn giảm bớt  rủi ro tài chính, vì nó giúp bạn loại bỏ nhiều các quyết định không cần thiết. Thực chất, bạn không cần phải có một chiến lược giao dịch mới giao dịch, nhưng một chiến lược giao dịch có thể “cứu rỗi” bạn rất nhiều lần trong đời. Nếu một điều gì đó thất vọng xảy ra trong thị trường (và thực tế là nó sẽ luôn xảy ra), kế hoạch giao dịch của bạn sẽ giúp bạn xác định được việc cụ thể nên làm tiếp theo, thay vì hành động bị chi phối bởi cảm xúc. Nói cách khác, kế hoạch giao dịch giúp bạn chuẩn bị cho bất cứ kết quả nào có thể xảy ra. Nó ngăn bạn đưa ra các quyết định vội vàng hoặc bốc đồng, thường dẫn đến những tổn thất tài chính lớn.

Ví dụ, một chiến lược giao dịch toàn diện có thể bao gồm những thứ sau:

  • Các loại tài sản mà bạn giao dịch
  • Các thiết lập cần thiết
  • Những công cụ và thông số mà bạn sử dụng 
  • Những tiêu chí khiến bạn nhập lệnh và thoát lệnh (mức cắt lỗ)
  • Cách bạn xác định quy mô vị thế
  • Cách ghi chép lại các tài liệu và đo hiệu suất danh mục đầu tư

Ngoài ra, kế hoạch giao dịch của bạn có thể còn gồm những hướng dẫn chung khác, kể cả những chỉ dẫn nhỏ nhặt. Ví dụ: Bạn có thể sẽ không bao giờ giao dịch vào Thứ Sáu, hoặc không giao dịch khi cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Hoặc, bạn có thể thiết lập một lịch giao dịch, trong đó bạn chỉ giao dịch trong những ngày cụ thể trong một tuần. Bạn luôn kiểm tra giá Bitcoin vào cuối tuần? Đóng các vị thế trước cuối tuần. Những hướng dẫn cá nhân hóa như thế này cũng được tính là nằm trong chiến lược giao dịch của bạn.

Việc xây dựng một chiến lược giao dịch cũng có thể bao gồm việc xác minh bằng backtest và forward test. Ví dụ, bạn có thể thực hiện giao dịch nháp trên Binance Futures testnet.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét hai loại chiến lược giao dịch: chủ động và thụ động.

Như bạn có thể thấy, không có một định nghĩa cụ thể và chính xác về một chiến lược giao dịch. Thực tế, một chiến lược giao dịch có thể là sự kết hợp và pha trộn giữa nhiều chiến thuật khác nhau, miễn là nó có hiệu quả.

Chiến lược giao dịch chủ động

Các chiến lược chủ động đòi hỏi nhiều thời gian và sự tập trung hơn. Chúng tôi gọi chúng là chiến lược chủ động vì chúng yêu cầu các nhà giao dịch phải hoạt động giám sát và quản lý danh mục đầu tư thường xuyên và liên tục.

Giao dịch trong ngày

Giao dịch trong ngày thường là chiến lược giao dịch chủ động được biết đến nhiều nhất. Tuy vậy, có một sự hiểu lầm lớn, đó là không phải tất cả những nhà giao dịch chủ động đều là nhà giao dịch trong ngày.

Giao dịch trong ngày là chiến lược giao dịch bao gồm việc vào và thoát các vị thế trong cùng một ngày. Các nhà giao dịch trong ngày tận dụng các biến động giá trong cùng một ngày để kiếm lợi nhuận.

Thuật ngữ “giao dịch trong ngày” bắt nguồn từ các thị trường truyền thống, nơi giao dịch chỉ mở trong những giờ cụ thể trong ngày. Vì vậy, tại các thị trường đó, các nhà giao dịch trong ngày không bao giờ để các vị thế qua đêm, khi giao dịch bị tạm dừng.

Hầu hết các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số mở cửa 24/24, 365 ngày/năm. Vì vậy, đặt trong bối cảnh thị trường tiền mã hóa, giao dịch trong ngày sẽ được hiểu theo nghĩa hơi khác so với bản gốc của từ này. Nó đề cập đến một phong cách giao dịch ngắn hạn, trong đó các nhà giao dịch vào và thoát các vị thế trong khoảng thời gian 24 giờ hoặc ít hơn.

Các nhà giao dịch trong ngày thường sẽ sử dụng hành động giá và phân tích kỹ thuật để hình thành các ý tưởng giao dịch. Bên cạnh đó, họ có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác để tìm ra các thời điểm vô hiệu trên thị trường.

Giao dịch tiền mã hóa ngày có thể mang lại lợi nhuận cao cho một số người, nhưng nó thường khá căng thẳng, đòi hỏi cao và có thể có rủi ro không nhỏ. Vì vậy, giao dịch trong ngày được khuyến nghị thích hợp cho các nhà giao dịch lão luyện.

Giao dịch swing

Giao dịch swing là một loại chiến lược giao dịch dài hạn, bao gồm việc giữ các vị thế dài hơn một ngày nhưng thường không dài hơn một vài tuần hoặc một tháng. Ở một mức độ nào đó, giao dịch swing nằm ở giữa giao dịch trong ngày và giao dịch theo xu hướng.

Các nhà giao dịch swing thường cố gắng tận dụng các sóng biến động giá diễn ra vài ngày hoặc vài tuần để thực hiện giao dịch. Các nhà giao dịch swing có thể sử dụng kết hợp các yếu tố kỹ thuật và cơ bản để hình thành các ý tưởng giao dịch của mình. Đương nhiên, những thay đổi cơ bản có thể mất nhiều thời gian hơn để đưa ra dự đoán, và đây là lúc phân tích cơ bản phát huy tác dụng. Mặc dù vậy, các mẫu biểu đồ và các chỉ báo kỹ thuật cũng có thể đóng một phần quan trọng trong chiến lược giao dịch swing.

Giao dịch swing có thể là chiến lược giao dịch chủ động dễ tiếp cận nhất với những người mới bắt đầu. Một lợi ích đáng kể của giao dịch swing so với giao dịch trong ngày là giao dịch swing diễn ra lâu hơn. Tuy nhiên, chúng cũng đủ ngắn để việc theo dõi giao dịch là không quá khó.

Điều này cho phép các nhà giao dịch có nhiều thời gian hơn để xem xét các quyết định của họ. Trong hầu hết các trường hợp, họ có đủ thời gian để phản ứng với cách giao dịch diễn ra. Với giao dịch swing, các quyết định có thể được đưa ra với ít sự vội vàng và hợp lý hơn. Trái ngược với điều này, giao dịch trong ngày lại thường đòi hỏi việc phải ra các quyết định nhanh và thực hiện nhanh chóng, Vì vậy, chiến lược này không quá thích hợp cho người mới bắt đầu.

Giao dịch theo xu hướng

Đôi khi, giao dịch theo xu hướng còn được gọi là giao dịch theo vị thế. Giao dịch theo xu hướng là một chiến lược bao gồm việc giữ các vị thế trong một khoảng thời gian dài hơn, thường ít nhất vài tháng. Đúng như tên gọi, các nhà giao dịch theo xu hướng cố gắng tận dụng lợi thế từ các xu hướng lớn. Các nhà giao dịch theo xu hướng có thể bước vào một vị thế dài trong một xu hướng tăng và một vị thế ngắn trong một xu hướng giảm.

Các nhà giao dịch theo xu hướng thường sẽ sử dụng phân tích cơ bản khi giao dịch, dù thực tế có thể không phải ai cũng sẽ dùng loại phân tích này. Mặc dù vậy, việc phân tích cơ bản thường mất thời gian, và chính điều này có thể được nhà giao dịch theo xu hướng khai thác và tận dụng.

Một chiến lược giao dịch theo xu hướng giả định rằng tài sản cơ bản sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng của xu hướng. Tuy nhiên, các nhà giao dịch theo xu hướng cũng phải tính đến khả năng xảy ra việc đảo chiều của xu hướng. Do đó, họ cũng có thể kết hợp trung bình động, các đường xu hướng, và các chỉ báo kỹ thuật khác vào trong chiến lược của mình để tăng tỷ lệ thành công và giảm thiểu rủi ro tài chính.

Giao dịch theo xu hướng cũng có thể là một chiến lược hợp lý với những nhà giao dịch mới, đặc biệt nếu họ có kỹ năng  thẩm định chuyên sâu và quản lý rủi ro tốt. 

Lướt sóng

Lướt sóng là một trong những chiến lược giao dịch với mục tiêu thu được lợi nhuận nhanh nhất có thể. Các nhà giao dịch lướt sóng không cố gắng tận dụng những động thái lớn hoặc các xu hướng kéo dài. Chiến lược lướt sóng tập trung vào khai thác các “lỗ hổng” nhỏ, lặp đi lặp lại. Ví dụ như việc thu lợi từ chênh lệch giá mua – giá bán, chênh lệch thanh khoản, hoặc các sự vô hiệu khác trên thị trường. 

Các nhà giao dịch lướt sóng không có ý định giữ vị thế trong một thời gian dài, thậm chí mở và đóng các vị thế trong vài giây là khá phổ biến. Đó là lý do tại sao giao dịch lướt sóng thường liên quan đến Giao dịch tần suất cao (HFT).

Lướt sóng có thể là một chiến lược sinh lợi đặc biệt nếu nhà giao dịch tìm thấy một điểm vô hiệu trên thị trường diễn ra lặp đi lặp lại và có thể khai thác. Mỗi lần nó xảy ra, họ có thể kiếm được những khoản lợi nhuận nhỏ cộng dồn theo thời gian. Chiến lược lướt sóng phù hợp các thị trường có tính thanh khoản cao, trong đó việc vào và thoát các vị thế tương đối dễ dàng và có thể dự đoán được.

Lướt sóng là một chiến lược giao dịch cao cấp không được khuyến nghị sử dụng bởi các nhà giao dịch mới do tính phức tạp của nó. Để thành công, chiến lược này đòi hỏi nhà giao dịch phải có một sự hiểu biết sâu sắc về thị trường. Nhìn chung, chiến lược lướt sóng phù hợp với các nhà giao dịch lớn (cá voi). Vì tỷ lệ phần trăm lợi nhuận t khá nhỏ, nên chiến lược giao dịch này phải tập trung vào các vị thế lớn.


Đang muốn bắt đầu với tiền mã hoá? Mua ngay Bitcoin tại Binance!


Các chiến lược đầu tư thụ động

Đầu tư thụ động là các chiến lược dễ tiếp cận hơn trên thực tế, việc quản lý danh mục đầu tư cũng đòi hỏi ít thời gian và ít sự tập trung hơn. Mặc dù vẫn có sự khác nhau giữa chiến lược giao dịch và chiến lược đầu tư, nhưng sau cùng thì mục đích của hoạt động giao dịch vẫn là việc mua và bán tài sản với hy vọng kiếm được lợi nhuận.

Mua và nắm giữ

“Mua và nắm giữ” là một chiến lược đầu tư thụ động, trong đó các nhà giao dịch mua một tài sản và có ý định giữ nó trong một thời gian dài, bất chấp các biến động của thị trường.

Chiến lược này thường được sử dụng trong các danh mục đầu tư dài hạn. Trong đó, mục tiêu của nhà giao dịch chỉ đơn giản là tham gia thị trường mà không cần quan tâm đến thời gian gia nhập. Ý tưởng đằng sau chiến lược này là với một khung thời gian đủ dài, việc xác định thời điểm vào lệnh hoặc giá vào lệnh sẽ không còn quá quan trọng nữa.

Chiến lược mua và nắm giữ hầu hết luôn dựa trên phân tích cơ bản, người giao dịch thường không quan tâm đến các chỉ báo kỹ thuật. Chiến lược này có thể sẽ không bao gồm hoạt động theo dõi hiệu suất danh mục đầu tư thường xuyên – người giao dịch thỉnh thoảng mới kiểm tra hiệu suất danh mục đầu tư.

Trong khi Bitcoin và các đồng tiền mã hóa mới chỉ xuất hiện được khoảng một một thập kỷ, việc  HODL tiền mã hóa có thể được so sánh với chiến lược mua và nắm giữ. Tuy nhiên, các đồng tiền mã hóa là một dạng tài sản có  rủi ro và biến động cao. Mặc dù chiếc lược mua và nắm giữ Bitcoin phổ biến trong thế giới tiền mã hóa nhưng nó có thể sẽ không phù hợp với các loại đồng tiền mã hóa khác.

Đầu tư theo chỉ số

Thông thường, đầu tư theo chỉ số có nghĩa là mua các quỹ ETF và các chỉ số trong các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, loại sản phẩm này cũng đã có mặt trên thị trường tiền mã hóa, cả trên các sàn giao dịch tiền mã hóa tập trung và trong nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi).

Ý tưởng đằng sau chỉ số tiền điện tử là sử dụng một rổ tiền điện tử và tạo các  token theo dõi hiệu suất kết hợp của chúng. Giỏ này có thể được tạo thành từ các đồng tiền trong một nhóm tương tự nhau. Chẳng hạn như những đồng tiền ẩn danh hoặc các Token tiện ích. Hoặc, nó có thể là một cái gì đó hoàn toàn khác, miễn là nó có nguồn cấp giá đáng tin. Như bạn tưởng tượng, hầu hết các token này chủ yếu dựa vào  nguồn cấp dữ liệu trên blockchain .

Các nhà đầu tư sử dụng các chỉ số tiền mã hóa như thế nào? Ví dụ, họ có thể đầu tư vào một chỉ số đồng mã hóa ẩn danh thay vì một đồng tiền mã hóa ẩn danh cụ thể. Bằng cách này, họ có thể đặt cược vào nhiều đồng tiền mã hóa ẩn danh – thành một nhóm các đồng tiền, và loại bỏ rủi ro từ việc đặt cược vào một đồng tiền duy nhất.

Việc đầu tư theo chỉ số được token hóa có thể sẽ trở nên phổ biến hơn trong những năm tới. Nó cho phép một cách tiếp cận đầu tư theo hướng không can thiệp hơn vào ngành công nghiệp blockchain và các thị trường tiền mã hóa.

Kết luận

Việc đặt ra một chiến lược giao dịch tiền điện tử phù hợp với mục tiêu tài chính và phong cách đầu tư của bạn không phải là một việc dễ dàng. Tuy vậy, chúng ta cũng đã đi qua một số chiến lược giao dịch tiền mã hóa phổ biến nhất. Vì vậy, mong rằng bạn sẽ ý tưởng để tìm ra chiến lược nào phù hợp với mình nhất.

Để xác định rằng chiến lược đầu tư nào là hiệu quả, chiến lược nào không, bạn nên theo dõi và ghi nhận từng chiến lược giao dịch, và không được vi phạm các quy tắc bạn đặt ra từ trước. Một nhật ký hoặc bảng theo dõi giao dịch có thể là một cách tốt để bạn có thể phân tích hiệu suất của từng chiến lược.

Lưu ý rằng, bạn không phải cần làm theo một chiến lược mãi mãi. Với đủ dữ liệu và hồ sơ giao dịch, bạn có thể điều chỉnh các phương pháp của mình. Nói cách khác, càng có nhiều kinh nghiệm giao dịch, bạn càng có thể cập nhật và cải tiến các chiến lược giao dịch của mình.

Việc phân bổ các phần khác nhau trong danh mục đầu tư của bạn cho các chiến lược khác nhau cũng có thể mang lại những lợi ích. Bằng cách này, bạn có thể theo dõi hiệu suất của từng chiến lược trong khi thực hiện việc quản trị rủi ro thích hợp .

Nếu bạn muốn đọc thêm về quản lý danh mục đầu tư, bạn có thể xem thêm bài viết Hướng dẫn: Phân bổ và và đa dạng hóa tài sản.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây