Thanh lý & Quỹ bảo hiểm: Cách chúng hoạt động và Vì sao chúng lại quan trọng đến Phái sinh Tiền mã hóa (Phần 2)

0
91

Bài viết trước đã mang lại một cái nhìn tổng quan về cách cơ chế thanh lý hoạt động và những khía cạnh cơ bản của quỹ bảo hiểm. Để tiếp nối, chúng tôi sẽ phân tích thực trạng của các quỹ bảo hiểm trên khắp các sàn giao dịch tiền mã hoá. Kế đó là so sánh về mô hình quỹ bảo hiểm của Binance và lý giải vì sao nó lại khác biệt so với những quỹ khác. Và cuối cùng, nó sẽ nêu bật một số thứ cần cân nhắc về thực trạng của các quỹ bảo hiểm nói chung.

Phân tích Quỹ bảo hiểm Binance Futures

Binance Futures hiện là nền tảng phái sinh tiền mã hoá tăng trưởng khối lượng giao dịch nhanh nhất, có quỹ bảo hiểm trị giá 11,5 triệu USDT, tính đến ngày 13/01. Binance đã tự tài trợ cho phần lớn quỹ bảo hiểm của mình, vốn đã tăng thêm 15% kể từ mức 10 triệu USDT ban đầu.

Đồ thị 1 – Quỹ bảo hiểm của Binance tính theo USDT

Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 11/10/2019 đến ngày 13/01/2020.

Hãy bắt đầu bằng cách phân tích các Quỹ bảo hiểm Binance Futures hoạt động:

Trong những điều kiện thị trường khác nhau, kịch bản này minh hoạ cách quỹ bảo hiểm được sử dụng để ngăn chặn thanh lý tự động giảm đòn bẩy. Giả dụ có hai nhà đầu tư là A và B, đều lập vị thế long hợp đồng tương lai không kỳ hạn BTC/USDT ở cùng một mức giá.

Những sự kiện sau xảy đến với tài khoản của Nhà đầu tư A:

  1. Nhà đầu tư A long BTC/USD ở mức giá $8000, với giá thanh lý là $7700 và giá phá sản là $7600.
  2. Khi giá BTC giảm về $7700, Nhà đầu tư A bị thanh lý và cơ chế thanh lý ngay lập tức đặt lệnh bán ở trên $7600 (giá thanh lý).
  3. Lệnh thanh lý được khớp ở $7650, phí thanh lý là 0,3% do Nhà đầu tư A chịu.
  4. Phí thanh lý được chuyển đến quỹ bảo hiểm.

Trong khi đó, những sự kiện sau xảy đến với tài khoản của Nhà đầu tư B:

  1. Nhà đầu tư B lập lệnh long ở $8000 với mức giá thanh lý $7700 và giá phá sản ở $7600.
  2. Vì biến động giá đột ngột, giá thị trường hiện chỉ còn là $7550, thấp hơn cả giá phá sản.
  3. Binance tiếp quyền kiểm soát các vị thế còn lại từ nhà đầu tư đã phá sản vì tài khoản đã bị âm tài sản.
  4. Thông qua quỹ bảo hiểm, Binance dần đưa chúng lên thị trường.
  5. Cơ chế thanh lý lập tức đặt lệnh bán và khớp lệnh ở giá $7500.
  6. Vì Nhà đầu tư B bị âm tài sản, quỹ bảo hiểm của Binance Futures sẽ phải bù đắp khoản thâm hụt. Do đó, ADL đã được tranh khỏi.

Biểu đồ 1 – Minh hoạ đóng góp của Nhà đầu tư A để ngăn chặn Thanh lý Tự động Giảm đòn bẩy (ADL) lên Nhà đầu tư B

 

Nguồn: Binance Futures

Trong những trường hợp khi mà quỹ bảo hiểm không thể chấp nhận vị thế, thanh lý tự động giảm đòn bẩy sẽ xảy ra.

Thực trạng của các quỹ bảo hiểm trong lĩnh vực phái sinh tiền mã hoá

BitMEX có quỹ bảo hiểm lớn nhất ngành, trị giá khoảng 280 triệu USD. Trong năm 2019, giá trị của quỹ tăng 62,8% từ 20.700 lên 33.700 XBT tính đến ngày 31/12. Trong quý cuối cùng của năm 2019, quỹ bảo hiểm của BitMEX không ghi nhận bất kỳ đợt suy giảm đáng kể nào, mặc dù giá BTC trong thời gian đó biến động mạnh.

Tuy BitMEX có thể lập luận rằng quỹ lớn như vậy là cần thiết để bù đắp cho những thiệt hại trong những giai đoạn biến động mạnh. Ngược lại, vào ngày 22/11, quỹ này đã tăng thêm 730 BTC từ thanh lý hoặc tương đương tăng 2% khi giá BTC giảm hơn 15% chỉ trong 2 ngày. Trong phần lớn trường hợp, dòng tiền chảy ra khỏi quỹ chỉ dừng lại ở mức một chữ số.

Bất chấp sự gia tăng đáng kể của quỹ bảo hiểm trong năm vừa rồi, khối lượng giao dịch trên BitMEX lại không tăng một cách tương xứng, thậm chí khối lượng giao dịch hàng tháng còn giảm kể từ tháng 07/2019. Theo lý thuyết thì quỹ bảo hiểm sẽ tăng cùng với khối lượng giao dịch. Sự chênh lệch này đã dẫn đến rất nhiều chỉ trích dành cho hệ thống quản lý rủi ro và thanh lý của BitMEX, cho thấy quỹ bảo hiểm đã phát triển vượt quá mục đích của mình.

Đồ thị 2 – Mức thay đổi theo ngày của quỹ bảo hiểm BitMEX

Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 12/10/2019 đến ngày 13/01/2020

Kể từ sự kiện thanh lý 500 triệu USD, OKEx đã phát triển đáng kể quỹ bảo hiểm của mình để phòng ngừa những sự kiện tương tự xảy ra trong tương lai. Trong năm 2019, quỹ bảo hiểm của OKEx đã tăng hơn 1000%, từ 156 lên 200 BTC. Sự gia tăng vượt bậc này đi kèm với sự dâng trào khối lượng giao dịch. Trong quý vừa rồi, quỹ đã phải chịu một khoản thâm hụt nặng với lượng tiền chảy ra lên đến 310 BTC, sau khi hợp đồng tương lai BTC biến động dữ dội.

Đồ thị 3 – Mức thay đổi theo ngày của quỹ bảo hiểm OKEx

Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 12/10/2019 đến ngày 13/01/2020

Tương tự như OKEx, quỹ bảo hiểm của Huobi cũng đã tăng trưởng gấp nhiều lần trong năm 2019. Quỹ đã chứng kiến dòng tiền đổ vào đều đặn kể từ tháng 11 năm 2019. Nguyên nhân là từ một quãng thời gian ít biến động của thị trường BTC, nơi các biến động giá đã có rất ít ảnh hưởng lên giá thanh lý. Thông thường, biến động cao và trượt giá thường ảnh hưởng đến thanh lý.

Đồ thị 4 – Mức thay đổi theo ngày của quỹ bảo hiểm Huobi

Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 12/10/2019 đến ngày 13/01/2020

Liệu quỹ bảo hiểm có thể phát triển vượt xa mục đích của mình?

Quỹ bảo hiểm có thể phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát, đặc biệt là trên các sàn có khuynh hướng trừng phạt các nhà đầu tư bị phá sản. Như đã lý giải trong Phần 1, các sàn giao dịch thường có động lực để thanh lý vị thế ở mức giá cao hơn giá thanh lý, tạo dòng tiền lớn hơn đổ vào quỹ bảo hiểm. Dù một quỹ bảo hiểm đủ lớn sẽ đem lại thêm một lớp bảo vệ an toàn, song việc quỹ bảo hiểm quá lớn có thể là dấu hiệu cho thấy cơ chế thanh lý đang hoạt động quá đà. Khi quỹ lớn đến một kích thước nhất định, một số sàn giao dịch có thể nhìn nhận nó là một tài sản để kiếm tiền, chứ không còn là cơ chế bảo vệ cho nhà đầu tư nữa.

Đồ thị 5 sẽ so sánh kích thước của quỹ bảo hiểm trên các sàn giao dịch với lượng open interest trên đó. Trong tất cả, BitMEX có tỷ lệ quỹ bảo hiểm so với open interest lớn nhất, chiếm gần 1/3 lượng open interest trên sàn. Con số này lớn gấp 3 lần OKEx, nơi quỹ bảo hiểm chỉ chiếm 1/10 lượng open interest. Các quỹ bảo hiểm khác như là của Binance Futures có kích thước nhỏ hơn nhưng đã bảo vệ rất tốt các tài khoản phá sản của mình.

Mặc dù không có thước đo lý tưởng cho dữ liệu này, song tỷ lệ càng lớn càng cho thấy sàn giao dịch đang quá khắt khe với nhà đầu tư bị phá sản. Ngược lại, tỷ lệ thấp cho thấy sàn giao dịch đã không có đủ các biện pháp bảo vệ tài chính để bảo vệ cho nhà đầu tư khỏi các biến động đột ngột của thị trường.

Đồ thị 5 – Tỷ lệ Quỹ bảo hiểm so với open interest

Điều gì khiến Quỹ bảo hiểm của Binance Futures chú trọng đến người dùng?

Khác với các quỹ bảo hiểm khác, quỹ bảo hiểm của Binance Futures được dùng cho mục đích vốn có của nó. Quỹ chấp nhận rủi ro và các vị thế trong những trường hợp thanh lý để đảm bảo người dùng không bị thanh lý tự động giảm đòn bẩy (ADL).

Trong một số trường hợp kể từ khi thành lập, quỹ đã chịu những tổn thất nặng nề để ngăn chặn ADL, dẫn đến lượng tiền chảy ra ròng lên đến hơn 100.000 USDT (xem Đồ thị 6). Trong quý vừa rồi, quỹ bảo hiểm của Binance Futures là một trong số ít đã chứng kiến dòng tiền chảy ra lớn hơn 1% trong một số trường hợp.

Gần đây nhất, quỹ đã ghi nhận lượng tiền chảy ra ròng đạt 2% trong tuần đầu tiên của tháng 1. Điều này cho thấy quỹ bảo hiểm đã được dùng để bù đắp thâm hụt cho các tài khoản đã bị thanh lý, bảo vệ cho cả nhà đầu tư thắng lệnh lẫn thua lệnh.

Đồ thị 6 – Lượng thay đổi ròng tính theo USDT của Quỹ bảo hiểm Binance Futures

Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 11/10/2019 đến ngày 13/01/2020.

Trong khi nhiều khách hàng đã bày tỏ sự thất vọng về tính bất ổn của các sàn giao dịch khác, như là bị quá tải, lag, đảo ngược giao dịch, ADP hay thậm chí là gián đoạn giao dịch. Binance Futures thì lại chưa từng ghi nhận bất kỳ sự kiện thanh lý tự động giảm đòn bẩy (ADL) nào kể từ lúc ra đời.

Cách tiếp cận thân thiện với người dùng

Binance Futures sử dụng một cách tiếp cận thân thiện với người dùng. Quỹ bảo hiểm của chúng tôi tích lũy đóng góp từ phí thanh lý thay vì số tài sản còn lại của nhà đầu tư đã phá sản. Với hướng đi này, quỹ bảo hiểm của Binance tăng trưởng một cách có kiểm soát và đồng thời, mang đến một mức độ an toàn hợp lý cho người dùng.

Do đó, các luận điểm đã nêu ở trên chứng minh cho cả nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức rằng Binance Futures là nền tảng lý tưởng cho giao dịch hợp đồng tương lai tiền mã hoá.

Tổng kết

Dù các sàn giao dịch tiền mã hoá không có nguồn lực để thiết lập cơ chế quản lý rủi ro giống như các sàn giao dịch truyền thống, song mô hình quỹ bảo hiểm mang lại một mức độ đảm bảo nhất định cho người dùng. Khác với các sàn truyền thống, thị trường phái sinh tiền mã hoá dựa vào hoạt động giao dịch để thực hiện thanh lý và bảo vệ người dùng. Chính vì thế, điều quan trọng là phải duy trì một quỹ bảo hiểm để làm tính năng bảo vệ người sử dụng và dùng nó đúng với mục đích.

Tuy một quỹ bảo hiểm đủ lớn giúp mang lại mức độ an toàn nhất định, nhưng những quỹ quá lớn lại cho thấy hoạt động thanh lý đang diễn ra quá hà khắc. Do đó, quỹ bảo hiểm không nên được để tự do phát triển, và các sàn phải giới hạn kích thước cho nó. Cuối cùng, mục đích của quỹ bảo hiểm là phải bảo vệ người dùng. Các sàn giao dịch phải đặt ra quy định thanh lý rõ ràng để tránh để xảy ra thanh lý quá mức và tránh biến quỹ bảo hiểm thành công cụ kiếm tiền.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây