Nên mua Bitcoin hay mua Vàng? So sánh ngắn gọn những Đặc tính Nội tại của BTC và XAU

0
70

Bitcoin từ lâu đã luôn được so sánh với vàng. Chủ đề này có thể nói là đã xuất hiện kể từ lúc Bitcoin mới ra đời, và sẽ tiếp tục được nói đi nói lại miễn là cả hai vẫn còn giữ vai trò làm các vật lưu trữ giá trị. Điều này là có thể vì những tiến bộ mới hoặc suy giảm nhu cầu.

Vàng, thứ kim loại mà từ lâu đã được xem là “nơi trú ẩn an toàn” của giới đầu tư, cuối cùng cũng đã tìm được đối thủ của mình. Những biến động kinh tế, chính trị và xã hội mới nhất, cộng với ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu, đang hình thành nên một cơn bão mới chuẩn bị ập vào thế giới tài chính. Brexit, cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ, các gói cứu trợ COVID-19 được thiết kế để giúp nền kinh tế có thể phục hồi theo hình chữ V, cùng các yếu tố khác còn góp phần gia tăng sự căng thẳng cùng kỳ vọng về những điều đang chờ đón các thị trường tài chính. Trong những tình thế ngặt nghèo như hiện nay, nhiều người trên toàn cầu đang tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn mới để bảo vệ tài sản của họ.Liệu Bitcoin có thể thay thế được vàng trong vai trò này không?

"Bitcoin không phải là một công cụ để làm giàu nhanh, mà nó là công cụ để được nghèo chậm."

                                        Jameson Lopp, Đồng sáng lập kiêm CTO của CasaHODL

Suốt 6 tháng vừa qua, kể từ khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng COVID-19, giá vàng đã tăng trưởng một cách ổn định, còn Bitcoin thì ghi nhận một số biến động nhỏ. Trong khoảng thời gian này, vàng tăng đến 25% giá trị, trong khi BTC thì chỉ tăng chưa được 14%. Tuy nhiên, nên nhớ là cả vàng lẫn Bitcoin đều có thiên hướng được giao dịch trong khung thời gian ngắn hạn và cả hai đều có lịch sử tăng trưởng ấn tượng.

So sánh biến động giá BTC và giá Vàng trong 6 tháng gần nhất. Nguồn: TradingView.com

Vậy Bitcoin có phải là vàng kỹ thuật số?

Câu hỏi này quả thật không dễ để có thể trả lời. Tuy đã có không ít người khẳng định Bitcoin là “vàng kỹ thuật số”, song cũng có nhiều lập luận phản đối quan điểm trên. Vàng có nhiều chức năng khác nhau – nó được dùng là công cụ đầu tư, vật lưu trữ giá trị, nguyên liệu trong ngành sản xuất, chế tạo trang sức hoặc thậm chí là có công dụng về y học. Tuy nhiên, vàng từ lâu đã không còn được dùng làm phương thức thanh toán nữa. Dù quả thật vẫn có một số giao dịch được thực hiện bằng vàng, thế nhưng bạn sẽ hiếm thấy ai sử dụng kim loại quý này để mua thực phẩm hay quần áo. Việc tiến hành giao dịch bằng vàng cũng rất mất thời gian, tốn kém chi phí và chưa kể là đầy rủi ro nữa; và đấy là nơi Bitcoin chứng minh được giá trị của nó. Bởi vì nó tồn tại ở dạng kỹ thuật số, vậy nên bạn sẽ không thể cầm nắm Bitcoin theo một cách vật lý được Do vậy, Bitcoin sẽ không thể được sử dụng trong ngành sản xuất, dược phẩm hay là trang sức. Đổi lại, nó vẫn có thể được dùng làm trung gian thanh toán cho các giao dịch thường ngày, dùng để chuyển tiền nhanh chóng và ít tốn chi phi, và làm vật lưu trữ giá trị trong dài hạn.

So sánh Bitcoin với Vàng

Hãy cùng điểm qua những điểm tương đồng và khác biệt đáng chú ý nhất giữa Bitcoin với vàng để hiểu bản chất giá trị của hai loại tài sản này và điều gì khiến giá trị của chúng có thể đi lên.

Chúng tôi đã so sánh các đặc tính nội tại của BTC và vàng trong bảng dưới đây.

Đặc tính

Vàng

Bitcoin

Tính khan hiếm

Khan hiếm, tổng cung không rõ

Khan hiếm, tổng cung cố định

Tính kháng làm giả

Trung bình

Cao

Tính dễ vận chuyển

Thấp

Cao

Tính phi tập trung

Thấp

Cao

Tính phân chia

Trung bình

Cao

Tính lâu bền

Cao

Cao

Tính lưu thông

Trung bình

Cao

Tính thân thiện với người dùng và mức độ nhận diện

Cao

Trung bình

 

Khi nhắc đến tính khan hiếm hay là tổng cung giới hạn, thì sự gia tăng nhu cầu có thể nhanh chóng đưa giá trị tài sản lên cao. Cả vàng lẫn Bitcoin đều khan hiếm; nhưng với Bitcoin thì tổng cung tối đa của đồng tiền này đã được cố định và công khai minh bạch. Trong khi chúng ta không thể chắc rằng trong lòng đất vẫn còn bao nhiêu vàng đang chờ được khai thác, thì chúng ta có thể an tâm là sẽ chẳng bao giờ có nhiều hơn 21 triệu đơn vị Bitcoin.

Một lưu ý quan trọng cần ghi nhớ là giá trị của hai loại tài sản trên đều có thể bị đe dọa bởi những tiến bộ công nghệ của tương lai mà có thể khiến chúng trở nên cổ lỗ sỉ hoặc dễ bị khai thác hơn. Giá vàng cũng có thể bị ảnh hưởng nếu một ngày nào đó con người phát hiện ra một trữ lượng vàng khổng lồ ở bên ngoài Trái Đất, song đó là viễn cảnh khó có thể trở thành hiện thực vào lúc này.

Ước tính là đơn vị satoshi cuối cùng sẽ được khai thác lên vào năm 2140.

Tính kháng làm giả là một thuật ngữ chỉ tính độc nhất của một tài sản cụ thể. Các tài sản dễ bị làm giả thường mang trong mình rủi ro mất giá cao và thường phải sử dụng các công cụ hay phương pháp để kiểm chứng. Rất khó để có để xác định chất lượng và độ tinh khiết của vàng nếu không có công cụ phù hợp. Trong khi kim loại vàng vật lý dễ bị làm giả và giảm độ tinh khiết, thì Bitcoin lại hoàn toàn không thể bị làm giả. Điều này có được là nhờ mạng lưới blockchain, vốn sẽ xác minh và ghi chép lịch sử của tất cả các đồng coin đã được khai thác và giao dịch liên hệ đến chúng.

Tính dễ vận chuyển là một đặc tính quan trọng cho phép bạn di chuyển tài sản trong một thời gian ngắn mà không gặp phải trở ngại. Dù bạn trực tiếp nắm giữ kim loại vàng hay các tờ giấy ghi nợ IOU, phải thừa nhận một điều rằng vàng không dễ để có thể vận chuyển. Đôi khi phải mất đến mấy ngày, thậm chỉ là vài tuần, để có thể đưa những thỏi vàng vật lý đến một địa điểm khác để thực hiện giao dịch. Hoạt động vận chuyển vàng còn yêu cầu các hình thức vận tải và biện pháp an ninh tốn kém nữa, trong khi Bitcoin có thể được chuyển đến bất kỳ đâu trên thế giới trong vòng 20 phút thông qua smartphone của bạn.

Tính phi tập trung áp dụng cho cả việc phát hành lẫn quản lý các tài sản giá trị. Hoạt động phát hành và quản lý của Bitcoin đều hoàn toàn phi tập trung, không có một đơn vị trung ương nào chi phối việc phát hành (tức đào tiền) Bitcoin mới, quản lý nguồn cung hoặc giám sát mạng lưới của đồng tiền này. Mặt khác, vàng lại có quá trình khai thác vô cùng tập trung, thị trường vàng được kiểm soát bởi một số nhỏ các tập đoàn khai khoáng. Giao dịch vàng cũng diễn ra vô cùng tập trung, còn hoạt động giao dịch P2P chỉ diễn ra lẻ tẻ hoặc thậm chí là bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tính phân chia có nghĩa là tài sản có thể được chia thành các đơn vị nhỏ hơn. Đây là một đặc tính vô cùng quan trọng trong hoạt động giao dịch và trao đổi hàng hóa. Bạn có thể chia nhỏ vàng, nhưng rất khó để làm như vậy ngay tại nhà. Còn một Bitcoin thì có thể chia ra đến 100.000.000 satoshi, và số tiền satoshi nhỏ nhất bạn có thể chuyển đi là 546 satoshi. Bạn thử tưởng tượng xem là có thể mua hàng hóa bằng “hạt” vàng hay không? Đơn vị nhỏ nhất của vàng được gọi là “grain”, và được quy ước bằng 0.0648 gram vàng.

Bạn có biết là không cần phải mua toàn bộ một Bitcoin? Bạn có thể chỉ mua một phần nhỏ của 1 BTC trên Binance với chi phí bỏ ra chỉ từ 15 USD. Nhấn vào đây để mua Bitcoin ngay!

Tính lâu bền là một đặc tính mà mỗi vật lưu trữ giá trị lâu dài cần phải có. Tài sản của bạn phải được lưu trữ ở một nơi mà không bị thay đổi theo thời gian và vẫn giữ được trạng thái tốt nhất. Các loại tiền tệ pháp định, đặc biệt là giấy bạc ngân hàng, rất dễ bị hư hỏng, rách nát hoặc các trạng thái suy giảm giá trị khác. Bitcoin thì được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số, do đó nó là bất biến. Không thể tiêu hủy Bitcoin được. Kim loại vàng cũng có tính lâu bền cao và duy trì được hình thái vật lý của nó rất tốt, nhưng nó vẫn có thể bị phá hủy và làm suy giảm giá trị. Cả Bitcoin và vàng đều có tính lâu bền, tuy nhiên xuất phát từ những lý do khác nhau.

Tính lưu thông là khả năng của tài sản để có thể được giao dịch lấy các tài sản hoặc hàng hóa khác. Các tài sản có tính lưu thông giúp đơn giản hóa quá trình giao dịch và trao đổi, bởi tính lưu thông hàm ý chỉ sự ngang bằng giá trị giữa các tài sản. Cả Bitcoin đều có thể được dễ dàng trao đổi lấy các hàng hóa và dịch vụ khác, vậy nên cả hai đều được đánh giá cao ở đặc tính này.

Tính thân thiện với người dùng và mức độ nhận diện là các đặc tính thường bị bỏ qua trong các cuộc tranh luận về so sánh Bitcoin với Vàng. Những đặc tính này trực tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu, và ta đều biết nếu nhu cầu dành cho một tài sản có tính khan hiếm tăng lên thì điều đó sẽ có tác động tích cực lên giá trị. Mô hình cung-cầu là mô hình xác định giá trị chính vẫn còn được sử dụng trong các lý thuyết tài chính. Việc vàng được sử dụng rất lâu đã giúp nó đạt được vị thế “bất khả xâm phạm” như hiện nay. Vàng là một loại tài sản được công nhận rộng rãi ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tuy nhiên, vì Bitcoin mới chỉ ra đời trong thập niên vừa rồi, cho nên chỉ một phần nhỏ dân số toàn cầu là biết đến nó. Bên cạnh đó, để một tài sản có thể được tiếp nhận rộng rãi, nó còn phải sở hữu tính thân thiện với người dùng nữa, hoặc nói cách khác là phải dễ để sử dụng.

Vậy nên mua gì lúc này? Mua Vàng hay là Mua Bitcoin?

Lời khuyên tốt nhất vẫn luôn luôn là mỗi người nên tự nghiên cứu (DYOR) trước khi bỏ tiền ra để đầu tư. Bài viết này đã đơn giản hóa rất nhiều khái niệm phức tạp, do đó không nên đưa ra những nhận định từ những điều mà chúng tôi trình bày ở trên. Vì chúng tôi có xuất phát điểm là từ hệ sinh thái tiền mã hóa, do đó theo lẽ tự nhiên chúng tôi sẽ dành nhiều sự ưu ái hơn dành cho Bitcoin, nhưng đừng vì thế mà đánh giá thấp kim loại vàng. Lịch sử của vàng đã chứng minh quá rõ vì sao.

Cả hai loại tài sản trên đều là các công cụ đầu tư dài hạn và vật lưu trữ giá trị hấp dẫn. Đừng kỳ vọng là sẽ có thể gấp đôi gấp ba tài sản của bạn chỉ trong một sớm một chiều, hãy học cách kiên nhẫn trong đầu tư, và nên nhớ trong tất cả các sản phẩm đầu tư hiện nay thì vàng với Bitcoin là hai tài sản phù hợp với các nhà đầu tư giao dịch có thiên hướng giao dịch ngắn hạn nhất.

Bạn có nghĩ rằng việc mua Bitcoin là xu hướng trở thành “nơi trú ẩn an toàn” mới của thế giới tài chính? Hãy chia sẻ ý kiến cho chúng tôi trên Twitter nhé.

Đăng ký tài khoản trên Binance hoặc tải xuống Ứng dụng Binance.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây