Lần thoái trào vừa rồi của thị trường tiền mã hóa có tác động như thế nào lên các sàn giao dịch?

0
100

Đa số các nhà đầu tư và trader vẫn đang đi tìm một nguyên nhân đằng sau cú giảm đột ngột của thị trường tiền mã hóa trong tuần vừa qua. Dù xuất hiện khá nhiều phỏng đoán, thế như giả thuyết logic nhất chính là việc nhà đầu tư trên thị trường tài chính truyền thống đã ồ ạt bị gọi ký quỹ, buộc họ phải thanh lý tài sản tiền mã hóa để tiếp tục gồng lỗ. Chính vì vậy, cuộc khủng hoảng thanh khoản trên thị trường tài chính toàn cầu đã tạo tác động tiêu cực trực tiếp lên tiền mã hóa.

Đồ thị 1 – Giá BTC giảm từ $7900 về $4700 chỉ trong 1 ngày

Nguồn: TradingView

Thị trường tiền mã hóa đã trải qua một cuộc “tắm máu” khi giá BTC sụt về mức thấp nhất năm. Chỉ chưa đầy 1 tháng kể từ khi lập đỉnh $10,500, Bitcoin đã mất đến 50% giá trị thị trường của mình. Đợt bán tháo còn đánh dấu một sự chuyển dịch tâm lý thị trường từ khởi đầu suôn sẻ hồi đầu năm sang bi quan hơn.

Tâm lý của nhà đầu tư cho thấy “Lo sợ cực độ”

Nhà đầu tư đã phải chứng kiến lợi nhuận có được từ Bitcoin và các đồng altcoin từ đầu năm đến nay của mình bị xóa sạch trong vỏn vẹn có vài ngày, khi làn sóng bán ra ập vào thị trường. Sau một khởi đầu năm khá là suôn sẻ, tâm lý của giới đầu tư và trader đã xoay chuyển hoàn toàn, như được chỉ ra bởi Chỉ số Lòng tham và Nỗi sợ của Bitcoin. Khi mà sự hoảng loạn lan tỏa ra toàn thị trường tiền mã hóa, chỉ báo đã cho về kết quả “Lo sợ cực độ” tận mấy ngày liền trong tuần vừa rồi.

Đồ thị 2 – Chỉ số Lòng tham và Nỗi sợ của Bitcoin chạm đáy 3 tháng

Nguồn: alternative.me

Vào ngày 12/03, giá Bitcoin sụp đổ từ $7,900 về $4,700, bốc hơi 40% giá trị chỉ trong vài giờ. Biến động thị trường kéo dài sang tận ngày hôm sau, khi có lúc giá giảm về tận $4,000. BTC thậm chí còn sụt về $3,800 trên nhiều sàn giao dịch. Hệ quả là Chỉ số Lòng tham và Nỗi sợ đã giảm về mức thấp nhất tháng 12/2019, một nước đi khiến phần lớn nhà đầu tư không kịp trở tay.

Nhiều sàn giao dịch lớn chật vật dưới áp lực khổng lồ

Trong quãng thời gian hỗn loạn ấy, nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa đã vô cùng vất vả trước sự trào dâng khối lượng giao dịch và biến động của giá. Và khi có vẻ các biến động cùng áp lực bán ra đã là quá đủ để khiến trader khốn đốn rồi, các trục trặc kỹ thuật trên nhiều sàn đã khiến họ cứ như là càng bị bóp nghẹt.

Nhiều sàn đã bị quá tải hệ thống, trì hoãn và thậm chí là sập. Giữa cơn biến động của thị trường, những sự cố đó càng tiếp thêm sự hoảng loạn lên thị trường. Nhiều sàn giao dịch đã không chuẩn bị sẵn sàng để xử lý làn sóng thanh lý vị thế trên quy mô lớn, vốn đã làm cháy đến tận 90% các lệnh long. Khi mà người dùng bị thiệt hại nặng nề theo sau cơn bĩ cực, họ đã quyết định hướng toàn bộ mũi giáo chỉ trích lên các sàn giao dịch.

Sự gia tăng biến động và trục trặc hệ thống giao dịch còn làm thanh khoản trên thị trường trở nên cạn kiệt nghiêm trọng. Nhiều nhà đầu tư đã nhận thấy khoảng chênh lệch lớn giữa giá mua và giá bán trên các sàn giao dịch, càng làm nghiêm trọng hóa tình hình. Giá Bitcoin tiếp đó dao động dữ dội trong khu vực từ $4,000 và $6,000, thậm chí lên xuống đến tận $1,000 trong các khung thời gian ngắn hạn.

Trái lại, nhà đầu tư trên Binance Futures đã không gặp phải nhiều sự cố và đã có một trải nghiệm giao dịch tương đối trơn tru giữa những biến động của thị trường. Trong cùng khoảng thời gian trên, Binance Futures vẫn hoạt động bình thường mà không gặp phải vấn đề hay trì hoãn gì.

Quan trọng hơn hết, trader của Binance Futures vẫn có thể giao dịch ra và vào thị trường mà không gặp trắc trở, khác với những nền tảng khác mà người dùng bất lực trong việc hoàn tất giao dịch và gặp phải vấn đề tắc nghẽn giữa lúc thị trường đang biến động mạnh nhất.

Số lượng open interest suy sụp đáng kể

Theo sau thị trường giá tăng của tháng 1, nhiều nhà đầu tư đã không kịp phản ứng khi tâm lý thị trường đảo ngược quá nhanh, tạo nên làn sóng thanh lý trên khắp các sàn giao dịch. Hệ quả là số lượng lệnh đang mở (open interest) dành cho hợp đồng tương lai (futures) Bitcoin trên các sàn đã sụt giảm một cách chóng mặt sau khi giá để mất ngưỡng $5,000.

Đồ thị 3 – Tổng open interest dành cho hợp đồng tương lai BTC giảm 50%

Nguồn: Skew

Theo Skew, lượng open interest trên các sàn lớn đã tụt dốc từ mức 5,3 tỷ USD của ngày 17/02 về chỉ còn 590 triệu USD vào ngày 16/03, tức giảm 90% chỉ trong một tháng.

Một hiện tượng thường được các nhà phân tích ghi nhận mỗi khi xuất hiện thị trường đi xuống là sau một cú giảm của giá tài sản, open interest và khối lượng giao dịch đều sẽ tăng. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang chủ động vào các vị thế short vì cho rằng giá sẽ còn giảm nữa.

Tuy nhiên, dựa vào hành vi của thị trường trong tuần rồi, chúng tôi lại thấy rằng open interest và giá giảm, nhưng khối lượng giao dịch lại tăng. Sự kết hợp của những yếu tố này không phải là thứ thường được quan sát, càng củng cố cho lập luận giới đầu tư đã bị bất ngờ bởi đợt bán tháo.

Sức mua thấp ảnh hưởng đến funding rate

Nhận thấy áp lực đi xuống ngày càng mạnh lên, nhiều trader đã xả ngập thị trường bằng các lệnh bán với số lượng lớn, khiến thị trường bị thiếu sức mua trầm trọng. Việc dâng trào số lượng lệnh short còn khiến funding rate của hợp đồng hoán đổi (swaps) không kỳ hạn bị âm.

Đồ thị 4 – Funding rate của hợp đồng hoán đổi BTC không kỳ hạn

Nguồn: Skew

Như có thể thấy, funding rate vốn thường là số dương thì nay lại liên lục giảm về các mức âm, khi mà nhà đầu tư lập các hợp đồng swaps ở mức giá thấp hơn giá thị trường. Trong những trường hợp như vậy, những trader lập vị thế short sẽ phải trả tiền cho những người long. Nhiều sàn giao dịch đã chứng kiến việc funding rate của họ tăng lên cao gấp 7 lần mức trị tuyệt đối trung bình.

Hàng loạt sàn giao dịch lập kỷ lục khối lượng giao dịch

Nhiều sàn giao dịch lớn đã ghi nhận khối lượng giao dịch tăng chóng mặt khi nhà đầu tư lũ lượt nắm lấy cơ hội kiếm tiền hoặc thoát khỏi thị trường khi giá giảm. Tổng mức khối lượng giao dịch giữa các sàn bắt đầu tăng vọt vào ngày 12/03 và lập đỉnh cao nhất mọi thời đại trong chính ngày hôm đó, với số lượng hợp đồng trị giá 47 tỷ USD được người dùng giao dịch.

Đồ thị 5 – Khối lượng giao dịch hàng tuần của top 6 sàn phái sinh tiền mã hóa lớn nhất 

Nguồn: Binance Futures

Tổng khối lượng giao dịch của 6 sàn phái sinh tiền mã hóa lớn nhất đã tăng từ 95 tỷ USD lên 194 tỷ USD chỉ trong một tuần. Nhờ vậy, Binance Futures đã ghi nhận một mức kỷ lục cao nhất mọi thời đại mới, khi có hơn 9 tỷ USD được giao dịch trên nền tảng này trong vòng một ngày.

Nhìn chung, hoạt động giao dịch phái sinh gia tăng là vì nhà đầu tư và trader đua nhau để kiếm lời từ các cơ hội đầu tư phòng hộ hoặc nhảy theo xu hướng đi xuống của giá. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các thị trường phái sinh là nơi họ chọn thực hiện những chiến lược của mình.

Chưa hết, đợt bán tháo còn đem đến cho cả nhà đầu tư ngắn hạn lẫn dài hạn thời cơ để mua các loại tài sản tiền mã hóa ở một mức giá thấp hơn đáng kể so.

Các quỹ bảo hiểm bị lỗ nặng

Nhiều sàn giao dịch phái sinh tiền mã hóa đã phải chứng kiến một trong những đợt thanh lý nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, khi giá Bitcoin đánh dấu một trong những ngày sụt giảm mạnh nhất lịch sử. Ước tính đã có khoảng 1 tỷ USD vụ thế long bị thanh lý trên các sàn lớn giữa cơn thoái trào của thị trường.

Vì nhà đầu tư bị thanh lý ồ ạt, Binance Futures cũng bị thâm hụt nặng quỹ bảo hiểm của mình, vốn là biện pháp bảo vệ các nhà đầu tư cháy tài khoản khỏi các mất mát nặng nề hơn nữa. Quỹ này đã mất hơn 50% giá trị, khi lượng dự trữ Tether giảm từ 12,8 triệu về chỉ còn 6,2 triệu USDT.

Nhìn thấy trước được những biến động có thể xảy ra sau đó, Binance Futures đã quyết định bơm thêm 5 triệu USD vào quỹ bảo hiểm để ngăn không cho người dùng bị thanh lý tự động (ADL). Cùng lúc đó, Binance Futures cũng tránh được nhiều đợt ADL quy mô lớn nhờ quỹ bảo hiểm này.

Đồ thị 6 – Quỹ bảo hiểm của Binance Futures mất 50% giá trị 

Nguồn: Binance Futures

Tương tự như Binance, quỹ bảo hiểm của sàn Deribit gần như bị bốc hơi ngay trong đêm sau cú đổ sập của thị trường. Chỉ trong 3 ngày, số tiền có trong quỹ bảo hiểm Deribit đã giảm 53%, từ 391 BTC về chỉ còn 183 BTC.

Tuy nhiên, quỹ bảo hiểm của những sàn lớn khác như OKEx, Huobi và BitMEX lại không bị thiệt hại quá nhiều, dù số lượng thanh lý trên các nền tảng đó cũng khá lớn.

Đồ thị 7 – Dòng tiền chảy ra ròng của các quỹ bảo hiểm thuộc các sàn giao dịch lớn

Nguồn: Binance Futures

Khi mà thị trường đi xuống trong ngày 12 và 13/03, những sàn giao dịch trên lại không báo cáo dòng chảy ra khỏi các quỹ bảo hiểm lớn. Quỹ bảo hiểm của BitMEX thậm chí còn ghi nhận mức đỉnh là 36.500 BTC, đồng nghĩa với việc nó đã không bị thiệt hại gì sau quãng thời gian đó.

Kết luận

Rõ ràng là không phải sàn giao dịch nào cũng như nhau, một số đơn giản là đáng tin cậy và ổn định hơn những nền tảng khác. Đặc biệt, trong những lúc thị trường biến động cực mạnh, sàn giao dịch vẫn phải luôn duy trì trải nghiệm giao dịch trơn tru cho người dùng, bởi bất kỳ trục trặc hay tắc nghẽn nào cũng có thể tiếp thêm sự hoảng loạn vào thị trường, như những gì ta đã thấy trong tuần vừa qua.

Bên cạnh đó, các sàn tiền mã hóa cũng phải đảm bảo duy trì những cơ chế quản trị rủi ro mạnh mẽ để bảo vệ nhà đầu tư. Chính vì thế, điều quan trọng là phải có sẵn những biện pháp phòng hộ như là quỹ bảo hiểm mà phải được sử dụng đúng với mục đích vì lợi ích của người dùng.

Nhìn về phía trước, thị trường phái sinh tiền mã hóa có thể sẽ tiếp tục chứng kiến khối lượng giao dịch dâng trào và có mức biến động giá trị cao khi mà những bất an vô định đối với nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Bắt đầu giao dịch trên Binance Futures ngay hôm nay!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây