Lạm phát là gì?

0
144

Lạm phát là sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Vì lý do đó, lạm phát cũng được định nghĩa là sự giảm sức mua của một đồng tiền nhất định. Lạm phát được sinh ra do một vài điều kiện cụ thể.

Thứ nhất, sự tăng giá cả phải mang tính liên tục, không phải là một sự kiện ngẫu nhiên. Giá cả của một mặt hàng có thể tăng đột ngột, nhưng có thể không nhất thiết là lạm phát. Những thay đổi về giá cả như vậy được gọi là “biến động giá tương đối” và thường xảy ra do vấn đề cung và cầu của một hàng hóa cụ thể. Giá sẽ ổn định khi cung tăng lên để đáp ứng cầu. Mặt khác, trong quá trình lạm phát, sự tăng giá cả là liên tục, không dừng lại ở mức ổn định.

Thứ hai, lạm phát bao hàm sự tăng giá chung của các hàng hóa và dịch vụ. Trong khi “biến động giá tương đối” thường có nghĩa chỉ là sự tăng giá của một hoặc hai hàng hóa, lạm phát lại là sự tăng giá của gần như tất cả các mặt hàng trong nền kinh tế.

Thứ ba, lạm phát là một hiện tượng lâu dài với sự tăng giá chung diễn ra liên tục trong một thời gian dài. Hầu hết các quốc gia hiện đại tiến hành các đo lường hàng năm về tỷ lệ lạm phát. Các nghiên cứu cho thấy lạm phát thường kéo dài trong nhiều năm.

Lạm phát diễn ra như thế nào? 

Nguyên nhân lạm phát

Các nhà kinh tế học đã xác định hai nguyên nhân cơ bản của lạm phát. Thứ nhất là sự tăng nhanh chóng về số lượng tiền thực tế trong lưu thông (cung). Ví dụ, khi các nhà chinh phục đến từ châu Âu chinh phục được bán cầu Tây trong thế kỷ 15, những thỏi vàng và bạc đã tràn vào châu Âu, gây ra lạm phát.

Thứ hai, lạm phát có thể xảy ra do thiếu hụt nguồn cung của một hàng hóa cụ thể có nhu cầu cao. Điều này có thể làm tăng giá của hàng hóa đó, dẫn đến ảnh hưởng đến phần còn lại của nền kinh tế. Kết quả có thể là sự tăng giá chung của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ.

Đo lường lạm phát

Có nhiều cách khác nhau để đo lường lạm phát. Phương pháp thông thường là đo lường giá của các hàng hóa và dịch vụ liên quan nhất. Để thực hiện một phép đo như vậy, các cơ quan chính phủ có thể tiến hành, ví dụ, các cuộc khảo sát hộ gia đình nhằm xác định các mặt hàng thường được mua trong một cộng đồng hoặc đất nước. Giá của các mặt hàng này sau đó được theo dõi theo thời gian và được sử dụng làm cơ sở cho tính toán.

Lạm phát và giảm phát

Giảm phát là sự giảm giá chung trong một khoảng thời gian nhất định. Mặc dù lạm phát thường là mối đe dọa cho nền kinh tế của một quốc gia, giảm phát cũng có thể nguy hiểm. 

Thứ nhất, giảm phát có xu hướng làm chậm hoạt động kinh tế. Khi giá giảm, người tiêu dùng có xu hướng trì hoãn việc mua sắm để đợi giá giảm xuống thấp hơn nữa. Thứ hai, giảm phát có thể khiến các doanh nghiệp giảm đầu tư vào cải tiến sản xuất do nhu cầu tiêu dùng thấp hơn. Cuối cùng, điều này kéo theo việc nhu cầu vay tiền sẽ ít hơn, dẫn đến việc hạ thấp lãi suất. Trong khi lãi suất thấp có thể có lợi cho những người xin vay có thế chấp hoặc vay tiền, nó gây tổn hại cho những người sống nhờ vào lãi suất thu được từ tài khoản tiết kiệm.

Theo sau Cơn sụp đổ của Thị trường Chứng khoán năm 1929, Đại suy thoái là một ví dụ nổi bật về giảm phát. Nó được coi là đợt suy thoái kinh tế lớn nhất và dài nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Sự bóp chặt kinh tế đã làm cho nguồn cung tiền giảm và bắt đầu một đường xoáy ốc theo chiều đi xuống của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng từ 3,2% lên khoảng 25% trong 4 năm, làm giảm nhu cầu hàng hóa và dẫn đến thất nghiệp gia tăng.

Các nhà kinh tế học gọi đây là đường xoắn ốc giảm phát vì một sự kiện kinh tế tiêu cực dẫn đến một sự kiện khác. Thường thường, một số dạng khủng hoảng tài chính châm ngòi chu kỳ này bằng cách làm giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, dẫn đến làm chậm nền sản xuất. Điều này dẫn đến việc giảm tiền lương và thu nhập, và do đó làm giảm thêm nhu cầu. Suy thoái khiến giá giảm. Một khi đường xoắn ốc giảm phát bắt đầu, những vấn đề mà nó gây ra có thể dễ dàng dẫn đến sự tiếp tục suy thoái. Các chuyên gia tài chính coi các đường xoắn ốc giảm phát là mối đe dọa lớn cho nền kinh tế của một quốc gia.

Lạm phát ở Venezuela 

Một ví dụ rõ ràng về tác động của lạm phát được tìm thấy ở Venezuela. Đất nước Nam Mỹ này đã chứng kiến nền kinh tế sụp đổ do lạm phát trong những năm qua. Các chính sách xây dựng xã hội chủ nghĩa, tham nhũng tràn lan và giá dầu giảm có lẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến siêu lạm phát của Venezuela. Các chuyên gia dự báo rằng lạm phát trong năm 2018 sẽ đạt 1 triệu phần trăm. Điều này có nghĩa là giá tăng với tốc độ chóng mặt.

Tại sao lạm phát có ý nghĩa quan trọng?

Lạm phát là một vấn đề quan trọng vì nó có thể có cả tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc gia và tài chính cá nhân của người tiêu dùng.

Các khía cạnh tích cực của lạm phát

Mặc dù lạm phát thường rất có hại, nhưng nó có thể có một số lợi ích tích cực. Thứ nhất, lạm phát có thể kích thích nền kinh tế của một quốc gia. Khi có nhiều tiền hơn trong lưu thông, điều đó có nghĩa sẽ có nhiều tiền hơn cho chi tiêu, nhờ đó tạo ra cầu nhiều hơn. Điều này giúp thúc đẩy sản xuất, giảm thất nghiệp, và đưa nhiều tiền hơn vào hoạt động kinh tế trên tổng thể.

Thứ hai, lạm phát giúp chống lại một mối nguy hiểm đối với nền kinh tế được gọi là “Nghịch lý của tiết kiệm”. Đây là thuật ngữ được đưa ra bởi John Maynard Keynes, một nhà kinh tế học nổi tiếng thế kỷ 20. Thuật ngữ này đề cập đến xu hướng trì hoãn mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng khi giá giảm trong thời kỳ giảm phát. Như bạn có thể thấy, lạm phát hoạt động theo cách ngược lại của giảm phát – nó nhắc nhở người tiêu dùng nên nhanh chóng mua hàng hóa và dịch vụ trước khi giá của chúng tăng thêm.

Các khía cạnh tiêu cực của lạm phát

Dễ hiểu khi lạm phát là mối quan tâm của các nhà kinh tế và quan chức chính phủ, ngoài ra nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với những người dân thường vì nhiều lý do. Lạm phát tác động đến những người dễ bị tổn thương nhất trong một quốc gia – người nghèo và người già – và cũng làm giảm thu nhập thực của tầng lớp lao động. Thứ ba, lạm phát làm cho lãi suất tăng lên. Cuối cùng, lạm phát làm giảm giá trị tiết kiệm. Những người đã dành nhiều năm để tiết kiệm tiền cho giáo dục hoặc nghỉ hưu sẽ thấy sức mua của số tiền đó giảm đáng kể.

Tiền điện tử và lạm phát

Trong khi chính phủ quốc gia cố gắng kiểm soát lạm phát, Bitcoin được nhiều người coi là một hàng rào tốt chống lại các tác động xấu của lạm phát. Điều này là do Bitcoin có tổng nguồn cung cố định là 21 triệu coin. Mặc dù có một số tranh cãi, nhiều người tin rằng điều này làm cho Bitcoin trở thành một đồng tiền giảm phát, và do đó, chống lại lạm phát. Vì lý do này, nhiều người dân Venezuela đã bắt đầu sử dụng Bitcoin hoặc các loại tiền điện tử khác để đối phó với siêu lạm phát của quốc gia này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây