Có thể bạn sẽ không ngạc nhiên khi nghe rằng thị trường tiền mã hóa là nơi rất hay biến động dữ dội. Giá Bitcoin, Ethereum, XRP và gần như mọi đồng tiền khác đều thường xuyên lên xuống thất thường, làm các nhà đầu tư theo trường phái cẩn trọng cảm thấy không mấy hứng thú với giao dịch tiền mã hóa.
Hãy thử tưởng tượng bạn đi du lịch đến nơi mà không có Internet, để rồi quay về sau 2 tuần và phát hiện danh mục đầu tư tiền mã hóa của bạn đã giảm đến 15%, 30% hay thậm chí là 50% giá trị. Việc nắm giữ những tài sản biến động cao có ưu và nhược điểm riêng, nhưng chẳng ai lại vui khi mất tiền cả.
Sự biến động này không chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư, mà còn đối với người tiêu dùng và chủ các doanh nghiệp e-commerce. Khi tiến hành thanh toán bằng một đồng tiền mã hóa cụ thể, giá của nó có thể thay đổi trước khi giao dịch được xác nhận và tiền được chuyển, dẫn đến tình thế không công bằng khi một bên bị thiệt còn bên kia thì bất ngờ được lợi.
Giải pháp là các Stablecoin
Các sàn giao dịch tiền mã hóa và doanh nghiệp cần phải giải quyết vấn đề về tính biến động, và vào năm 2014, đồng tiền mã hóa đầu tiên được bảo chứng bằng tiền pháp định đã được tạo ra – Tether (USDT). Kể từ đó đến nay, nhiều sàn giao dịch và các tổ chức tài chính khác đã xây dựng những stablecoin của riêng mình, và hiện đã được sử dụng phổ biến trên thị trường tiền mã hóa. Stablecoin bảo chứng bằng tiền pháp định là loại stablecoin nổi tiếng nhất và được dùng nhiều nhất. Để bảo đảm giá trị luôn ổn định, những đồng coin này được neo giá với tỷ lệ 1:1 vào các đồng tiền pháp định lớn như là USD, GBP hay JPY.
Điều này đồng nghĩa với việc 1 triệu USD tiền pháp định sẽ phải được dùng để chống lưng cho 1 triệu đồng USDT, bảo vệ giá trị cho nó và ngăn ngừa những biến động dữ dội.
Lợi ích chính của stablecoin là biến động giá đã bị giảm thiểu đến mức tối đa nhờ tài sản phi tương quan được dùng để bảo chứng, loại bỏ hoàn toàn rủi ro tiền tệ này. Giá Bitcoin thường có mức tương quan tính theo USD với altcoin rất lớn, và nếu một đồng coin biến động, những đồng còn lại cũng sẽ đi theo. Stablecoin cho phép người dùng thoát khỏi vị thế của một đồng tiền mã hóa biến động mạnh mà không cần rời khỏi thị trường hoặc đổi tiền sang tiền pháp định.
Tuy nhiên, loại tiền mã hóa này lại có một nhược điểm rất lớn – đó là đơn vị phát hành phải là một tổ chức đáng tin cậy. Gần như không có cách nào để chắc chắn rằng đơn vị phát hành stablecoin sẽ luôn dự trữ tiền pháp định bảo chứng theo tỷ lệ 1:1 ở mọi thời điểm, hoặc thậm chí là liệu họ có dự trữ tiền theo cam kết của mình hay không. Tốt nhất thì đơn vị phát hành có thể gia tăng mức độ minh bạch bằng cách kiểm toán tài sản, nhưng cơ chế này vẫn không thể nào đạt đến ngưỡng không cần sự tin tưởng được.
Nói cách khác, stablecoin có thể đóng vai trò làm “nơi trú ẩn an toàn” cho nhà đầu tư, với điều kiện rằng đơn vị phát hành stablecoin phải tuân thủ các quy định pháp lý liên quan và quản lý quỹ tiền bảo chứng một cách có trách nhiệm.
Stablecoin BUSD và BGBP của Binance là gì?
Để mang đến một “nơi trú ẩn an toàn” cho tất cả người dùng Binance, đồng thời hỗ trợ các giao dịch nhanh và tiết kiệm, chúng tôi đã thiết kế những đồng stablecoin bảo chứng bằng tiền pháp định của riêng mình.
Đồng stablecoin đầu tiên làBUSD, được neo giá theo tỷ lệ 1:1 vào đô la Mỹ (USD). Đồng thứ hai làBGBP, được neo giá theo tỷ lệ 1:1 vào bảng Anh (GBP).
Các stablecoin BUSD và BGBP của chúng tôi được phát hành trên hai blockchain: Ethereum dưới dạng token ERC-20 và Binance Chain dưới dạng token BEP-2. Chúng tôi đã tích hợp chúng vào nhiều sàn giao dịch như Binance.com (với ưu đãi giảm phí giao dịch), Binance.US cùng nhiều nền tảng khác. Hiện tại, chúng còn có thể được giao dịch trên các sàn phi tập trung phổ biến như Binance DEX,Curve Finance vàUniswap.
Cả hai đồng stablecoin này đều có chức năng làm trung gian giá trị cho những đồng tiền mã hóa khác. Chúng mang lại sự bảo vệ trước các biến động của thị trường cũng như đem đến cho nhà đầu tư một công cụ phòng hộ để quản lý rủi ro. BUSD và BGBP còn có thể được giao dịch tức thì với những đồng tiền mã hóa khác được hỗ trợ trên Binance.com.
Bên cạnh những stablecoin bảo chứng bằng tiền pháp định, còn có những lớp stablecoin khác, như là stablecoin bảo chứng bằng hàng hóa, stablecoin thuật toán và stablecoin bảo chứng bằng tiền mã hóa. Bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại stablecoin khác nhau? Hãy đến với Binance Academy để có thể học hỏi thêm nhé.