Hợp đồng Quyền chọn là gì?

0
152

Hợp đồng quyền chọn là một thỏa thuận trong đó nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản ở một mức giá được xác định trước, có thể xảy ra trước hoặc tại một thời điểm nhất định. Mặc dù khái niệm này có vẻ giống như hợp đồng tương lai, nhưng các nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn không có nghĩa vụ phải thực hiện vị thế của họ.

Hợp đồng quyền chọn là các công cụ tài chính phái sinh có thể dựa trên nhiều loại tài sản cơ sở bao gồm cổ phiếu và tiền mã hóa. Các hợp đồng này cũng có thể được phái sinh từ các chỉ số tài chính. Hợp đồng quyền chọn thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra ở các vị thế hiện tại và để thực hiện buôn bán đầu cơ.

Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn?

Có hai loại quyền chọn cơ bản, được gọi là quyền chọn bán và quyền chọn mua. Quyền chọn mua (call option) cho phép người chủ sở hữu hợp đồng quyền được mua các tài sản bảo đảm, trong khi quyền chọn bán (put option) cho họ quyền được bán chúng. Do đó, các nhà đầu tư thường mua quyền chọn mua khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng và quyền chọn bán khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ giảm. Họ cũng có thể sử dụng các quyền chọn mua và bán – hy vọng giá sẽ ổn định – hoặc thậm chí kết hợp cả hai loại hợp đồng để có lợi cho họ dựa vào dự đoán của họ về sự biến động của thị trường.

Hợp đồng quyền chọn bao gồm ít nhất bốn thành phần: kích cỡ, ngày đáo hạn, giá thực hiện và phí thực hiện quyền chọn. Đầu tiên, kích cỡ của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch. Thứ hai, ngày đáo hạn là ngày mà sau đó nhà đầu tư sẽ không còn có thể thực hiện quyền chọn nữa. Thứ ba, giá thực hiện là giá mà tài sản sẽ được mua hoặc bán (trong trường hợp người mua hợp đồng quyết định thực hiện quyền chọn). Cuối cùng, phí thực hiện hợp đồng là giá mua hợp đồng quyền chọn. Nó là số tiền mà nhà đầu tư phải trả để có được quyền chọn. Vì vậy, người mua có được hợp đồng từ người bán theo giá trị của phí thực hiện quyền chọn. Phí này sẽ biến động khi càng đến gần ngày đáo hạn.

Về cơ bản, nếu giá thực hiện thấp hơn giá thị trường, nhà đầu tư có thể mua tài sản cơ sở ở mức giá rẻ và sau khi cộng cả phí thực hiện quyền chọn, họ có thể chọn thực hiện hợp đồng để kiếm lợi nhuận. Nhưng nếu giá thực hiện cao hơn giá thị trường, nhà đầu tư không có lý do để thực hiện quyền chọn và hợp đồng được coi là vô dụng. Khi hợp đồng không được thực hiện, người mua chỉ mất phí thực hiện quyền chọn mà họ đã phải thanh toán để mua vị thế đó.

Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù người mua có thể chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn mua hay quyền chọn bán của mình, nhưng người bán phải thực hiện vị thế của mình nếu người mua quyết định thực hiện. Vì vậy, nếu người mua quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng của mình, thì người bán có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở. Tương tự như vậy, nếu một nhà đầu tư mua một quyền chọn bán và quyết định thực hiện nó, thì người bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở từ người đã mua hợp đồng. Điều này có nghĩa là người bán chịu rủi ro cao hơn người mua. Trong khi mức thua lỗ của người mua chỉ trong nằm trong giới hạn ở giá trị của phí thực hiện quyền chọn mà họ đã thanh toán để mua hợp đồng, thì người mua có thể mất nhiều hơn tùy thuộc vào giá thị trường của tài sản.

Một số hợp đồng cho phép nhà đầu tư thực hiện quyền chọn của mình ở bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Họ thường được gọi những hợp đồng như thế này là hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ. Ngược lại, các hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các mệnh giá trong hợp đồng không liên quan đến vị trí địa lý của hợp đồng.

Phí thực hiện quyền chọn

Giá trị của phí thực hiện quyền chọn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nói một cách đơn giản, chúng ta có thể giả định rằng phí thực hiện quyền chọn phụ thuộc vào ít nhất bốn yếu tố: giá tài sản cơ sở, giá thực hiện, thời gian còn lại cho đến ngày đáo hạn và biến động của thị trường (hoặc chỉ số) tương ứng. Bốn thành phần này có các tác động khác nhau đối với phí thực hiện các quyền chọn mua và bán, như được minh họa trong bảng sau.

Phí thực hiện quyền chọn mua

Phí thực hiện quyền chọn  bán

Giá tài sản tăng

Tăng

Giảm

Giá thực hiện cao

Giảm

Tăng

Thời hạn hợp đồng giảm

Giảm

Giảm

Mức độ biến động

Tăng

Tăng

Rõ ràng, giá tài sản và giá thực hiện tác động đến phí thực hiện quyền chọn theo cách đối lập nhau. Trong khi đó, thời gian đến ngày đáo hạn giảm thì phí thực hiện quyền chọn mua và quyền chọn bán đều giảm. Nguyên nhân là vì xác suất để các hợp đồng trở nên có lợi cho ý do chính cho điều đó là bởi vì xác suất để các hợp đồng đó có lợi cho nhà đầu tư sẽ thấp hơn. Mặt khác, mức biến động của thị trường lớn thường khiến phí thực hiện quyền chọn tăng cao. Như vậy, phí thực hiện hợp đồng quyền chọn là kết quả của những yếu tố này kết hợp với các ảnh hưởng khác.

Các chỉ số Hy Lạp – các yếu tố tác động đến quyền chọn

Các chỉ số Hy Lạp của quyền chọn là các công cụ được thiết kế để đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến giá của hợp đồng. Cụ thể, chúng là các giá trị thống kê được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro của một hợp đồng cụ thể dựa trên nhiều biến số cơ sở khác nhau. Sau đây là một số Greeks chính và mô tả ngắn gọn về những thông số mà chúng có thể đo lường được:

  • Delta: đo lường mức độ thay đổi của giá của hợp đồng quyền chọn trong mối tương quan với giá tài sản cơ sở. Chẳng hạn, chỉ số Delta bằng 0,6 cho thấy phí thực hiện quyền chọn có thể sẽ tăng hoặc giảm 0,60 đô la tương ứng với mỗi mức tăng hoặc giảm 1 đô la của giá tài sản.
  • Gamma: đo lường tốc độ thay đổi của chỉ số Delta theo thời gian. Vì vậy, nếu Delta thay đổi từ 0,6 đến 0,45, thì chỉ số Gamma của quyền chọn sẽ là 0,15.
  • Theta: đo lường sự thay đổi về giá khi thời hạn của hợp đồng giảm một ngày. Nó cho thấy phí thực hiện quyền chọn sẽ dự kiến tăng hoặc giảm bao nhiêu khi hợp đồng quyền chọn gần đến ngày đáo hạn.
  • Vega: đo lường tỷ lệ thay đổi trong giá hợp đồng khi mức độ biến động ngụ ý của tài sản cơ sở thay đổi 1%. Vega tăng thường phản ánh sự tăng giá của cả quyền chọn bán và quyền chọn mua.
  • Rho: đo lường sự thay đổi giá dự kiến khi lãi suất biến động. Lãi suất tăng thường khiến giá mua quyền chọn mua tăng và giá mua quyền chọn bán giảm. Như vậy, giá trị của Rho là dương đối với quyền chọn mua và âm đối với quyền chọn bán.

Các ứng dụng thường gặp

Công cụ bảo đảm

Hợp đồng quyền chọn được sử dụng phổ biến như là các công cụ phòng ngừa rủi ro. Một ví dụ rất cơ bản về chiến lược phòng ngừa rủi ro là các nhà đầu tư mua quyền chọn mua đối với các cổ phiếu mà họ đã nắm giữ. Nếu tổng giá trị các cổ phiếu mà họ nắm giữ giảm do giá cổ phiếu giảm, họ có thể thực hiện tùy chọn bán để giúp giảm thua lỗ.

Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng Alice đã mua 100 cổ phiếu ở mức 50 đô la, với hy vọng giá thị trường sẽ tăng. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro giá cổ phiếu giảm, cô ấy đã quyết định mua quyền chọn bán với giá thực hiện là 48 đô la và trả 2 đô la phí thực hiện quyền chọn cho mỗi cổ phiếu. Nếu thị trường đi xuống và cổ phiếu giảm xuống còn 35 đô la, Alice có thể thực hiện hợp đồng của mình để giảm thua lỗ và bán mỗi cổ phiếu với giá 48 đô la thay vì 35 đô la. Nhưng nếu thị trường tăng giá, cô ấy không cần phải thực hiện hợp đồng và sẽ chỉ mất phí thực hiện quyền chọn (2 đô la mỗi cổ phiếu).

Trong một kịch bản như vậy, Alice sẽ hòa vốn ở mức $52 ($50 + $2 mỗi cổ phiếu), trong khi khoản lỗ của cô sẽ bị giới hạn ở mức – $400 ($200 trả cho phí bảo hiểm và thêm $200 nếu cô bán mỗi cổ phiếu với giá $48).

Các chiến lược cơ bản

Khi mua bán quyền chọn, nhà giao dịch có thể sử dụng nhiều chiến lược khác nhau dựa trên bốn vị thế cơ bản. Người mua có thể mua quyền chọn mua (call option) hoặc quyền chọn bán (put option). Người bán có thể bán hợp đồng quyền chọn mua hoặc hợp đồng quyền chọn bán. Như đã đề cập, người bán có nghĩa vụ phải mua hoặc bán tài sản nếu chủ hợp đồng quyết định thực hiện nó.

Các chiến lược giao dịch quyền chọn khác nhau dựa trên các cách kết hợp khác nhau có thể của các hợp đồng quyền chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán. Quyền bán được bảo vệ, quyền mua được bảo hiểm, chiến lược song hành (straddle), chiến lược đinh ghim (strangle) là một số ví dụ cơ bản của các chiến lược như vậy.

  • Quyền bán được bảo vệ: là việc mua một hợp đồng quyền chọn mua của một tài sản đã được sở hữu. Đây là chiến lược phòng ngừa rủi ro được Alice sử dụng trong ví dụ trước. Nó còn được gọi là bảo hiểm danh mục đầu tư vì nó bảo vệ nhà đầu tư khỏi một xu hướng giảm giá có thể xảy ra, đồng thời duy trì mức độ tiếp xúc của họ trong trường hợp giá tài sản tăng.
  • Quyền mua được bảo hiểm: là việc bán quyền chọn mua của một tài sản đã được sở hữu. Chiến lược này được sử dụng bởi các nhà đầu tư để tạo thêm thu nhập (phí thực hiện quyền chọn) từ tài sản của họ. Nếu hợp đồng không được thực hiện, họ kiếm được phí hợp đồng mà vẫn giữ được tài sản của mình. Tuy nhiên, nếu hợp đồng được thực hiện do giá thị trường tăng, họ có nghĩa vụ phải bán vị thế của mình.
  • Chiến lược song hành: là việc mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng một tài sản với giá thực hiện và ngày đáo hạn như nhau. Nó cho phép nhà đầu tư kiếm lợi nhuận miễn là tài sản tăng hoặc giảm với mức độ đủ lớn. Nói một cách đơn giản, nhà giao dịch đang đặt cược vào sự biến động của thị trường.
  • Chiến lược đinh ghim: là việc mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán ở “vùng mất tiền” (tức là, giá thực hiện cao hơn giá thị trường nếu là quyền chọn mua và ngược lại nếu là quyền chọn bán). Về cơ bản, chiến lược đinh ghim giống như một cái đai, nhưng với chi phí thấp hơn để thiết lập một vị thế. Tuy nhiên, khi sử dụng chiến lược đinh ghim, thị trường phải biến động lớn thì nhà đầu tư mới có lợi nhuận.

Ưu điểm

  • Thích hợp để phòng ngừa rủi ro thị trường.
  • Linh hoạt hơn trong buôn bán đầu cơ.
  • Cho phép nhiều cách kết hợp và chiến lược giao dịch, với các cơ chế rủi ro/phần thưởng riêng biệt.
  • Tiềm năng thu lợi nhuận từ tất cả các xu hướng thị trường tăng, giảm hay không đổi.
  • Có thể được sử dụng để giảm chi phí khi tham gia vào vị thế.
  • Cho phép nhiều giao dịch được thực hiện đồng thời.

Nhược điểm

  • Cơ chế làm việc và tính toán phí hợp đồng không phải lúc nào cũng dễ hiểu.
  • Có nhiều rủi ro, đặc biệt đối với người bán
  • Chiến lược giao dịch phức tạp hơn khi so sánh với các lựa chọn thay thế thông thường.
  • Thị trường quyền chọn thường bị ảnh hưởng bởi mức độ thanh khoản thấp, khiến chúng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với hầu hết các nhà giao dịch
  • Giá trị của phí hợp đồng quyền chọn rất biến động và có xu hướng giảm khi đến gần ngày đáo hạn hợp đồng

Hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai

Cả hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai đều các công cụ phái sinh tài chính và do đó có cùng các ứng dụng phổ biến. Nhưng mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng có một sự khác biệt lớn trong cơ chế thanh lý của hai loại hợp đồng.

Khác với hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai luôn được thực hiện khi đạt đến ngày đáo hạn, nghĩa là các chủ hợp đồng có nghĩa vụ pháp lý phải trao đổi tài sản cơ sở (hoặc giá trị tương ứng bằng tiền mặt). Trong khi đó, hợp đồng quyền chọn chỉ phải thực hiện theo quyết định của người nắm giữ hợp đồng. Nếu chủ hợp đồng (người mua) thực hiện quyền chọn, người bán hợp đồng mới có nghĩa vụ giao dịch tài sản cơ sở.

Kết luận

Như có thể thấy từ cái tên của nó, hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư lựa chọn mua hoặc bán một tài sản trong tương lai, bất kể giá thị trường. Các loại hợp đồng này rất linh hoạt và có thể được sử dụng trong các tình huống khác nhau – không chỉ cho giao dịch đầu cơ mà còn để thực hiện các chiến lược phòng ngừa rủi ro.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các tùy chọn giao dịch, cũng như các công cụ phái sinh khác, có nhiều rủi ro. Vì vậy, trước khi sử dụng các loại hợp đồng này, các nhà giao dịch nên hiểu rõ về cách thức hoạt động của nó. Các nhà đầu tư cũng nên hiểu rõ về các cách kết hợp khác nhau của quyền chọn mua và quyền chọn bán và các rủi ro tiềm ẩn mà  mỗi chiến lược mang đến. Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng nên xem xét sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro cùng với các phân tích kỹ thuật và cơ bản để hạn chế các thua lỗ tiềm năng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây