Nội dung
- Giới thiệu
- Mining pool là gì?
- Mining pool làm việc như thế nào?
- Mining pool Pay-Per-Share (PPS)
- Mining pool Pay-Per-Last-N-Shares (PPLNS)
- Các Mining pool có phải mối đe dọa cho tính phi tập trung?
- Kết luận
Giới thiệu
Đào là quá trình không thể thiếu nhằm đảm bảo bảo mật cho các blockchain Proof of Work. Bằng việc tính toán các hash cùng với các thuộc tính nhất định, những người tham gia có thể bảo mật cho các mạng tiền điện tử mà không cần một cơ quan trung ương.
Khi Bitcoin lần đầu tiên ra mắt vào năm 2009, bất kỳ ai có một PC thông thường đều có thể cạnh tranh với các thợ đào khác để đoán ra hash hợp lệ cho khối tiếp theo. Đó là vì độ khó khai thác thấp, và không có nhiều tỉ lệ hash trên mạng. Vì vậy, bạn không cần phần cứng chuyên dụng để thêm các khối mới vào blockchain.
Các máy tính có thể tính toán nhiều hash nhất trong một giây sẽ tìm thấy nhiều khối hơn. Điều này gây ra một sự thay đổi lớn trong hệ sinh thái. Các thợ đào tham gia vào một cuộc chạy đua phần cứng để giành lợi thế cạnh tranh.
Sau khi đi qua các loại phần cứng khác nhau (CPU, GPU, FPGA), các thợ đào Bitcoin đã ổn định với ASIC – Application-Specific Integrated Circuits (Mạch tích hợp chuyên dụng). Các thiết bị khai thác này sẽ không cho phép bạn duyệt Binance Academy hoặc tweet những bức ảnh meme.
Đúng như tên gọi, ASIC được xây dựng để thực hiện một nhiệm vụ duy nhất: tính toán hash. Vì được thiết kế đặc biệt cho mục đích này, nên chúng vận hành cực kỳ tốt. Thực tế, việc sử dụng các loại phần cứng khác để đào bitcoin đã dần nên ít phổ biến.
Mining pool là gì?
Phần cứng tốt chỉ giúp bạn đến mức nào đó. Bạn có thể đang chạy một số ASIC mạnh, nhưng bạn vẫn chỉ là một giọt nước trong đại dương khai thác Bitcoin. Cơ hội thực sự đào được một khối là khá mong manh, mặc dù bạn đã chi rất nhiều tiền cho phần cứng và điện năng cần thiết để chạy nó.
Bạn không được đảm bảo khi nào sẽ được trả tiền với một phần thưởng khối, hoặc ngay cả nếu bạn được trả tiền. Nếu doanh thu ổn định là những gì bạn đang theo đuổi, bạn sẽ cần thật nhiều may mắn khi tham gia Mining pool.
Giả sử bạn và 9 người tham gia khác sở hữu mỗi người 0,1% sức mạnh hash của mạng. Điều đó có nghĩa là, trung bình, bạn sẽ tìm thấy một khối trong mỗi nghìn khối. Với ước tính 144 khối được đào một ngày, bạn có khả năng sẽ tìm thấy một khối một tuần. Tùy thuộc vào dòng tiền và đầu tư của bạn vào phần cứng và điện năng, cách “đào đơn lẻ” này có thể là một chiến lược khả thi.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu doanh thu này không đủ để mang lại lợi nhuận? Bạn có thể hiệp lực cùng với chín người khác mà chúng tôi đã đề cập. Nếu tất cả cùng kết hợp sức mạnh hash, bạn sẽ có 1% tỉ lệ hash của mạng. Điều này có nghĩa là trung bình bạn sẽ tìm thấy một trong mỗi trăm khối, thu về một đến hai khối mỗi ngày. Sau đó, bạn có thể chia phần thưởng và chia sẻ cho tất cả những thợ đào khác cùng hiệp lực.
Tóm lại, chúng ta vừa mô tả một Mining pool. Ngày nay, mô hình này được sử dụng rộng rãi vì nó đảm bảo nguồn doanh thu ổn định hơn cho các thành viên.
Mining pool làm việc như thế nào?
Thông thường, một Mining pool đặt một điều phối viên phụ trách việc tổ chức các thợ đào. Họ sẽ đảm bảo các thợ đào đang sử dụng các giá trị nonce khác nhau để họ không lãng phí sức mạnh hash khi cố gắng tạo các khối giống nhau. Những điều phối viên này cũng sẽ chịu trách nhiệm chia và trả phần thưởng cho những người tham gia. Có một số phương pháp khác nhau được sử dụng để tính toán công việc được thực hiện bởi mỗi thợ đào và để thưởng cho họ một cách phù hợp.
Mining pool Pay-Per-Share (PPS)
Một trong những phương thức thanh toán phổ biến hơn là Pay-Per-Share (PPS – trả theo cổ phần). Trong hệ thống này, bạn sẽ nhận được một khoản tiền cố định cho mỗi “cổ phần” mà bạn đã gửi.
Một cổ phần là một hash được sử dụng để theo dõi công việc của mỗi thợ đào. Số tiền thanh toán cho mỗi cổ phần chỉ trên danh nghĩa, nhưng cộng dồn theo thời gian. Lưu ý rằng một cổ phần không phải là hash hợp lệ trong mạng. Nó chỉ đơn giản là khớp với các điều kiện được đặt ra bởi Mining pool.
Trong PPS, bạn được thưởng cho dù mỏ đào của bạn có giải được một khối hay không. Người điều hành mỏ đào chấp nhận rủi ro, vì vậy họ có thể sẽ tính phí một khoản đáng kể – trả trước từ những người dùng hoặc từ phần thưởng khối.
Mining pool Pay-Per-Last-N-Shares (PPLNS)
Một phương thức phổ biến khác là Pay-Per-Last-N-Shares (PPLNS – trả theo cổ phần cuối). Không giống như PPS, PPLNS chỉ thưởng cho các thợ đào khi Mining pool thành công một khối. Khi mỏ đào tìm thấy một khối, nó sẽ kiểm tra số lượng N cổ phiếu được gửi (N thay đổi tùy theo nhóm). Thanh toán trả cho bạn được tính bằng cách chia số cổ phần mà bạn đã gửi cho N, sau đó nhân kết quả với phần thưởng khối (trừ đi phần trả cho người điều hành mining pool).
Hãy lấy một ví dụ: Nếu phần thưởng khối hiện tại là 12,5 BTC (giả sử không có phí giao dịch) và phí của người điều hành là 20%, phần thưởng khả dụng trả cho các thợ đào là 10 BTC. Nếu N là 1.000.000 và bạn đã cung cấp 50.000 cổ phần, bạn sẽ nhận được 5% phần thưởng khả dụng (hoặc 0,5 BTC).
Bạn có thể tìm thấy một số biến thể khác của hai phương thức này, nhưng chúng là những phương thức phổ biến nhất. Ngoài bitcoin, hầu hết các đồng tiền điện tử phổ biến sử dụng PoW khác cũng có các Mining pool, chẳng hạn như zcash, monero, grin và ravencoin.
Looking to get started with cryptocurrency? Buy Bitcoin on Binance!
Các Mining pool có phải mối đe dọa cho tính phi tập trung?
Hồi chuông cảnh báo có thể vang lên trong đầu bạn khi đọc bài viết này. Không phải toàn bộ lý do khiến bitcoin trở nên mạnh mẽ như vậy là vì không có thực thể nào kiểm soát blockchain hay sao? Điều gì xảy ra nếu ai đó có được phần lớn sức mạnh hash?
Đây là những câu hỏi rất có lý. Nếu một thực thể có thể có được 51% sức mạnh hash của mạng, họ có thể tiến hành một cuộc tấn công 51%. Điều đó sẽ cho phép họ kiểm duyệt các giao dịch và đảo ngược các giao dịch cũ. Một cuộc tấn công như vậy có thể gây ra thiệt hại lớn cho hệ sinh thái tiền điện tử.
Các Mining pool có làm tăng nguy cơ tấn công 51% không? Câu trả lời là: có thể, nhưng nó không có khả năng xảy ra.
Phân tích tỷ lệ hash 24 giờ của các Mining pool vào ngày 16/04/2020. Nguồn: coindance.com
Về lý thuyết, bốn mỏ đào hàng đầu có thể thông đồng để chiếm quyền điều khiển mạng. Mặc dù vậy, điều đó sẽ không có nhiều ý nghĩa. Ngay cả khi họ đã xoay sở để thực hiện một cuộc tấn công, giá Bitcoin có thể sẽ giảm mạnh vì hành động của họ sẽ làm suy yếu hệ thống. Kết quả là, bất kỳ coin nào họ đã mua sẽ mất giá trị.
Hơn nữa, các Mining pool không nhất thiết sở hữu thiết bị đào. Các thực thể kết nối máy của họ với máy chủ của người điều phối, nhưng họ có thể tự do di chuyển đến các mỏ đào khác. Việc giữ cho hệ sinh thái được phi tập trung đảm bảo lợi ích tốt nhất cho cả những người tham gia và các nhà quản lý Mining pool. Rốt cuộc, họ chỉ kiếm được tiền nếu khai thác vẫn có lãi.
Đã có một vài trường hợp khi mà các Mining pool phát triển đến một mức có thể bị coi là đáng lo ngại. Nhìn chung, mỏ đào (và các thợ đào của nó) thực hiện các bước để giảm tỷ lệ băm.
Kết luận
Bức tranh khai thác tiền điện tử đã vĩnh viễn thay đổi với sự ra đời của Mining pool đầu tiên. Chúng có thể mang lại lợi ích cao cho những thợ đào muốn nhận được khoản thanh toán ổn định hơn. Với nhiều phương án khác nhau khả dụng, họ buộc phải tìm một phương án phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Trong một thế giới lý tưởng, đào Bitcoin sẽ phi tập trung hơn nhiều. Tuy nhiên, hiện tại, chúng ta có thể gọi nó là “đủ phi tập trung”. Trong mọi trường hợp, không ai được hưởng lợi nếu có bất kỳ Mining pool đơn lẻ nào có được phần lớn tỷ lệ hash trong thời gian dài. Những người tham gia sẽ ngăn điều đó xảy ra – sau cùng thì Bitcoin không được điều hành bởi những thợ đào, mà là những người dùng.