Thanh lý & Quỹ bảo hiểm: Cách chúng hoạt động và Vì sao chúng lại quan trọng đến Phái sinh Tiền mã hóa (Phần 1)

0
76

Thanh lý là một công cụ bảo vệ

Chuỗi bài viết gồm hai phần này sẽ giải thích sự phức tạp của cơ chế thanh lý và quỹ bảo hiểm trong ngành phái sinh tiền mã hoá. Trong phần 1, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc giải thích những khía cạnh cơ bản của quá trình thanh lý và liệt kê các giai đoạn thanh lý khác nhau mà một sàn giao dịch có thể thực hiện tuỳ vào những điều kiện thị trường. Sau đó, bài viết sẽ cung cấp một cái nhìn ngắn gọn về quỹ bảo hiểm và cách nó bảo vệ nhà đầu tư. Cuối cùng, nó sẽ lý giải cách quỹ bảo hiểm phát triển.

Trong giao dịch futures, nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy và chỉ cần đáp ứng các yêu cầu margin là có thể mở vị thế trong một hợp đồng tương lai. Nó là một tính năng cốt lõi để tạo sức hấp dẫn cho thị trường futures, giúp nhà đầu tư kiếm lời kể cả từ những thay đổi giá nhỏ nhất. Do đó, đòn bẩy có tiềm năng phóng đại lợi nhuận lẫn thiệt hại của nhà đầu tư như nhau.

Cách Thanh lý hoạt động

Các sàn giao dịch futures đã thiết lập nhiều cơ chế quản lý rủi ro khác nhau để bảo vệ những người dùng sử dụng đòn bẩy cao không bị thiệt hại nặng. Một trong số đó chính là cơ chế thanh lý, một cơ chế bảo mật ngăn không cho nhà đầu tư bị âm tài sản.

Trong những thị trường biến động mạnh, các vị thế có sử dụng đòn bẩy rất dễ bị chênh lệch giá, khiến tài sản của nhà đầu tư có thể ngay lập tức bị âm. Trong những trường hợp này, thiệt hại gây nên có thể lớn hơn lượng ký quỹ đã bỏ ra cho giao dịch. Hệ quả là những người thua lệnh sẽ bị thanh lý tài sản và có thể không còn đủ margin trong vị thế của mình để thanh toán đầy đủ cho người thắng lệnh.

Sau đây là một ví dụ để xem cách điều này diễn ra trong thực tế:

Giả sử có hai nhà giao dịch, tên Sally và John, mở hai vị thế đối lập nhau với hợp đồng tương lai không kỳ hạn BTC/USDT với đòn bẩy 20x. Bảng 1 sẽ mô tả vị thế của hai người họ.

Bảng 1 – Chi tiết vị thế của Sally và John

Vị thế

Đòn bẩy

Tài sản cơ sở

Giá vào lệnh

Margin ban đầu

Tổng giá trị giao dịch

Lời & Lỗ

Sally

Long

20x

BTC

$8000

8000 USDT

20 BTC

+$8000

John

Short

20x

BTC

$8000

8000 USDT

20 BTC

-$8000

Giả sử giá BTC tăng 5% lên $8400 – Theo đó, Sally lời đến $8000 nhờ lệnh long của mình, còn John lỗ $8000 vì đã short. Những sự kiện tiếp đó là như sau:

  • John hết margin và bị thanh lý tài sản.
  • Giá mà tại đó margin giảm về 0 được gọi là giá phá sản. Đối với John, $8400 là giá phá sản.
  • Ngay lập tức, sàn giao dịch thanh lý vị thế của John tại mức giá $8400 của John để đảm bảo Sally nhận được lợi nhuận.

Trong thị trường tiền mã hoá đầy biến động, rất khó để đảm bảo vị thế thua được thanh lý ở chính xác giá phá sản. Chưa hết, nếu thanh lý diễn ra sau giá phá sản sẽ khiến Sally nhận được ít lợi nhuận hơn, còn John thì càng lỗ nặng hơn nữa.

Để ngăn chặn những điều này, các sàn giao dịch thường thanh lý vị thế thua ở một mức giá ở trước giá phá sản, thường được gọi là giá thanh lý. Đồ thị sau sẽ mô tả cách cơ chế ấy hoạt động.

Biểu đồ 1 – Thanh lý lệnh short

Nguồn: Binance Futures

Biểu đồ 2 – Thanh lý lệnh long

Nguồn: Binance Futures

Dựa trên những minh hoạt này, sàn giao dịch sẽ thanh lý vị thế của John ở mức giá $8300, để lại vùng đệm $100 để đảm bảo Sally vẫn nhận được đầy đủ lợi nhuận. Ở thời điểm thanh lý, John sẽ mất tất cả margin và bất kỳ tài sản còn lại nào sau khi hoàn tất chi trả lợi nhuận cho Sally được chuyển vào một nơi gọi là Quỹ Bảo hiểm.

Các giai đoạn thanh lý

Trong trường hợp một sàn giao dịch không thể thanh lý vị thế trước khi tài sản của một nhà đầu tư bị âm, những phương thức sau sẽ được sử dụng để bù lại thiệt lại của vị thế bị phá sản:

  1. Quỹ Bảo hiểm: Một quỹ được sàn giao dịch duy trì để đảm bảo nhà đầu tư thắng lệnh nhận được đầy đủ tiền lời và bù đắp thiệt hại dôi ra của một nhà đầu tư bị phá sản.
  2. Hệ thống Chia đều Thiệt hại: Với phương thức này, thiệt hại của những vị thế bị phá sản sẽ bị chia đều cho những nhà đầu tư đã kiếm được lời.
  3. Thanh lý tự động giảm đòn bẩy (ADL): Với ADL, sàn giao dịch sẽ chọn ra những nhà đầu tư đối lập nhau theo thứ tự đòn bẩy và lợi nhuận, từ đó các vị thế bị tự động thanh lý để bù lỗ cho vị thế của nhà đầu tư thua lệnh.

Phần sau sẽ tập trung vào những khía cạnh cơ bản của quỹ bảo hiểm và lý giải cách nó phát triển.

Quỹ Bảo hiểm là gì?

Quỹ Bảo hiểm là cơ chế an toàn bảo vệ nhà đầu tư bị phá sản không phải chịu thêm thiệt hại và đảm bảo lợi nhuận của các nhà đầu tư thắng lệnh sẽ được chi trả đầy đủ. Mục đích của quỹ bảo hiểm là để giới hạn số lần để xảy ra thanh lý tự động giảm đòn bẩy (ADL). Với ADL, các vị thế của các nhà đầu tư đối lập nhau sẽ tự động bị thanh lý để bù lỗ cho vị thế của nhà đầu tư thua lệnh. Trong những tình huống như thế này, các vị thế đối lập có lợi nhuận với đòn bẩy cao khả năng cao sẽ bị thanh lý tự động giảm đòn bẩy.

Quỹ bảo hiểm được đóng góp từ các vị thế đã bị thanh lý. Miễn là sàn giao dịch có thể thanh lý một lệnh ở mức giá tốt hơn giá thanh lý, dòng tiền tích cực sẽ được đổ vào quỹ bảo hiểm.

Biểu đồ 3 – Minh hoạ dòng tiền ròng đổ vào quỹ bảo hiểm

Nguồn: Binance Futures

Mô hình quỹ bảo hiểm không chỉ có ở các sàn giao dịch phái sinh tiền mã hoá. Những sàn giao dịch chứng khoán truyền thống như CME và CBOE cũng có những hệ thống bảo vệ lớn hơn nhiều so với các sàn tiền mã hoá và có thể hỗ trợ nhiều lệnh phá sản. Những hệ thống bảo vệ này thường bao gồm nhiều bên như là bộ phận thanh toán bù trừ, thành viên thanh toán, và thường yêu cầu mức thế chấp cao hơn nhiều so với các sàn chưa được quản lý.

Đồ thị 1 – Gói bảo vệ tài chính cơ bản của CME

Nguồn: CME, dữ liệu tính đến ngày 30/09/2019.

Đồ thị 2 – Gói bảo vệ tài chính của IRS

Nguồn: CME, dữ liệu tính đến ngày 30/09/2019.

Làm thế nào các quỹ bảo hiểm tăng trưởng?

Như đã thảo luận, các quỹ bảo hiểm phát triển thêm nhờ các khoản đóng góp từ những tài khoản đã bị thanh lý. Phần tài sản còn lại của các tài khoản bị thanh lý, khoản chênh lệch giữa giá thanh lý và giá phá sản, sẽ được đưa vào quỹ bảo hiểm. Điều này được thể hiện trong Biểu đồ 4.

Biểu đồ 4 – Chênh lệch giữa Giá thanh lý và Giá phá sản đóng góp cho Quỹ Bảo hiểm

Nguồn: Binance Futures

Do đó, chênh lệch càng nhiều, số tiền được đưa vào quỹ bảo hiểm sẽ càng lớn. Hệ quả là các sàn giao dịch sẽ càng có động lực để thanh lý vụ thế ở trước giá thanh lý để tránh trượt giá. Động lực này có thể dẫn đến những mánh khoé thanh lý quá mức bởi các sàn, qua đó càng trừng phạt các nhà đầu tư bị phá sản.

Ưu điểm và Nhược điểm của Quỹ bảo hiểm

Ưu điểm – Trong hệ thống chia đều thiệt hại và ADL, các vị thế của nhà đầu tư đang có lời sẽ bị thanh lý để bù lỗ cho các nhà đầu tư bị phá sản. Phương thức này cực kỳ mang tính gián đoạn và không công bằng cho những ai quản lý rủi ro một cách cẩn thận. Mặt khác, quỹ bảo hiểm được tạo ra là để tránh phải sử dụng những phương thức này thông qua việc lập ra một bộ phận trung tâm được thiết kế để hấp thụ tất cả khoản lỗ dư thừa.

Nhược điểm – Một số quỹ bảo hiểm không có tính minh bạch và có xu hướng phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát. Những hệ quả không mong muốn này xuất phát từ việc một sàn giao dịch không chịu hoặc không sẵn lòng thiết lập quy định cụ thể về sự kiện thanh lý, dẫn đến các hành vi thanh lý quá mức cần thiết.

Trong Phần 2 của chuỗi bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu hơn về thực trạng của các quỹ bảo hiểm của những sàn giao dịch lớn. Nó cũng chỉ ra điểm độc đáo của quỹ bảo hiểm Binance Futures với tư cách là một trong những quỹ bảo vệ người sử dụng nhiều nhất trong ngành.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây