Facebook Libra (Diem) Là Gì?

0
167

Tóm lược

Libra (đã đổi tên thành Diem) là một hệ thống thanh toán do Facebook đề xuất. Nó được xây dựng trên một blockchain được cấp phép, dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho một hệ sinh thái thanh toán và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số khác.

Tiền của hệ thống này được gọi là Đô-la Diem (trước đây là Libra). Diem sẽ được hỗ trợ bởi một rổ tiền stablecoin và dự kiến ra mắt vào năm 2021. Vậy, đâu là những điều ta cần biết về đồng tiền điện tử của Facebook? Hãy tìm hiểu tiếp.

Giới thiệu

Thanh toán điện tử là một lĩnh vực có rất nhiều “đất” phát triển. Điện thoại thông minh ngày một rẻ hơn, mang tới cơ hội cho nhiều người tiếp cận. Phần lớn các hoạt động kinh tế đang diễn ra sôi động trên môi trường trực tuyến. Các công ty như Paypal, Visa và MasterCard đã và đang cung cấp rất nhiều các dịch vụ tài chính, thanh toán điện tử. Thế giới tiền mã hóa cũng đang cố gắng xây dựng các sản phẩm xoay quanh lĩnh vực này.

Điểm mạnh của Facebook là sở hữu sẵn một tập người dùng rất lớn. Nói “rất lớn” có lẽ vẫn là một cách diễn đạt khiêm tốn. Theo số liệu quý 3 năm 2020, Facebook có khoảng 2,7 tỷ người dùng đang hoạt động hàng tháng. Đây là lợi thế lớn để hệ thống thanh toán sắp ra mắt của họ nhanh chóng đạt được thành công. 

Facebook Libra (Diem) là gì?

Libra (đổi tên thành Diem) là một hệ thống thanh toán dựa trên blockchain được Facebook đề xuất vào năm 2019. Nó giúp những người không có tài khoản ngân hàng có quyền truy cập vào các dịch vụ tài chính. Một số thành viên sáng lập quan trọng nhất của hệ thống này được kể đến là Morgan Beller, David Marcus và Kevin Weil.

Ban đầu, Diem được dự kiến ra mắt vào năm 2020, nhưng nó đã bị lùi lại do nhiều lý do và khả năng cao sẽ ra mắt vào năm 2021.

Libra sẽ được điều hành bởi Hiệp hội Libra (đổi tên thành Hiệp hội Diem), là một tổ chức thành viên độc lập có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Các thành viên hiệp hội bao gồm một số công ty từ lĩnh vực blockchain, công nghệ, thanh toán, viễn thông, nhà đầu tư mạo hiểm và các tổ chức phi lợi nhuận. 

Các thành viên của Hiệp hội Libra chịu trách nhiệm về các quyết định quản trị, giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán Libra, các dự án được xây dựng trên blockchain Libra và cung cấp các khoản tài trợ. Facebook đặt mục tiêu sẽ có 100 thành viên trong hiệp hội này khi ra mắt.

Đồng Libra của Facebook có phải là tiền mã hóa không?

Libra được xây dựng dựa trên blockchain và nó sử dụng công nghệ mật mã. Tuy nhiên, thuật ngữ tiền mã hoá thường ngụ ý các thuộc tính cụ thể mà Libra hiện không có.

Nếu bạn muốn đọc chi tiết hơn về các thuộc tính này, bạn có thể đọc bài viết Hướng dẫn về tiền mã hóa cho người mới bắt đầu . Tóm lại, theo nhiều người đánh giá, sẽ chính xác hơn nếu gọi Libra là một loại tiền điện tử.

Libra của Facebook sẽ hoạt động như thế nào?

Libra Blockchain (đổi tên thành Diem Blockchain) là một blockchain được cấp phép, tạo thành xương sống của hệ thống thanh toán này. Vậy nó khác với các blockchain khác như thế nào?

Như chúng ta biêt các blockchain như Bitcoin hoặc Ethereum không cần được cấp phép. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai có thể kết nối Internet đều có thể tự do truy cập, giao dịch với chúng hoặc xây dựng dựa trên chúng. Không có bất kỳ ai (hoặc bất kỳ thứ gì) kiểm soát quyền truy cập các blockchain này.

Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra với một blockchain được cấp phép. Để sử dụng nó, bạn sẽ cần sự cho phép của người đang kiểm soát mạng. Hoặc cụ thể hơn, các ứng dụng bạn sử dụng sẽ cần quyền truy cập đặc biệt.

Libra là một blockchain được cho phép, cũng có nghĩa là nó sẽ không thể đào hoặc đặt cược để xác thực các giao dịch, giống như nhiều blockchain khác. Thay vào đó, nó sẽ dựa vào một tập hợp các trình xác thực được cấp phép (thành viên của Hiệp hội Libra) để xác thực các giao dịch.

Theo những người tạo ra nó, Libra có thể chuyển đổi sang hệ thống Bằng chứng Cổ phần (PoS) sau năm năm đầu tiên; tuy nhiên, đây là một thời gian dài đối với một nền tảng mới ra mắt. Vậy, tại sao Libra không sử dụng PoS ngay từ đầu? Facebook đã giải thích sự lựa chọn này trong sách trắng Libra. Trong đó, với góc nhìn của họ, hiện không có hệ thống không cần cấp phép nào có thể hỗ trợ hàng tỷ người giao dịch cùng một lúc.

Libra của Facebook là phi tập trung hay tập trung?

Theo nhiều chuyên gia, các blockchains được cấp phép không thể phi tập trung như các “đồng nghiệp” không cần câp phép. Vì suy cho cùng, chúng giống với cơ sở dữ liệu của các công ty truyền thống hơn.

Theo nghĩa này, Libra không có khả năng chống kiểm duyệt như Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác. Vì những người xác thực cần phải là thành viên của Hiệp hội Libra, vì vậy mạng có thể trở nên tương đối tập trung.

Tuy vậy, việc kiểm soát và hiệu chỉnh những ứng dụng có thể tương tác với sổ cái phân tán có thể có những mặt lợi khác. Ví dụ: có thể dễ dàng loại trừ các ứng dụng độc hại và lừa đảo hơn.

➟ Bạn muốn bắt đầu tìm hiểu tiền mã hoá? Mua Bitcoin (BTC) trên Binance ngay hôm nay!

Hệ thống thanh toán Libra

Hệ thống thanh toán Libra (được đổi tên thành hệ thống thanh toán Diem) hỗ trợ một số stablecoin neo giá với tiền pháp định như USD, EUR, GBP. Những loại tiền này hoạt động tương tự như các stablecoin mà bạn có thể đã biết ở chỗ giá trị của chúng được lấy từ một khoản dự trữ được gọi là Libra Reserve. Dự trữ này được tạo ra từ tiền mặt, các khoản tương đương tiền và chứng khoán ngắn hạn của chính phủ.

Ngoài ra, hệ thống thanh toán Libra cũng sẽ hỗ trợ một đồng tiền đa tiền tệ được gọi là Đô-la Diem (trước đây là LBR). Đây là một loại tiền tổng hợp của tất cả các loại stablecoin khác và được hỗ trợ bởi một rổ tài sản đảm bảo giá trị cho nó. Bạn có thể coi nó như một stablecoin của các stablecoin (và có thể là các tài sản khác, chẳng hạn như chứng khoán). Ý tưởng là các hình thức thế chấp khác nhau có thể bảo vệ nó khỏi sự biến động – một khía cạnh quan trọng đối với thứ gì đó muốn hoạt động như một hình thức thanh toán.

Tiền điện tử Libra sẽ được lưu trữ trong một ví sắp ra mắt có tên Novi (trước đây là Ví Calibra). Như bạn có thể mong đợi, ví tiền kỹ thuật số này có thể được tích hợp vào các sản phẩm truyền thông xã hội khác, chẳng hạn như Facebook Messenger và WhatsApp. Theo kế hoạch, người dùng sẽ có thể dễ dàng chuyển đổi giữa đô la Mỹ (hoặc các loại tiền pháp định khác) thành tiền của Facebook.

Mã nguồn Libra, được gọi là Diem Core, là mã nguồn mở và được viết bằng Rust – bạn có thể tự kiểm tra mã nguồn này trên Diem GitHub . Theo kế hoạch, Libra cũng sẽ hỗ trợ hợp đồng thông minh qua một ngôn ngữ lập trình gọi là Move.

Libra của Facebook có thể thay thế Bitcoin?

Hiện tại, rõ ràng là Libra và Bitcoin về cơ bản là khác nhau và rất có thể chúng sẽ cùng tồn tại trong tương lai. Mặc dù cả hai đều có thể được coi là hệ thống thanh toán điện tử, nhưng chúng phục vụ cho các trường hợp sử dụng khác nhau.

Bitcoin là một loại tiền mã hóa phi tập trung, chống kiểm duyệt, thường hoạt động như một loại tài sản dự trữ hoặc kho lưu trữ giá trị . Còn Libra là một ý tưởng dựa trên một mạng được cấp phép, đề xuất một mô hình tập trung hơn.

Tương lai của Libra (Diem) là gì?

Facebook đã phải đối mặt với một số chỉ trích sau những công bố lần đầu tiên về Libra, đặc biệt là từ các ngân hàng trung ương, các nhà lập pháp và cơ quan quản lý. Vẫn còn phải xem liệu họ có thể kết hợp các ứng dụng của blockchain vào việc tạo ra một hệ thống Libra thành công hay không.

Tổng kết

Libra là một hệ thống thanh toán do Facebook đề xuất dựa trên một blockchain được cấp phép. Nó nhằm mục đích mang lại các dịch vụ tài chính cho những người không có tài khoản ngân hàng, sử dụng dịchh vụ tài chính thông qua các ứng dụng truyền thông xã hội của Facebook.

Bạn vẫn có câu hỏi về Libra của Facebook và thanh toán điện tử? Hãy theo dõi nền tảng Hỏi Đáp, Ask Academ của chúng tôi. Cộng đồng Binance sẽ giải đáp cho bạn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây