Kiến thức cơ bản về hỗ trợ và kháng cự

0
131

Nội dung

  • Giới thiệu
  • Hỗ trợ và kháng cự là gì?
  • Nhà giao dịch có thể sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự như thế nào?
  • Hỗ trợ và kháng cự tâm lý
  • Hỗ trợ và kháng cự của đường xu hướng
  • Hỗ trợ và kháng cự của đường trung bình động
  • Hỗ trợ và kháng cự của Fibonacci
  • Hợp lưu trong phân tích kỹ thuật là gì?
  • Kết luận

Giới thiệu

Các khái niệm hỗ trợ và kháng cự là một vài trong số những chủ đề cơ bản nhất liên quan đến phân tích kỹ thuật của các thị trường tài chính. Về cơ bản, chúng được áp dụng đối với bất kỳ thị trường nào, cho dù đó là cổ phiếu, ngoại hối, vàng, hay tiền mã hóa.

Mặc dù là những khái niệm đơn giản dễ hiểu, nhưng thực ra khá khó để thành thạo chúng. Việc xác định chúng có thể hoàn toàn mang tính chủ quan. Đồng thời, chúng hoạt động theo các kiểu khác nhau trong điều kiện thị trường khác nhau và bạn phải hiểu tường tận từng trường hợp đó. Nhưng trên hết, bạn sẽ cần nghiên cứu rất nhiều biểu đồ và bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn bắt đầu từ đâu.

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Ở mức độ cơ bản nhất, hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm đơn giản. Giá tìm thấy mức mà nó không thể vượt qua nên được xem như kháng cự. Trong trường hợp hỗ trợ, giá tìm thấy “mức sàn” , trong khi với kháng cự, nó tìm thấy “mức trần”. Về cơ bản, bạn có thể nghĩ hỗ trợ là một vùng của nhu cầu và kháng cự như một vùng nguồn cung.

Mặc dù theo truyền thống, hỗ trợ và kháng cự được minh họa bằng các đường mà trong thế giới thực thường không chính xác.Lưu ý rằng các thị trường không được điều khiển bởi một số định luật vật lý mà sẽ ngăn cản giá thị trường phá vỡ một mức cụ thể. Đây là lý do tại sao có thể có lợi hơn khi nghĩ về hỗ trợ và kháng cự như là các vùng. Bạn có thể xem các vùng này như là các phạm vi trên một biểu đồ giá mà có thể sẽ thúc đẩy các nhà giao dịch tăng cường hoạt động.

Hãy xem xét một ví dụ về một mức hỗ trợ. Lưu ý rằng giá liên tục đi vào một vùng nơi tài sản được mua lên. Một phạm vi hỗ trợ được hình thành khi khu vực được retest nhiều lần. Và vì gấu (người bán) không thể đẩy giá xuống thấp hơn nữa nên cuối cùng thì giá đã bật lên lại – có khả năng làm bắt đầu một xu hướng tăng mới.

Giá liên tục tăng trong một vùng hỗ trợ trước khi phá vỡ.

Giá liên tục tăng trong một vùng hỗ trợ trước khi phá vỡ.

Bây giờ hãy quan sát mức kháng cự. Như chúng ta có thể thấy, giá đã trong một xu hướng giảm. Nhưng sau mỗi lần tăng, giá không thể phá vỡ một khu vực tương tự nhiều lần. Mức kháng cự được hình thành do bò (người mua) không thể giành quyền kiểm soát thị trường và đẩy giá cao hơn, khiến xu hướng giảm tiếp tục.

Giá không thể phá vỡ vùng kháng cự.

Giá không thể phá vỡ vùng kháng cự.

Nhà giao dịch có thể sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự như thế nào?

Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự để xác định các khu vực cần quan tâm trên biểu đồ giá. Đây là các mức rất có khả năng xảy ra một sự đảo chiều hoặc một sự tạm dừng trong xu hướng cơ bản. 

Tâm lý thị trường đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành các mức hỗ trợ và kháng cự. Các nhà giao dịch và nhà đầu tư sẽ ghi nhớ các mức giá mà trước đó trước đó có tỷ lệ quan tâm cao và hoạt động giao dịch tăng lên. Vì nhiều nhà giao dịch có thể đang xem xét cùng một mức nên vùng này mang lại thanh khoản tăng. Điều này thường làm cho các vùng hỗ trợ và kháng cự là lý tưởng cho các nhà giao dịch lớn (hoặc cá voi) đi vào hoặc thoát khỏi các vị thế.

Hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm chủ chốt liên quan đến việc thực hiện quản lý rủi ro phù hợp. Khả năng xác định một cách nhất quán các vùng này có thể đem đến các cơ hội giao dịch có lợi. Thông thường có hai khả năng xảy ra khi giá đạt đến một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự: Giá hoặc bật ra khỏi vùng, hoặc phá vỡ và tiếp tục theo xu hướng – có khả năng đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo.

Việc tham gia một giao dịch gần một mức hỗ trợ hoặc vùng kháng cự có thể là một chiến lược có lợi. Chủ yếu là vì tương đối gần điểm vô hiệu – nơi chúng ta thường đặt lệnh stop-loss. Nếu giá chạm khu vực này và giao dịch vô hiệu, các nhà giao dịch có thể cắt lỗ và thoát với một khoản lỗ nhỏ. Theo nghĩa này, entry càng xa vùng cung hoặc vùng cầu thì điểm vô hiệu càng xa.

Một vấn đề khác cần xem xét là làm thế nào các mức này có thể phản ứng khi bối cảnh thay đổi. Theo một nguyên tắc chung, một vùng hỗ trợ bị phá vỡ có thể biến thành một vùng kháng cự khi bị phá vỡ. Ngược lại, nếu một vùng kháng cự bị phá vỡ, nó có thể biến thành một mức hỗ trợ sau đó khi được retest. Những mô hình này đôi khi được gọi là lật hỗ trợ – kháng cự..

Vùng hỗ trợ bị phá vỡ và biến thành kháng cự khi retest.

Vùng hỗ trợ bị phá vỡ và biến thành kháng cự khi retest.

Mô hình được xác nhận với thực tế là vùng hỗ trợ trước đó giờ đóng vai trò là kháng cự (hoặc ngược lại). Theo lẽ như vậy, retest vùng có thể là một nơi thuận lợi để bước vào một vị thế.

Một điều khác cần xem xét là sức mạnh của một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Thông thường, giá càng giảm và kiểm tra lại vùng hỗ trợ nhiều lần thì càng có khả năng breakdown giảm giá. Tương tự, giá càng tăng và kiểm tra lại vùng kháng cự nhiều lần thì càng có khả năng breakout tăng giá.

Chúng ta đã tìm hiểu cách hỗ trợ và kháng cự diễn biến khi xét đến hành động giá. Nhưng còn những loại hỗ trợ và kháng cự khác ngoài kia thì sao? Chúng ta hãy đi qua một vài trong số chúng.

Hỗ trợ và kháng cự tâm lý

Loại đầu tiên được bàn đến là hỗ trợ và kháng cự tâm lý. Những vùng này không nhất thiết phải tương quan với bất kỳ mô hình kỹ thuật nào mà nó tồn tại bởi vì con người đang cố gắng hiểu ý nghĩa của thế giới.

Có thể bạn không nhận thấy nhưng chúng ta đang sống ở một nơi phức tạp đến mức đáng kinh ngạc. Vì lẽ vậy nên chúng ta vô tình cố gắng đơn giản hóa thế giới xung quanh để có thể hiểu rõ hơn về nó – và điều này bao gồm việc làm tròn các con số lên. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng bạn thèm 0,7648 quả táo chưa? Hoặc hỏi mua 13.678.254 hạt gạo?

Một hiệu ứng tương tự đang diễn ra trong thị trường tài chính. Nó đặc biệt đúng đối với giao dịch tiền mã hóa, bao gồm các đơn vị kỹ thuật số có thể chia dễ dàng. Việc mua một tài sản ở mức giá $8,0674 và bán ở mức giá $9,9765 không được xử lý giống như việc mua ở mức giá $8 và bán ở mức giá $10. Đây là lý do tại sao các con số làm tròn cũng có thể đóng vai trò là hỗ trợ hoặc kháng cự trên một biểu đồ giá.

Chà, nếu chỉ có vậy thì đơn giản! Hiện tượng này đã trở nên nổi tiếng trong những năm qua. Do đó, một số nhà giao dịch có thể cố gắng “frontrun” (chạy trước) trong các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tâm lý rõ ràng. Trong trường hợp này, frontrun có nghĩa là đặt các lệnh ngay phía trên hoặc bên dưới một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự được dự đoán.

Hãy xem ví dụ dưới đây. Khi DXY đạt gần 100, một số nhà giao dịch đặt lệnh bán ngay dưới mức đó để đảm bảo các lệnh đó được thực hiện. Bởi vì rất nhiều nhà giao dịch kỳ vọng động thái đảo chiều ở mức 100 và có nhiều người frontrun nên thị trường không bao giờ đạt đến nó và đảo ngược ngay trước đó.

Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) đảo ngược trước khi đạt 100.

Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) đảo ngược trước khi đạt 100.

Hỗ trợ và kháng cự của đường xu hướng

Nếu bạn đã đọc bài các mô hình cổ điển của chúng tôi, bạn sẽ biết rằng các mô hình cũng sẽ đóng vai trò là các rào cản đối với giá. Trong ví dụ dưới đây, một tam giác hướng lên chứa giá cho đến khi mô hình bị phá vỡ tăng.

Các đường xu hướng đóng vai trò là hỗ trợ và kháng cự cho S&P 500.

Các đường xu hướng đóng vai trò là hỗ trợ và kháng cự cho S&P 500.

Bạn có thể sử dụng các mô hình này để tạo lợi thế cho mình và xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự trùng với đường xu hướng. Chúng đặc biệt hữu ích nếu được phát hiện sớm, trước khi mô hình phát triển đầy đủ.

Hỗ trợ và kháng cự của đường trung bình động

Nhiều chỉ báo cũng có thể cung cấp hỗ trợ hoặc kháng cự khi chúng tương tác với giá. 

Một trong những ví dụ đơn giản nhất về điều này là đường trung bình động. Vì một đường trung bình động đóng vai trò hỗ trợ hoặc kháng cự của giá nên nhiều nhà giao dịch sử dụng nó như một thước đo tình trạng tổng thể của thị trường. Đường trung bình động cũng có thể hữu ích để cố gắng phát hiện các điểm đảo ngược xu hướng hoặc điểm xoay.

Đường trung bình động 200 tuần đóng vai trò hỗ trợ cho giá Bitcoin.

Đường trung bình động 200 tuần đóng vai trò hỗ trợ cho giá Bitcoin.


Đang muốn bắt đầu với tiền điện tử? Mua ngay Bitcoin tại Binance!


Hỗ trợ và kháng cự của Fibonacci

Các mức do công cụ thoái lui Fibonacci phác thảo cũng có thể đóng vai trò là hỗ trợ và kháng cự.

Trong ví dụ dưới đây, mức Fibonacci 61,8% đóng vai trò hỗ trợ nhiều lần, trong khi mức 23,6% đóng vai trò là kháng cự.

Các mức Fibonacci đóng vai trò cả hỗ trợ và kháng cự đối với giá của Bitcoin.

Các mức Fibonacci đóng vai trò cả hỗ trợ và kháng cự đối với giá của Bitcoin.

Hợp lưu trong phân tích kỹ thuật là gì?

Cho đến lúc này, bài viết đã thảo luận về khái niệm hỗ trợ và kháng cự cũng như một số loại điển hình. Nhưng làm sao để xây dựng chiến lược giao dịch tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất?

Một điều quan trọng cần phải hiểu là khái niệm hợp lưu. Hợp lưu là sự kết hợp nhiều chiến lược được sử dụng cùng nhau để tạo ra một chiến lược tổng thể. Các mức hỗ trợ và kháng cự có xu hướng mạnh nhất thuộc nhiều loại như đã phân tích ở trên.

Hãy xem xét điều này thông qua 2 ví dụ. Bạn nghĩ vùng hỗ trợ tiềm năng nào có cơ hội đóng vai trò hỗ trợ cao hơn?

Hỗ trợ 1 trùng với:

  • Vùng kháng cự trước
  • Đường trung bình động quan trọng
  • Mức Fibonacci 61,8%
  • Giá tròn số

Hỗ trợ 2 trùng với:

  • Vùng kháng cự trước
  • Giá tròn số

Nếu bạn chú ý, bạn sẽ đoán chính xác Hỗ trợ 1 có cơ hội giữ giá cao hơn. Trong khi điều này có khả năng đúng thì giá cũng có thể bỏ qua nó. Vấn đề ở đây là xác suất đóng vai trò hỗ trợ cao hơn so với Hỗ trợ 2. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo khi giao dịch. Mặc dù các mô hình giao dịch có thể hữu ích nhưng hiệu suất trong quá khứ không hàm ý hiệu suất trong tương lai, vì vậy bạn nên chuẩn bị cho tất cả các kết quả có thể xảy ra.

Trong lịch sử, các thiết lập được xác nhận bởi nhiều chiến lược và các chỉ số có xu hướng cung cấp cơ hội tốt nhất. Một số nhà giao dịch hợp lưu thành công có thể rất kén chọn về những thiết lập họ tham gia – và thường chờ đợi rất lâu. Tuy nhiên, khi tham gia giao dịch, các thiết lập của họ có xu hướng hoạt động với xác suất cao.

Mặc dù vậy, quản lý rủi ro và bảo vệ vốn trước những biến động giá bất lợi. Ngay cả các thiết lập tìm kiếm mạnh nhất với điểm entry tốt nhất cũng có cơ hội đi theo con đường khác. Điều quan trọng là phải xem xét khả năng của nhiều kịch bản để không rơi vào các điểm phá vỡ hoặc các bẫy bò/gấu.

Kết luận

Bất kể bạn giao dịch trong ngày hay giao dịch swing, hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm cơ bản cần phải hiểu khi phân tích kỹ thuật. Hỗ trợ hoạt động như một mức sàn cho giá, trong khi kháng cự hoạt động như mức trần.

Có nhiều hình thức hỗ trợ và kháng cự khác nhau; trong đó một số dựa trên sự tương tác của giá cả với các chỉ báo kỹ thuật. Các vùng hỗ trợ và kháng cự đáng tin cậy nhất có xu hướng là những vùng được nhiều chiến lược xác nhận.

Nếu bạn muốn đọc thêm về phân tích biểu đồ, hãy xem 12 Mẫu nến phổ biến được sử dụng trong Phân tích kỹ thuật.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây