Nới lỏng định lượng là gì?

0
136

Nới lỏng định lượng (QE) là một cụm từ đại diện cho nhiều định nghĩa khác nhau vẫn còn đang gây tranh cãi. Nhưng nói chung đây là một hành vi thị trường (thường do các ngân hàng trung tâm thực hiện) trong đó làm tăng thanh khoản và lạm phát, với ý định bị cáo buộc là để kích thích nền kinh tế của một quốc gia, thúc đẩy các doanh nghiệp và người tiêu dùng vay và chi tiêu nhiều hơn. 

Cách thức hoạt động

Thông thường, hành vi này bao gồm việc một ngân hàng trung tâm sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế bằng cách mua lại các loại chứng khoán (ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu và tài sản dự trữ) từ chính phủ hoặc các ngân hàng thương mại. 

Các ngân hàng trung tâm sẽ bổ sung vào quỹ dự trữ của các ngân hàng thành viên (được tổ chức sao cho phù hợp với hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ) thông qua việc gia hạn tín dụng mới. Và vì các tín dụng mới không được hỗ trợ bằng hàng hóa hay bất cứ giá trị vật lý nào cả, do đó QE thực chất đã tạo thêm tiền từ con số không. 

Vì vậy, mục đích của QE là để gia tăng lượng cung tiền, làm cho dòng tiền trở nên dễ tiếp cận hơn và từ đó làm kích thích tăng trưởng kinh tế. Ý tưởng cần thiết là phải giữ được lãi suất ở mức thấp, kích cầu các khoản vay từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng để thúc đẩy lòng tin trong toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, QE không phải lúc nào cũng có tác dụng và đây vẫn là một cách tiếp cận gây nhiều tranh cãi từ cả phía những người ủng hộ và người phản đối.

QE là một chính sách tiền tệ mở rộng tương đối mới mẻ. Một số học giả tin rằng lần đầu tiên phương pháp này được sử dụng trên thế giới (có thể) là vào cuối những năm 1990, do Ngân hàng trung ương Nhật Bản (Ngân hàng Nhật Bản) thực hiện. Điều này vẫn gây nhiều tranh cãi là bởi nhiều nhà kinh tế học vẫn đang không cho rằng chính sách tiền tệ của Nhật Bản khi đó đã thực sự mang hình thái của QE. Kể từ đó, nhiều quốc gia khác đã áp dụng QE như một nỗ lực làm giảm thiểu khủng hoảng kinh tế. 

Điều gì đã thúc đẩy việc sử dụng QE? 

QE được đưa  ra để giải quyết các vấn đề phát sinh khi các cơ chế thông thường của ngân hàng hiện đại không ngăn chặn được suy thoái. Mục đích cơ bản của QE là để làm tăng lạm phát (tránh giảm phát) – và điều chỉnh lãi suất là một trong các công cụ chính mà các ngân hàng trung ương sử dụng để kiểm soát tỷ lệ lạm phát. Khi nhu cầu vay và các hoạt động tài chính có dấu hiệu chững lại, ngân hàng trung ương của một quốc gia có thể giảm lãi suất giúp cho các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc gia hạn các khoản vay. Ngược lại, khi nền kinh tế hơi mất kiểm soát – với việc chi tiêu và tín dụng chạm tới mức rủi ro cao – thì việc tăng lãi suất sẽ đóng vai trò làm một van hãm. 

Nới lỏng định lượng có thực sự hiệu quả? 

Không lâu sau khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 kết thúc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã ra một thông báo trong đó nói rằng QE đã được thông qua với tư cách là một công cụ tiền tệ hiệu quả không thường trực. Các nhà phân tích bao gồm 5 ngân hàng trung ương lớn: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng trung ương Châu Âu, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Canada và Ngân hàng Nhật Bản. 

Mỗi tổ chức đã thực hiện một chiến lược riêng khác nhau, nhưng phần lớn đều làm tăng tính thanh khoản của thị trường mạnh mẽ. Báo cáo tuyên bố rằng các can thiệp từ phía các ngân hàng trung ương đã thành công, thanh khoản tăng cao giữ vai trò quan trọng trong việc tránh khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài và một cuộc sụp đổ của hệ thống tài chính. 

Tuy nhiên, QE không phải lúc nào cũng hiệu quả vì nó phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh và chiến lược. Nhiều nền kinh tế thí điểm sử dụng QE (với cách tiếp cận tương tự) đã không tạo ra được hiệu quả như mong đợi. Nếu không được quản lý tốt, hành động bơm thêm tiền vào nền kinh tế và giảm lãi suất có thể gây ra các hậu quả không lường trước được. Dưới đây là danh sách một số ưu và nhược điểm tiềm năng. 

Các ưu điểm tiềm năng và hiệu quả tích cực: 

  • Kích cầu cho vay: Các ngân hàng, với nguồn tiền tăng mạnh nhờ bán lại tài sản cho ngân hàng trung ương, có thể kích thích tăng trưởng các khoản cho vay. 
  • Kích cầu vay: Người tiêu dùng và doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ có khả năng chi trả cho các khoản nợ mới khi lãi suất giảm. 
  • Thúc đẩy chi tiêu: Người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu khi các khoản vay và cho vay đều tạo ra nguồn tiền. Với lãi suất thấp, việc gửi tiền tiết kiệm sẽ không còn mang tính hấp dẫn nữa. 
  • Tăng trưởng việc làm: Khi các doanh nghiệp có thêm tiền từ các khoản vay, kinh doanh tốt hơn nhờ việc tăng trưởng chi tiêu, họ sẽ buộc phải mở rộng kinh doanh và thuê thêm các lao động mới. 

Nhược điểm tiềm tàng và các hiệu quả tiêu cực: 

Nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh mối quan ngại rằng QE đơn giản chỉ là một công cụ làm chậm lại các vấn đề về cơ cấu lớn hơn, và cuối cùng cũng vẫn sẽ kéo nền kinh tế đi xuống. Các nhược điểm gồm có: 

  • Lạm phát: Việc nguồn cung tiền tăng lên do QE về bản chất sẽ tạo ra lạm phát. Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm sẽ gia tăng bởi có thêm tiền trong lưu thông, nhưng cung hàng hóa lại không tăng. Cầu tăng dẫn đến giá cả tăng cao. Nếu không được quản lý chặt chẽ, tỷ lệ lạm phát có thể tăng chóng mặt dẫn tới siêu lạm phát. 
  • Cho vay không bắt buộc: Trong QE, các ngân hàng thương mại sẽ sử dụng lượng tiền họ nhận được từ ngân hàng trung ương để chào mới các gói vay mới. Tuy nhiên trong quy chế lại không có ràng buộc nào buộc họ phải làm như vậy. Ví dụ, khi QE lần đầu được thực hiện tại Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều ngân hàng đã giữ lại lượng tiền họ nhận được thay vì mang đi cho vay. 
  • Nợ gia tăng: Lợi ích có được từ đi vay có thể làm cho doanh nghiệp và người  tiêu dùng vay quá mức so với khả năng trả nợ của họ, gây tác động cực xấu đối với nền kinh tế. 
  • Ảnh hưởng tới các công cụ đầu tư khác: Thị trường trái phiếu thường phản ứng rất tiêu cực đối với sự mất ổn định và các thay đổi đột ngột, điều thường xảy ra sau khi các chính sách QE được áp dụng. 

Một số ví dụ: 

Một số quốc gia có ngân hàng trung ương áp dụng Nới lỏng định lượng bao gồm: 

  • Ngân hàng Nhật Bản: 2001-2006 và 2012 (Abenomics).
    Các nỗ lực sử dụng QE đã không xoa dịu được các vân đề tài chính của nước này. Đồng Yên Nhật suy yếu so với đồng Đô-la Mỹ, chi phí nhập khẩu tăng cao. 
  • Hoa Kỳ: 2008-2014
    Mỹ đã thực hiện 3 kỳ QE để giải quyết khủng hoảng bất động sản và suy thoái sau đó. Nền kinh tế đã phục hồi, nhưng là nhờ có QE hay không thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Khi so sánh với Canada, nước không thực hiện QE, thì người ta không thấy có quá nhiều khác biệt
  • Ngân hàng trung ương Châu Âu: 2015-2018.
    Khu vực Châu Âu thì có được có mất, với lạm phát ổn định, tỷ lệ thất nghiệp giảm, và nền kinh tế năm 2017 tăng trưởng khá mạnh, nhưng họ vẫn đang phải đối mặt với vấn đề tăng lương và tăng lãi suất. 

Kết luận

Với tư cách là một chiến lược tiền tệ bất thường, QE có thể đã có những hỗ trợ nhất định giúp một số nền kinh tế phục hồi, nhưng chắc chắn đây vẫn là một chiến lược gây nhiều tranh cãi, và kể cả kết luận này cũng vậy. Phần lớn các rủi ro tiềm tàng như siêu lạm phát và nợ quá mức mặc dù vẫn chưa xảy ra trong bất kỳ trường hợp nào dù có xấu đến đâu, thì một số quốc gia đã áp dụng QE đều đã phải trải qua thời kỳ bất ổn tiền tệ và chịu một số ảnh hưởng bất lợi lên một số khu vực kinh tế và thị trường khác. Các hậu quả dài hạn thì vẫn chưa đủ rõ ràng, và tác động của QE có thể sẽ diễn biến hoàn toàn khác biệt tùy thuộc vào bối cảnh. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây