Hợp Đồng Tương Lai Vĩnh Cửu Là Gì?

0
130

Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua hoặc bán một loại hàng hóa, tiền tệ hoặc một công cụ khác ở một mức giá được xác định trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Khác với thị trường giao ngay truyền thống, các giao dịch trong thị trường tương lai không được ‘quyết toán’ ngay lập tức. Thay vào đó, hai bên đối tác sẽ giao dịch một hợp đồng, hợp đồng này xác định ngày quyết toán trong tương lai. Ngoài ra, thị trường tương lai không cho phép người giao dịch mua hoặc bán trực tiếp tài sản kỹ thuật số hoặc hàng hóa. Thay vào đó, họ chỉ có thể giao dịch đại diện dưới dạng hợp đồng của các hoạt động mua và bán đó, và việc giao dịch tài sản (hoặc tiền mặt) thực tế sẽ xảy ra trong tương lai – vào ngày hợp đồng được thực hiện.

Hãy lấy một ví dụ đơn giản về hợp đồng tương lai của một mặt hàng vật chất như lúa mì hoặc vàng. Ở một số thị trường tương lai truyền thống, các hợp đồng này được đánh dấu để giao hàng, nghĩa là có một sự giao nhận hàng hóa trên thực tế. Do đó, vàng hoặc lúa mì phải được lưu trữ và vận chuyển, điều này tạo ra chi phí bổ sung (được gọi là chi phí vận chuyển). Tuy nhiên, nhiều thị trường tương lai hiện nay cho phép quyết toán bằng tiền mặt, nghĩa là hợp đồng được quyết toán bằng giá trị tiền mặt tương đương (không có sự trao đổi hàng hóa trên thực tế).

Ngoài ra, giá vàng hoặc lúa mì trong thị trường tương lai có thể thay đổi phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng cho đến ngày quyết toán. Thời hạn hợp đồng càng dài, chi phí vận chuyển càng cao thì sự không chắc chắn về giá trong tương lai càng lớn và khoảng cách giá tiềm năng giữa thị trường giao ngay và thị trường tương lai càng lớn.

Tại sao người dùng giao dịch hợp đồng tương lai?

  • Bảo hiểm và quản lý rủi ro: đây là lý do chính các hợp đồng tương lai được tạo ra.
  • Giảm tổn thất: các nhà giao dịch có thể đặt cược vào lợi nhuận mà một tài sản có thể mang lại kể cả nếu họ không nắm giữ tài sản đó.
  • Đòn bẩy: các nhà giao dịch có thể tham gia vào các vị thế lớn hơn số dư tài khoản của họ. 

Hợp đồng tương lai vĩnh cửu là gì?

Hợp đồng vĩnh cửu là một loại hợp đồng tương lai đặc biệt, nhưng khác với hợp đồng tương lai truyền thống, nó không có ngày đáo hạn. Vì vậy, người ta có thể giữ một vị thế bao lâu tùy thích. Ngoài ra, việc giao dịch hợp đồng vĩnh cửu được dựa trên một Giá Chỉ mục cơ bản. Giá Chỉ mục bao gồm giá trung bình của một tài sản được tính dựa trên các thị trường giao ngay chính  và khối lượng giao dịch tương đối của chúng.

Do đó, khác với các hợp đồng tương lai thông thường, hợp đồng vĩnh cửu thường được giao dịch ở mức giá tương đương hoặc gần giống với thị trường giao ngay. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng tương lai truyền thống và hợp đồng vĩnh cửu là ở chỗ hợp đồng tương lai truyền thống có một ‘ngày quyết toán’ cụ thể.

Ký quỹ ban đầu là gì?

Ký quỹ ban đầu là giá trị tối thiểu bạn phải trả để mở vị thế có đòn bẩy. Ví dụ, bạn có thể mua 1000 BNB với ký quỹ ban đầu là 100 BNB (với mức đòn bẩy gấp 10 lần). Vì vậy, mức ký quỹ ban đầu của bạn sẽ là 10% trên tổng giá trị đơn hàng. Ký quỹ ban đầu là khoản tiền để hỗ trợ cho vị trí đòn bẩy của bạn, đóng vai trò là tài sản thế chấp.

Ký quỹ duy trì là gì?

Ký quỹ duy trì là số lượng tài sản thế chấp tối thiểu bạn phải giữ để duy trì trạng thái mở của các vị thế giao dịch. Nếu số dư ký quỹ của bạn giảm xuống dưới mức này, bạn sẽ nhận được một cuộc gọi ký quỹ (yêu cầu bạn thêm tiền vào tài khoản của mình) hoặc tài khoản của bạn sẽ được thanh lý. Hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hóa sẽ chọn phương án thứ hai.

Nói cách khác, ký quỹ ban đầu là giá trị mà bạn cam kết khi mở một vị thế và ký quỹ duy trì là số dư tối thiểu bạn cần duy trì để giữ các vị thế ở trạng thái mở. Ký quỹ duy trì là một giá trị biến động, nó thay đổi theo giá thị trường và số dư tài khoản của bạn (tài sản thế chấp).

Thanh lý là gì?

Nếu giá trị của tài sản thế chấp của bạn giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì, tài khoản tương lai của bạn có thể bị thanh lý. Trên Binance, việc thanh lý xảy ra theo những cách khác nhau theo mức độ rủi ro và mức đòn bẩy của mỗi người dùng (dựa trên tài sản thế chấp và tổn thất ròng của họ). Tổng vị thế càng lớn yêu cầu mức ký quỹ càng cao.

Cơ chế thanh lý thay đổi tùy thuộc vào thị trường và sàn giao dịch, nhưng Binance tính phí danh nghĩa 0,5% cho các giao dịch thanh lý Cấp 1 (tổn thất ròng dưới 500.000 USDT). Nếu tài khoản còn dư tiền sau khi thanh lý, phần còn lại sẽ được trả lại cho người dùng. Nếu tài khoản bị âm tiền, người dùng bị tuyên bố phá sản.

Lưu ý rằng khi tài khoản của bạn được thanh lý, bạn sẽ phải trả thêm phí. Để tránh điều đó, bạn có thể đóng các vị thế của mình trước khi đạt được giá thanh lý hoặc thêm tiền vào số dư tài sản thế chấp của bạn – để giá thanh lý cách biệt so với giá thị trường hiện tại.

Tỉ lệ tài trợ là gì?

Tài trợ bao gồm các khoản thanh toán thường xuyên giữa người mua và người bán tính theo tỷ lệ tài trợ hiện tại. Khi tỷ lệ tài trợ cao hơn 0 (dương), các nhà giao dịch trường vị (người mua hợp đồng) phải trả tiền cho nhà giao dịch đoản vị (người bán hợp đồng). Ngược lại, tỷ lệ tài trợ âm cực có nghĩa là các vị thế đoản vị (người bán) phải trả tiền cho vị thế trường vị (người mua).

Tỷ lệ tài trợ dựa trên hai yếu tố: lãi suất và phí bảo hiểm. Trên thị trường tương lai Binance, lãi suất được cố định ở mức 0,03% và phí bảo hiểm thay đổi tùy theo chênh lệch giá giữa thị trường tương lai và thị trường giao ngay. Binance không thu phí từ các giao dịch chuyển tỉ lệ tài trợ vì chúng xảy ra trực tiếp giữa những người dùng.

Vì vậy, khi một hợp đồng tương lai vĩnh cửu được giao dịch trên phí bảo hiểm (cao hơn so với thị trường giao ngay), người mua phải trả tiền cho người bán do tỷ lệ tài trợ dương. Một tình huống như vậy dự kiến sẽ làm giảm giá, vì người mua đóng vị thế của mình và những người bán mới xuất hiện.

Giá tham chiếu (Mark Price) là gì?

Giá tham chiếu là ước tính giá trị thực của hợp đồng (giá hợp lý) so với giá giao dịch thực tế của nó (giá cuối cùng). Việc tính toán giá tham chiếu ngăn không cho xảy ra những giao dịch thanh lý không công bằng khi thị trường biến động nhiều.

Vì vậy, trong khi Giá Chỉ mục liên quan đến giá của thị trường giao ngay, giá tham chiếu thể hiện giá trị hợp lý của một hợp đồng tương lai vĩnh cửu. Trên Binance, giá tham chiếu được dựa trên Giá Chỉ mục và tỷ lệ tài trợ, và đó cũng là một phần thiết yếu để tính toán “PnL chưa thực hiện”.

PnL là gì?

PnL là viết tắt của lãi và lỗ, và nó có thể đã thực hiện hoặc chưa thực hiện. Khi bạn có các vị thế mở trên thị trường tương lai vĩnh cửu, PnL của bạn chưa thực hiện, nghĩa là nó vẫn thay đổi để đáp ứng với các động thái của thị trường. Khi bạn đóng các vị thế của mình, PnL chưa thực hiện sẽ trở thành PnL đã thực hiện (một phần hoặc toàn bộ).

Bởi vì PnL đã thực hiện chính là mức lợi nhuận hoặc thua lỗ do các vị thế đã đóng đem lại, nó không liên quan trực tiếp đến giá tham chiếu, mà chỉ liên quan đến giá thực hiện của các đơn đặt hàng. Mặc khác, PnL chưa thực hiện liên tục thay đổi và là động lực chính cho thanh lý. Do đó, giá tham chiếu được sử dụng để đảm bảo rằng các tính toán PnL chưa thực hiện là chính xác và hợp lý.

Quỹ Bảo hiểm là gì?

Nói một cách đơn giản, Quỹ Bảo hiểm giúp bảo đảm rằng số dư của các nhà giao dịch bị thua lỗ không xuống dưới 0, đồng thời đảm bảo rằng các nhà giao dịch thành công thu được lợi nhuận của họ.

Để minh họa, hãy giả sử rằng Alice có 2.000 đô la trong tài khoản tương lai của mình trên Binance, tài khoản này được sử dụng để mở một vị trí trường vị (người mua) BNB với mức đòn bẩy 10 lần, với giá 20 đô la mỗi BNB. Lưu ý rằng Alice đang mua hợp đồng từ một nhà giao dịch khác chứ không phải từ Binance. Vì vậy, đối tác trong giao dịch với Alice là Bob, với vị thế đoản vị (người bán) có quy mô tương đương.

Vì đòn bẩy gấp 10 lần, Alice hiện giữ một vị thế 1.000 BNB (trị giá 20.000 đô la), với tài sản thế chấp 2.000 đô la. Tuy nhiên, nếu giá BNB giảm từ 20 đô la xuống còn18 đô la, vị thế của Alice sẽ tự động đóng. Điều này có nghĩa là tài sản của cô sẽ bị thanh lý và cô ấy sẽ mất hết tài sản thế chấp 2.000 USD của mình.

Nếu vì bất kỳ lý do gì, hệ thống không thể đóng các vị thế của cô ấy đúng hạn và giá thị trường giảm nhiều hơn, Quỹ Bảo hiểm sẽ được kích hoạt để bù đắp những tổn thất đó cho đến khi vị thế này được đóng lại. Điều này không tạo nên sự khác biệt gì với Alice, vì tài sản của cô đã bị thanh lý và số dư của cô bằng không, nhưng điều đó đảm bảo rằng Bob sẽ nhận được khoản lợi nhuận của mình. Nếu không có Quỹ Bảo hiểm, số dư của Alice sẽ không chỉ giảm từ 2.000 đô la xuống 0 mà còn có thể xuống mức âm.

Tuy nhiên, trên thực tế, vị thế trường vị (người mua) của Alice sẽ bị đóng trước đó vì ký quỹ duy trì của cô ấy sẽ thấp hơn mức tối thiểu cần thiết. Phí thanh lý được chuyển trực tiếp vào Quỹ bảo hiểm và mọi khoản tiền còn lại sẽ được trả lại cho người dùng.

Vì vậy, Quỹ bảo hiểm là một cơ chế được thiết kế để sử dụng tài sản thế chấp lấy từ các tài khoản được thanh lý để bù lỗ cho các tài khoản bị phá sản. Trong điều kiện thị trường bình thường, Quỹ bảo hiểm dự kiến sẽ tăng trưởng liên tục khi các tài khoản được thanh lý.

Tóm lại, Quỹ Bảo hiểm sẽ lớn hơn khi người dùng được thanh lý trước khi vị thế của họ đạt đến giá trị hòa vốn hoặc âm. Nhưng trong những trường hợp cực đoan hơn, hệ thống không thể đóng được tất cả các vị trí và Quỹ Bảo hiểm sẽ được sử dụng để trang trải các khoản lỗ tiềm năng. Mặc dù điều này hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra trong thời kỳ biến động cao hoặc thanh khoản thị trường thấp.

Tự động hủy đòn bẩy là gì?

Tự động hủy đòn bẩy là một phương thức thanh lý đối tác chỉ diễn ra nếu Quỹ bảo hiểm ngừng hoạt động (trong các tình huống cụ thể). Mặc dù điều này khó có thể xảy ra, nhưng một sự kiện như vậy sẽ yêu cầu các nhà giao dịch thành công đóng góp một phần lợi nhuận của họ để bù đắp tổn thất của các nhà giao dịch thua lỗ. Thật không may, do sự biến động của thị trường tiền mã hóa và mức đòn bẩy cao được cung cấp cho khách hàng, khả năng này đôi khi vẫn có thể xảy ra.

Nói cách khác, thanh lý đối tác là bước cuối cùng được thực hiện khi Quỹ Bảo hiểm không thể chi trả cho tất cả các vị thế phá sản. Thông thường, các vị thế có lợi nhuận (và đòn bẩy) cao nhất là những vị thế đóng góp nhiều hơn. Binance sử dụng một chỉ báo để cho người dùng biết vị trí của mình trong hàng chờ đợi tự động hủy đòn bẩy.

Trên thị trường tương lai Binance, hệ thống thực hiện mọi bước có thể để tránh tự động hủy đòn bẩy và có một số tính năng để giảm thiểu tác động của nó. Nếu điều này xảy ra, thanh lý đối tác được thực hiện mà không có bất kỳ khoản phí thị trường nào, và những nhà giao dịch bị ảnh hưởng sẽ ngay lập tức nhận được một thông báo. Người dùng có thể tự do tham gia các vị trí bất cứ lúc nào.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây