Chỉ báo Bollinger Bands

0
164

Dải Bollinger (Bollinger Bands) là gì? 

Chỉ báo Bollinger Bands (BB) được phát minh vào đầu những năm 1980 bởi John Bollinger – một nhà giao dịch và phân tích tài chính. Chỉ báo này về cơ bản là một bộ đo mức dao động thể hiện sự biến động của thị trường, chỉ ra thị trường đang nằm ở điều kiện quá mua hay quá bán. Công cụ này được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật.

Ý nghía chính của chỉ báo này là thể hiện độ phân tán của giá xung quanh một giá trị trung bình một cách rõ ràng. Cụ thể, nó bao gồm một dải trên, một dải dưới và một đường trung bình động giữa (gọi tắt là dải giữa). 2 dải bên ngoài là biểu hiện phản ứng lại sự biến động giá cả của thị trường, mở rộng khi giá biến động nhiều (phân kỳ từ dải giữa) và thu hẹp khi thị trường ít biến động (hội tụ về dải giữa). 

Công thức chuẩn của Bollinger Bands đặt dải giữa làm một đường trung bình động (SMA) chu kì 20 ngày, dải trên và dưới được tính toán dựa theo độ biến động tương đối với đường SMA (được coi là độ lệch chuẩn). Chỉ báo Bollinger Bands thông thường được đặt như sau:

  • Dải giữa: Đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA)
  • Dải trên: SMA 20 ngày + (Độ lệch chuẩn 20 ngày x2)
  • Dải dưới: SMA 20 ngày – (Độ lệch chuẩn 20 ngày x2)

Cấu trúc của chỉ báo BB lấy lịch sử trong chu kỳ 20 ngày, đặt dải trên và dải dưới cách dải giữa một khoảng bằng 2 lần độ lệch chuẩn. Điều này nhằm đảm bảo rằng ít nhất 85% dữ liệu giá sẽ dao động trong khoảng 2 dải đó, tuy nhiên các thiết lập có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu của các chiến lược giao dịch khác nhau. 

Sử dụng Bollinger Bands trong giao dịch như thế nào?

Bollinger Bands không chỉ được sử dụng rộng rãi trong các thị trường tài chính truyền thống mà còn có thể áp dụng cả trong giao dịch tiền mã hóa. Về bản chất, có rất nhiều cách khác nhau để sử dụng và diễn giải chỉ báo BB, tuy nhiên nên tránh việc sử dụng Bollinger Bands làm một công cụ duy nhất và không nên xem nó là chỉ báo cố định cho các cơ hội mua/bán. Thay vào đó cần kết hợp BB với các chỉ báo kỹ thuật khác. 

Theo tư duy này, hãy lấy một ví dụ về việc sử dụng chỉ báo BB trong diễn giải dữ liệu sẽ như thế nào.

Khi giá thị trường vượt quá đường trung bình động, vượt quá cả dải trên của BB, có thể cho rằng thị trường đã vượt ngưỡng (điều kiện quá mua) và dự báo này là khá an toàn. Ngoài ra, nếu giá thị trường chạm đến dải trên nhiều lần, khi đó nó có thể đã chạm đến một mức kháng cự khá mạnh. 

Ngược lại, khi giá một tài sản trên thị trường giảm sâu đến khi chạm, hoặc vượt ra khỏi dải dưới nhiều lần, rất có thể khi đó thị trường đã chạm ngưỡng quá bán hoặc gặp phải một mức hỗ trợ mạnh.

Từ đó, nhà giao dịch có thể sử dụng BB (kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác) để đặt ra các mục tiêu mua và bán của mình. Diễn giải một cách đơn giản hơn cho các trường hợp trên là khi đó thị trường thể hiện các điều kiện quá mua hoặc quá bán.

Ngoài ra, kiểm tra xem Bollinger Bands mở rộng hay bó hẹp cũng rất hữu dụng trong việc phán đoán các điểm biến động cao hay thấp. Các dải này sẽ phân kỳ khỏi dải giữa trong trường hợp giá biến động lớn (mở rộng) hoặc hội tụ dần khi biên độ giá thấp hơn (bó hẹp). 

Do đó, BB phù hợp hơn với các giao dịch ngắn hạn, với vai trò một công cụ phân tích độ biến động của thị trường và phán đoán đường đi sắp tới của giá. Một số nhà giao dịch cho rằng khi các dải mở rộng quá mức, xu hướng hiện tại của thị trường có thể đi đến giai đoạn kết thúc chu kỳ hoặc đảo chiều. Ngược lại, khi các dải quá bó, phán đoán chung thường là thị trường sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ.

Khi thị trường bước vào giai đoạn sideways, dải BB có xu hướng thu hẹp dần về phí đường trung bình động giữa. Thông thường (không phải luôn luôn), độ biến động và độ lệch thấp thường đi trước các chu kì bùng nổ lớn, có xu hướng xảy ra ngay khi có sự biến động trở lại. 

When the market price is moving sideways, the BB tends to narrow towards the simple moving average line in the middle. Usually (but not always), low volatility and tight deviation levels precede large and explosive movements, which tend to occur as soon as the volatility picks back up.

Bollinger Bands vs Keltner Channels 

Không giống như Bollinger Bands dựa trên đường SMA và các độ lệch chuẩn, phiên bản hiện đại của chỉ báo Keltner Channels (KC) sử dụng công cụ Khoảng Dao động Trung bình Thực tế (Average True Range – ATR) để thiết lập nên độ rộng của kênh xung quanh đường trung bình động hàm mũ chu kỳ 20 ngày (EMA 20). Do đó, công thức của Keltner Channel có dạng như sau:

  • Middle line: 20-day exponential moving average (EMA)
  • Dải giữa: Đường trung bình động hàm mũ (EMA) chu kỳ 20 ngày. 
  • Dải trên: EMA chu kỳ 20 ngày + (ATR 10 ngày x2)
  • Dải dưới: EMA chu kỳ 20 ngày – (ATR 10 ngày x2)

Về cơ bản, Chỉ báo KC có xu hướng bó hẹp nhiều hơn so với các dải Bollinger. Do đó, công cụ này có vẻ phù hợp hơn để phán đoán các điểm đảo chiều xu hướng, xác định điều kiện quá mua/quá bán của thị trường một cách rõ ràng hơn là sử dụng chỉ báo BB. Ngoài ra, chỉ báo KC cũng thường cho thấy các tín hiệu quá mua/quá bán sớm hơn so với BB.

Tuy nhiên, chỉ báo BB có xu hướng diễn giải độ biến động của thị trường tốt hơn vì chuyển độ mở rộng hay thu hẹp của BB thường rộng và rõ ràng hơn so với chỉ báo KC. Hơn nữa, việc sử dụng độ lệch chuẩn sẽ làm tăng độ chính xác của các tín hiệu mà BB thể hiện, độ rộng lớn hơn nên khá khó để giá vượt ngưỡng được.

So với chi báo KC, BB có vể phổ thông hơn. Tuy nhiên cả 2 chỉ báo này đều có những điểm tốt – đặc biệt đối với thiết lập các giao dịch ngắn – hoặc cũng có thể được sử dụng kết hợp với nhau nhằm đưa ra các tín hiệu đáng tin cậy hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây