Trong một bài viết gần đây của Binance Research, chúng tôi đã phân tích khả năng xây dựng một cặp giao dịch tổng hợp thông qua hợp đồng hoán đổi không kỳ hạn trên Binance Futures. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu hơn về ý tưởng đó bằng cách phát triển các chiến lược giao dịch mà sẽ mang lại một phương thức kiếm lợi nhuận độc đáo giữa các thị trường tiền mã hoá. Trong lĩnh vực tài chính truyền thống, nó là một chiến lược được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng vì ít bị ảnh hưởng bởi các biến động thị trường. Nó được gọi với cái tên market-neutral trading (giao dịch trung lập với thị trường).
Giao dịch trung lập với thị trường là gì?
Giao dịch trung lập với thị trường bao gồm việc thiết lập các vị thế long và short đồng thời để tận dụng sự chênh lệch giá trị giữa các tài sản mã hoá. Lợi nhuận sẽ được xác định từ biến động giá trị tương đối giữa hai tài sản này thay vì hướng biến động của chúng.
Ví dụ, nếu một nhà đầu tư cho rằng Bitcoin sắp giảm và Litecoin sắp tăng, người ấy sẽ mở một vị thế long Litecoin và đồng thời short Bitcoin. Nói cách khác, nó là một chiến lược giao dịch không theo bất kỳ phương hướng thị trường nào hết, nhà đầu tư vẫn kiếm được tiền bất kể giá tăng hay giảm.
Các chiến lược trung lập với thị trường cực kỳ phù hợp cho những thị trường tiền mã hoá thường xuyên biến động, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chiến lược này không phải là không tiềm ẩn rủi ro, khác với giao dịch chênh lệch giá truyền thống. Mặc dù vậy, nó vẫn có lợi trong việc giúp nhà đầu tư tối đa hoá lợi nhuận mà không phải tiếp xúc với quá nhiều rủi ro trên thị trường.
Lợi ích của nó đối với nhà đầu tư là như thế nào?
Giao dịch trung lập với thị trường mang đến cho nhà đầu tư nhiều lợi ích, gồm đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm tính biến động của danh mục đầu tư, và tạo vùng đệm trước những biến động của thị trường.
Đa dạng hóa – Để quản lý rủi ro một cách hiệu quả, nhà đầu tư thường kết hợp các chiến lược để đa dạng hóa dòng tiền vào theo thời gian. Với cách tiếp cận này, khả năng sinh lời dài hạn của một danh mục đầu tư sẽ không lệ thuộc hoàn toàn vào chỉ vài chiến lược giao dịch. Bên cạnh đó, chiến lược giao dịch trung lập với thị trường còn giảm mức độ tương quan giữa các đồng tiền mã hoá với nhau.
Giảm biến động – Chiến lược giao dịch trung lập với thị trường thu hút nhiều nhà đầu tư vì nó có khiến danh mục đầu tư có mức độ thấp hơn so với các chiến lược truyền thống. Nhìn chung, lợi nhuận có được từ chiến lược trung lập sẽ không phụ thuộc vào tình hình thị trường.
Giảm thiểu rủi ro – Một lợi ích khác của chiến lược này là giúp người sử dụng hạn chế những mất mát nếu thị trường bị bán tháo mạnh. Nguyên nhân là bởi nó có tính trung lập so với thị trường, các biến động giá tiêu cực sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của chiến lược. Trái lại, các chiến lược tài chính truyền thống thường có mức độ tiếp xúc với thị trường cao và tương quan rộng. Trong lịch sử, chiến lược giao dịch trung lập với thị trường có mức tương quan tích cực thấp thứ hai, chỉ sau chiến lược short thuần.
Một lợi thế lớn của chiến lược giao dịch trung lập với thị trường là chúng chú trọng xây dựng danh mục đầu tư với mục đích giảm thiểu rủi ro thị trường. Trong những thị trường biến động, lịch sử đã cho thấy các chiến lược trung lập thường ưu việt hơn nhiều so với các chiến lược khác.
Các loại chiến lược giao dịch trung lập với thị trường
Trong ngành tài chính truyền thống, có rất nhiều hình thức giao dịch trung lập với thị trường khác nhau. Trong các ví dụ dưới đây, chúng tôi sẽ tập trung đến một nhóm các chiến lược nhỏ, đặc biệt là các chiến lược trong trường hợp giá biến động thất thường mà có thể được áp dụng vào thị trường tiền mã hóa.
Các chiến lược giá đảo chiều này là Giao dịch cơ bản và Giao dịch chênh lệch giá theo thống kê.
1. Giao dịch cơ bản (hợp đồng tương lai và hợp đồng hoán đổi không kỳ hạn)
Giao dịch cơ bản thông thường bao gồm việc đặt một vị thế long cho tài sản tiền mã hóa cơ sở và một vị thế short cho phái sinh của nó (là hợp đồng tương lai tiền mã hóa hoặc hợp đồng hoán đổi không kỳ hạn).
Giao dịch cơ bản sẽ khai thác sự chênh lệch giá trị giữa hai thị trường này, hay còn được gọi với cái tên “cash and carry”. Phương thức giao dịch cơ bản phổ biến nhất gồm mở vị thế trên thị trường spot và hợp đồng tương lai (futures).
Đa phần các trường hợp thì giá futures sẽ luôn cao hơn giá tài sản cơ sở trên thị trường spot. Tuy nhiên, cũng có lúc giá hợp đồng tương lai sẽ giảm xuống thấp hơn giá spot. Do vậy giao dịch này có thể âm hoặc dương.
Ví dụ về Giao dịch cơ bản (Giá spot vs Giá hợp đồng tương lai)
Đồ thị 1 – Lịch sử biến động giá BTCUSDT (xanh) trên sàn Binance và Hợp đồng Futures Bitcoin tháng 03/2020 của sàn CME (cam)
Nguồn: TradingView
Thiết lập giao dịch cơ bản bằng hợp đồng tương lai:
- Mua 5 BTC ở mức giá $8,000 bằng USDT trênBinance.com
- Mở một vị thế short hợp đồng Futures Bitcoin tháng 03/2020
- Đóng vị thế hợp đồng tương lai ngay khi giá hội tụ với giá spot
Giao dịch cơ bản cũng có thể được thực hiện với Hợp đồng hoán đổi không kỳ hạn (swaps). Khác với hợp đồng tương lai truyền thống, loại hợp đồng này không thanh toán theo cách thông thường và cũng không có ngày đáo hạn. Nhà đầu tư có thể duy trì vị thế short đến vô hạn trừ khi bị thanh lý.
Chưa dừng lại ở đó, hợp đồng swaps còn được thiết kế để bám sát giá trị của spot. Do vậy, các sàn giao dịch tiền mã hóa sử dụng cơ chế có tên gọi là Funding Rate để đảm bảo giá hợp đồng sẽ luôn tuân theo biến động giá tài sản cơ sở.
Funding rate là các kỳ trả tiền định kỳ cho nhà đầu tư long hay short tùy thuộc vào chênh lệch giá hợp đồng không kỳ hạn và giá spot. Do đó, tùy vào vị thế đang mở, nhà đầu tư sẽ phải trả tiền hoặc sẽ nhận được tiền.
Đồ thị 2 – Lịch sử funding rate trên các sàn giao dịch
Nguồn: Skew
Trong các điều kiện thị trường khác nhau, funding rate sẽ biến động và sẽ được tính lại sau mỗi 8 giờ. Tùy lúc, funding rate có thể cao hơn hoặc thấp hơn chỉ số giá spot khi tâm lý thị trường thay đổi. Khi mà điều này xảy ra, nhà đầu tư sẽ có cơ hội kiếm lời từ funding rate để đưa nó về lại mức trung bình.
Như có thể thấy trên Đồ thị 2, funding rate trong quá khứ của các sàn giao dịch luôn duy trì ở mức thấp. Song, funding rate vẫn có thể tăng giảm đột ngột. Trong một số trường hợp, funding rate có thể tăng vọt lên mức cực đại (như vào đầu tháng 2). Nhà đầu tư có thể tận dụng những tình huống như vậy bằng cách lập vị thế ở thị trường spot và thị trường swaps.
Ví dụ về Giao dịch cơ bản (Spot vs Hợp đồng swaps không kỳ hạn)
Khi funding rate tăng hơn 2 đơn vị lệch tiêu chuẩn so với trung vị của nó:
- Mua 5 BTC ở mức giá $8,000 bằng USDT trênBinance.com
- Short 5 hợp đồng hoán đổi không kỳ hạnBTCUSDT trên Binance Futures
- Mua lại hợp đồng không kỳ hạn khi funding rate quay về lại mức trung vị.
2. Giao dịch chênh lệch giá theo thống kê
Giao dịch chênh lệch giá theo thống kê sử dụng phương pháp định lượng để phát hiện những điểm khác biệt giữa hai hoặc nhiều loại tài sản tiền mã hóa. Dựa trên phân tích định lượng, nhà đầu có thể đánh cược vào đồng tiền sắp sửa đảo chiều giá trị bằng cách đồng thời mở các vị thế long và short.
Để lập một vị thế, nhà đầu tư cần chọn các loại tài sản tiền mã hóa có mối quan hệ giá trị mạnh sử dụng những phương thức thống kê như là tương quan và đồng kết hợp.
Tương quan – một chỉ số thống kê đo mức độ liên kết với nhau giữa hai loại chứng khoán. Tương quan được sử dụng rộng rãi trong ngành tài chính truyền thống và quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp. Giá trị tương quan nằm trong khoảng -1.0 đến +1.0. Hai loại chứng khoán có mức tương quan là 1 cho thấy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Bảng 1 – Tương quan 30 ngày giữa các đồng tiền mã hóa vốn hóa lớn với nhau
Nguồn:Báo cáo Giao dịch Tháng 2 của Binance Futures
Để biết thêm về cách áp dụng tương quan để giao dịch, hãy đọc báo cáo tương quan thường niên của Binance Research.
Đồng kết hợp – là một mô hình toán học nghiên cứu hai hoặc nhiều chuỗi thời gian ngẫu nhiên mà có thể hiển thị quan hệ đảo chiều. Bài kiểm tra đồng kết hợp này nhằm nhận diện các tài sản tiền mã hóa mà có thể biến động độc lập trong ngắn hạn, nhưng về lâu về dài thì khó có thể lệch khỏi mức cân bằng của mình.
Dựa trên những tiêu chí này, chúng tôi đã nhận ra EOSUSDT và TRXUSDT là các hợp đồng có hành vi đảo chiều đủ lớn.
Đồ thị 3 – Lịch sử biến động giá EOSUSDT (xanh) và TRXUSDT (vàng)
Nguồn: TradingView
Nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược này trên Binance Futures trong trường hợp sau:
TRXUSDT có giá trị bị đánh giá thấp hơn EOSUSDT.
- Short TRXUSDT và Long EOSUSDT
- Để thoát khỏi vị thế, mua TRXUSDT và bán EOSUSDT
Trong trường hợp điều ngược lại xảy ra, nhà đầu tư chỉ cần short EOSUSDT và long TRXUSDT.
Rủi ro của Giao dịch trung lập với thị trường
Dù chiến lược giao dịch trung lập với thị trường có những lợi ích độc đáo như là tăng tính đa dạng và giảm biến động cho danh mục đầu tư, song nó không phải là an toàn tuyệt đối. Vẫn có đó những rủi ro và hạn chế mà nhà đầu tư cần lưu ý trước khi triển khai chiến lược này.
1. Rủi ro thực hiện – Trong giai đoạn thị trường biến động mạnh, việc xác định hướng đi tiếp theo của giá sẽ là thách thức khó nhằn. Giá có thể biến động đột ngột và dữ dội, làm nhà đầu tư trở tay không kịp.
2. Sai Tương quan/Đồng kết hợp – Điều quan trọng là luôn cập nhật những thay đổi của tương quan vì các yếu tố cơ bản có thể tác động lên biến động giá tiền mã hóa. Khi điều này xảy ra, cặp giao dịch có thể biến động ngược với hướng mà đã được dự đoán.
3. Khớp giá – Việc kiếm lời từ chiến lược giao dịch theo cặp như trên thường phụ thuộc vào những khoảng chênh lệch sát sao, do vậy vẫn có rủi ro lệnh không được khớp ở mức giá mong muốn.
Tổng kết
Các chiến lược giao dịch trung lập với thị trường là một phương án thay thế cho danh mục đầu tư chỉ mua vào bán ra truyền thống. Một chiến lược trung lập với thị trường được thiết kế kỹ càng có thể mang lại lợi nhuận bất kể hướng biến động của thị trường tiền mã hóa. Do vậy nó sẽ giúp bảo vệ nhà đầu tư khỏi các cuộc khủng hoảng và giai đoạn bất ổn trên thị trường,
Những ưu điểm này ở thời điểm hiện tại càng trở nên quan trọng với nhà đầu tư, bởi thị trường đang không cho ra xu hướng rõ ràng. Tuy trung lập với thị trường có thể giảm thiểu rủi ro và cho phép nhà đầu tư kiếm lời ở bất kỳ điều kiện thị trường nào, thế nhưng nó đòi hỏi nhà đầu tư phải luôn theo sát mọi thay đổi của thị trường để đảm bảo không để những yếu tố ngoại hưởng mới ảnh hưởng