Giải mã Cơ chế kinh tế của Token và một số Hiểu lầm thường gặp

0
90

“Trong bài viết này, tôi sẽ cố giải thích một số khái niệm cơ bản liên quan đến cơ chế kinh tế của token. Nó sẽ khá là dễ đọc mà thôi.” – CZ, CEO của Binance.

Mỗi ngày tôi đều bắt gặp những người hiểu sai về những khái niệm cơ bản về cơ chế kinh tế của token. Tôi biết rằng ở đa số các trường người ta sẽ thường không dạy về các kiến thức liên quan đến tài chính, ví dụ như cách quy luật cung cầu hoạt động. Tôi cũng biết rằng tiền mã hóa là một lĩnh vực mới nổi và vẫn còn rất nhiều thứ để ta phải học hỏi.

Trong bài viết này, tôi sẽ thử giải thích một vài trong số những khái niệm đang bị hiểu nhầm. Nó sẽ khá là dễ đọc mà thôi. Tuy nhiên, đây chỉ là hiểu biết của bản thân tôi, và giống như mọi quan điểm khác, nó vẫn có thể sai một phần hoặc là tất cả. Tôi cũng khuyên mọi người nên tìm hiểu thêm về cơ chế kinh tế của token cùng các chủ đề có liên quan khác trên Binance Academy.

Những Ngụy biện trong Tư duy tiền tệ

Ngụy biện này có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức.

Một phiên bản chúng ta thường nghe là “Tôi không muốn chi tiêu BTC (hay BNB)” vì giá trị của nó sẽ tăng nhanh hơn tiền pháp định và tôi không muốn bỏ qua cơ hội này, vậy nên tôi vẫn sẽ sử dụng tiền pháp định để mua hàng hóa”.

Vậy tại sao bạn không chuyển thêm một ít tiền pháp định (phần mà bạn định tiêu dùng) sang tiền mã hóa, và dùng tiền mã hóa dễ dàng hơn. Bạn luôn có thể chuyển đổi tài sản của mình giữa hai hình thái này cơ mà.

Có người sẽ bảo rào cản cho việc trên chính là phí chuyển đổi. Nhưng mức phí này ngày nay đã rất thấp. Binance.com hiện chỉ tính phí có 0.03%, và nếu so sánh với mức phí 3% mà nhiều nhà cung cấp thẻ tín dụng vẫn còn áp đặt, thì phí của chúng tôi chỉ bằng 1/100 họ. (Xin lỗi, tôi phải chèn thêm chút quảng cáo vào đây.)

Có người thì cho rằng các phương thức tiêu dùng tiền mã hóa vẫn chưa đủ tiện lợi, và đây là một luận điểm đúng và có lý do. Chúng tôi đang nỗ lực để cải thiện điều này. Nhưng nó hoàn toàn khác với việc cho rằng “Tôi không muốn sử dụng BTC vì giá của nó sắp sửa tăng nhanh hơn”.

Binance đang đốt coin từ đâu vậy?

Một phiên bản khác của hiểu nhầm này là câu hỏi “Sàn đang lấy tiền ở đâu để đốt vậy?”

Chúng tôi vừa thiêu hủy lượng BNB trị giá 60,5 triệu USD vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, vẫn có một số người, kể cả phóng viên của các trang tin tức, vẫn đặt câu hỏi rằng “sàn đang đốt BNB thu về dưới dạng doanh thu hay đó là từ tiền của đội ngũ?” và cho rằng có sự khác biệt giữa hai nguồn đó. Cả hai đều tạo ra áp lực giảm phát lên BNB như nhau mà thôi.

Không có một quỹ nào đang quản lý BNB cả. Chúng tôi đã dành ra một phần BNB trong giai đoạn ICO để làm “quỹ tiền cho đội ngũ”, minh bạch ngay từ ngày đầu. Số tiền này sẽ được mở khóa dần dần theo từng năm trong vòng 5 năm. Với việc Binance đã hoạt động được 3 năm, một phần token của đội ngũ đã được mở khóa. Đội ngũ của chúng tôi có thể sử dụng nó nếu muốn. Việc chúng tôi chưa sử dụng chúng nhiều hoàn toàn là vì chúng tôi chọn làm như vậy. Quan trọng hơn, chỗ token ấy thuộc về đội ngũ của chúng tôi, và doanh thu BNB từ sàn giao dịch cũng vậy. BNB là một token có thể mua bán trao đổi được, và giá trị của nó không phụ thuộc vào việc nó đang nằm ở đâu. Chúng tôi có thể trữ tất cả trong cùng một ví, cùng một địa chỉ hoặc chia tách chúng ra nhiều địa chỉ khác nhau, nhưng sau cùng đó vẫn là tài sản của đội ngũ chúng tôi. Khi chúng tôi đốt coin, chúng tôi đang hy sinh một phần BNB mình sở hữu để làm giảm đi tổng cung. Nó sẽ khiến lượng BNB còn lại trở nên giá trị hơn. Vậy việc chúng tôi đốt coin ở địa chỉ nào thì có quan trọng hay không? Nếu có, thì lần tới chúng tôi sẽ di chuyển chúng trước khi đốt…

Binance có mua lại coin từ thị trường không?

Đây là một phiên bản “cao hơn” của hiểu nhầm về “rổ trứng”. Hiểu nhầm này khả năng cao xuất phát từ các nhà đầu tư của thị trường truyền thống. Doanh thu của một công ty thường là ở dưới dạng tiền pháp định, và họ sẽ sử dụng một phần tiền đó để chuyển sang/mua lại cổ phiếu. Điều này sẽ giúp giá cổ phiếu tăng lên và làm hài lòng các nhà đầu tư. Nhiều người cho rằng điều tương tự cũng diễn ra ở lĩnh vực tiền mã hóa.

Thế nhưng các đợt đốt BNB của Binance lại không giống như thế ở nhiều điểm. Phần lớn doanh thu của Binance đang ở dưới dạng BNB và chúng tôi sẽ HODL chúng. Chúng tôi không chuyển lại chúng sang tiền pháp định ngoại trừ số tiền phục vụ chi tiêu của công ty. Hãy thử nghĩ nếu chúng tôi bán BNB để lấy tiền pháp định, rồi lại dùng tiền pháp định để mua BNB rồi đốt. Điều đó có hợp lý không? Rõ ràng là không rồi.

Tuy nhiên, một số người vẫn sẽ bảo chúng tôi nên làm như trên; rằng bên bán BNB để lấy tiền mặt trong suốt quý, để rồi mua lại BNB một cách nhanh chóng trước ngày thiêu hủy, và tạo ra một hiệu ứng thổi giá ngắn hạn. Rất tiếc, ở đâu chúng tôi không làm như vậy. Chúng tôi sẽ chỉ nắm giữ BNB. Chúng tôi không muốn nắm giữ tiền pháp định quá lâu. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư ngắn hạn cảm thấy không hài lòng, nhưng lại làm lợi về lâu dài cho những ai sở hữu BNB. Chúng tôi không muốn xây dựng những chiến lược kích cầu “nhân tạo” như vậy để biến BNB thành một đồng coin “pump & dump”. Chúng tôi, cùng nhiều đối tác trong hệ sinh thái của mình, muốn tạo dựng những giá trị vững bền cho BNB và cả lĩnh vực tiền mã hóa.

Một số sàn giao dịch thậm chí còn tuyên bố một cách tự hào (hoặc trong tủi hổ) rằng họ đã “mua lại” chính token sàn của mình trước khi đốt. Và không may nhiều người lại nghĩ đó là điều tốt. Nó đồng nghĩa với việc:

  1. Thu nhập của họ không ở dưới dạng token sàn; v.d người dùng không trả phí bằng token của họ. Hoặc là,
  2. Họ không nắm giữ những token sàn mà nhận được thông qua phí giao dịch. Họ sẽ bán chúng ra thị trường lại ngay. 

Bạn có muốn sở hữu một đồng coin sàn mà đến bản thân sàn giao dịch phát hành nó cũng không muốn nắm giữ? Hãy tự quyết định nhé.

Đốt coin hay là Airdrop?

Tôi đoán là nếu chúng tôi thực hiện một đợt airdrop 60,5 triệu USD tiền BNB, chắc chắn là sẽ có rất nhiều người cảm thấy vui hơn. Nhưng tác động tài chính của cả hai đều như nhau mà thôi. Số đông mọi người vẫn không hiểu được lợi ích của việc đốt coin, nhưng hãy tin tôi đi, nó cũng giống y như là airdrop vậy. Cả hai đều tốt cho người dùng. Song đốt coin sẽ giúp mạng lưới tránh bị quá tải giao dịch và không làm người dùng phải tốn thêm phí giao dịch.

Nhân tiện nói về chủ đề này, các biện pháp nới lỏng định lượng tiền tệ của ngân hàng trung ương thực chất là không có lợi cho bạn. Nó giống với việc lấy tiền khỏi tài khoản ngân hàng của bạn và chia đều chúng cho người khác, thường là đến những người đang giàu hơn bạn. Tôi chỉ nói đến đây thôi và để bạn tự nghiên cứu/tin tưởng hay không.

Hãy chuyển sang các chủ đề khác…

Dự án hay Đội ngũ phát hành nhiều đồng coin

Tôi thường xem việc một đội ngũ phát hành nhiều token là một dấu hiệu cảnh báo. Năng lực của mỗi đội ngũ đều có hạn, việc phát hành token chắc chắn sẽ không thể nào gia tăng hiệu quả công việc của họ lên. Để so sánh thì giữa một đội ngũ phát hành 100 đồng token khác nhau với một đội ngũ chỉ phát hành một token nhưng lại dùng nó trong tất cả nền tảng/hệ sinh thái của mình, thì bạn sẽ chọn đội ngũ nào? Việc một dự án hay đội ngũ sở hữu nhiều token sẽ tạo ra đủ loại vấn đề về xung đột lợi ích. Đội ngũ sẽ dành sự chú tâm của họ vào đâu? Làm thế nào để họ cân bằng tất cả? Và đây mới chỉ là giả sử rằng đó là một đội ngũ chăm chỉ đang cố gắng phát triển sản phẩm của mình. Có những đội ngũ chỉ quan tâm đến việc phát hành token này rồi nhanh chóng chuyển sang token khác, hy vọng kiếm được nhiều tiền nhất có thể từ nhà đầu tư mà chẳng mảy may đến việc xây dựng những thứ khác.

Tôi muốn chỉ ra thêm là có những dự án mang trong mình thiết kế đa token ngay từ đầu, một là token để quản trị và cái còn lại là token để sử dụng, v.v. Cách làm này có mục đích của riêng nó. Đừng xem tất cả những gì tôi nói là đúng và tôi đang không cố tấn công tất cả những dự án sử dụng đồng thời nhiều token.

Việc hệ sinh thái Binance hiện tại đang có nhiều token xuất phát từ các thương vụ mua bán sáp nhập. Chúng tôi vẫn chưa tìm được cách nào để có thể nhập tất cả các token này lại với nhau. Chúng tôi hiện vẫn đang nghiên cứu hướng đi tốt nhất có thể.

Còn về quy trình niêm yết của Binance, khi một đội ngũ tuyên bố xây dựng token mới, chúng tôi sẽ nghi ngờ và yêu cầu họ trả lời thêm một số câu hỏi.

Lượng cung lưu hành nhỏ

Một dấu hiệu cảnh báo khác là khi một token có lượng cung lưu hành rất nhỏ (chỉ chiếm một chữ số phần trăm). Hãy dùng một ví dụ cực đại khác. Giả sử một token có lượng cung lưu thành chỉ chiếm 1% tổng cung, 99% còn lại được sở hữu bởi đội ngũ hoặc một quỹ. Giả sử tiếp là 20% những người sở hữu của lượng cung lưu hành là các nhà giao dịch thường xuyên hoạt động. Nếu có một người nào đó dành cho 200.000 USD để mua coin, người đó sẽ đẩy vốn hóa của 1% lượng cung lưu hành trên lên 1 triệu USD và cho đồng coin đó mức tổng vốn hóa là 100 triệu USD. Như có thể thấy, chỉ mất 200.000 USD là có thể tạo ra mức vốn hóa thị trường 100 triệu USD cho một token.

Những đồng coin với lượng cung lưu hành ít ỏi như vậy còn rất dễ trở thành các âm mưu “pump dump” hay bị “thao túng” giá trị trên thị trường. Rủi ro lớn nhất là khi phần tiền bị khóa được mở khóa và xả thẳng vào thị trường, làm giá trị đồng token bị suy giảm nghiêm trọng và nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ phải hứng chịu mọi thiệt hại. Hãy học cách bảo vệ bản thân bạn.

Đội ngũ nắm giữ nhiều tiền

Đến thời điểm hiện tại, chắc hẳn ai cũng hiểu được vấn đề này. Bạn nên để ý đến những phần tiền “phân bổ cho đội ngũ” mà có thể mang những cái tên khác nhau như là dành cho quỹ, ngân sách marketing, phát triển cộng đồng hoặc dự trữ để đào tiền hay bất kỳ công dụng khác mà thuộc quyền quản lý của đội ngũ. Ý tôi không phải là tất cả các quỹ, ngân sách marketing, v.v đều vì mục đích xấu. Nếu chúng được sử dụng đúng mục đích thì chẳng có vấn đề gì cả. Thế nhưng không phải đội ngũ nào cũng quản lý chúng tốt.

Để đảm bảo minh bạch, BNB cũng có một khoản phân bổ cho đội ngũ rất lớn. Tôi/chúng tôi cách đây 3 năm cũng chưa thấu hiểu rõ được cơ chế kinh tế của token. Chúng tôi chỉ có một phần tiền phân bổ cho đội ngũ mà thôi, không có quỹ riêng, ngân sách marketing, phát triển cộng đồng hay gì cả. Nó chỉ gói gọn như vậy. May thay, nền tảng của chúng tôi đã nhanh chóng sinh được lợi nhuận, và chúng tôi đã không phải dùng tiền khoản tiền được phân bổ cho đội ngũ, dù nó đã được mở khóa một phần. Tôi sẽ không khoe khoang nhiều nữa, nhưng bạn hãy tự mình đánh giá rủi ro. BNB có lượng cung lưu hàng lớn, và có cơ sở người dùng đông đảo hơn phần lớn các đồng tiền khác. Số lượng địa chỉ trên mạng lưới vẫn chưa phản ánh đầy đủ lượng người dùng nắm giữ BNB trên Binance.

Thay đổi Whitepaper

Tôi thường phản đối việc thay đổi whitepaper của dự án một khi đã đăng tải. Trong tất cả những chuyện thì việc từ bỏ một dự án chắc chắn là điều tồi tệ nhất. Thay đổi nội dung whitepaper cũng sẽ khiến người dùng xuất hiện suy nghĩ tiêu cực. Tôi khuyên tất cả các dự án phải cẩn trọng về điều này.

Binance đã có một số lần cập nhật lại whitepaper, nhưng những thay đổi này không ảnh hưởng quá nhiều đến nội dung. Vào tháng 01/2019, chúng tôi thay đổi những từ về “mua lại” và gắn với “20% lợi nhuận”. Thay đổi này xuất phát từ lời khuyên của một bên tư vấn pháp lý thứ ba vì ngôn từ ấy sẽ khiến BNB bị hiểu là chứng khoán ở một số quốc gia, và nó cũng không diễn tả chính xác bởi chúng tôi không tiến hành “mua lại” bao giờ. Chúng tôi nắm giữ BNB như đã giải thích ở trên. Chúng tôi đã lý giải điều này cho các phóng viên và cộng đồng vào lúc ấy.

Câu hỏi lớn khi đó là: Liệu chúng tôi có ngừng đốt coin không? Hay là chúng tôi sẽ đốt ít đi? Không. Chúng tôi đã giải thích rằng số tiền sẽ không thay đổi, chỉ thay đổi ngôn từ mô tả nó trong whitepaper mà thôi. Chúng tôi cũng chứng minh rằng hành động của mình quan trọng hơn lời nói.

Kể từ đó đến nay, chúng tôi đã thực hiện thành công thêm 5 đợt thiêu hủy token đạt kỷ lục nữa. (Đợt đốt coin lần thứ 8 được tiến hành khi giá BNB đạt gần 40 USD, khiến giá trị USD cao hơn lần thứ 7 rất nhiều.)

Hành động của chúng tôi đã được chứng minh là quan trọng hơn lời nói.

Tôi sẽ kết thúc bài viết tại đây. Vẫn còn rất nhiều chủ đề khác nhau mà ta có thể bàn, nhưng tôi sẽ để dành cho một dịp khác. Cảm ơn các bạn vì đã đọc và chúc một cuối tuần vui vẻ!

CZ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây