Quá trình tăng trưởng chóng mặt của Bitcoin trong thập niên vừa rồi đã thu hút được sự chú ý từ giới đầu tư từ các thị trường chính thống. Do vậy, chẳng thể nào tránh khỏi việc sẽ có những so sánh về hiệu suất của BTC với các chỉ số chứng khoán truyền thống.
Xuất phát từ lập luận phổ biến rằng tiền mã hóa là “hình thái tiến hóa tiếp theo” của tiền tệ, chúng ta thường xuyên bắt gặp những so sánh giữa tiền mã hóa với tiền pháp định, như là Bitcoin bị đặt lên bàn cân với đồng đô la Mỹ hay là kim loại vàng. Chưa hết, nhiều nhà đầu tư vẫn đang tính lời và lỗ của họ dưới dạng tiền pháp định.
Tuy nhiên, khi xét đến tính biến động của thị trường, Bitcoin lại có nhiều nét tương đồng với thị trường chứng khoán hơn. Trước khi Bitcoin ra đời, thị trường chứng khoán đã luôn là nơi được những nhà đầu tư lựa chọn để gia tăng danh mục tài sản của mình. Chính vì vậy, sau khi Bitcoin nổi lên như là một phương án thay thế mà sở hữu tiềm năng đầu tư và tính biến động tương tự như chứng khoán, có thể dễ hiểu vì sao mọi sự chú ý lại đang đổ dồn sang lĩnh vực tiền mã hóa.
Hãy so sánh biến động từ đầu năm đến nay của Bitcoin với S&P 500 ( chỉ số chứng khoán tổng hợp bao gồm 500 công ty hàng đầu của Mỹ), hoặc NASDAQ 100 (chỉ số chứng khoán tổng hợp theo dõi 100 công ty hàng đầu của Mỹ).
Nguồn: TradingView
Từ đồ thị ở trên, khoản đầu tư 1.000 USD của bạn vào Bitcoin (BTC) từ đầu năm 2020 đến thời điểm hiện tại sẽ có giá trị lên đến 1.660 USD (màu cam), cao hơn nhiều so với mức 1.265 USD nếu chọn NASDAQ (màu đỏ) hay là 1.029 USD nếu chọn S&P 500 (màu xanh). Tất nhiên, giá sẽ biến động khác nhau theo từng ngày, nhưng đây chỉ là một trong nhiều ví dụ minh họa cho thấy Bitcoin là một lớp tài sản có tính cạnh tranh rất cao so với chứng khoán.
Kết quả cũng tương tự nếu so sánh với các cổ phiếu blue-chip. Hồi năm 2017, khi thị trường giá tăng của Bitcoin giúp nó được công chúng biết đến rộng rãi, các nhà phân tích chứng khoán đã chỉ ra 5 công ty công nghệ hàng đầu đang thống lĩnh mảng cổ phiếu blue-chip. Chúng bao gồm: Facebook Inc. (FB), Apple Inc. (AAPL), Amazon.com Inc. (AMZN), Netflix Inc. (NFLX) và Alphabet Inc.’s Google (GOOGL), với những mức tăng trưởng tốt nhất từng được ghi nhận trong thập niên vừa rồi.
Hãy cùng so sánh những cổ phiếu FAANG này với hai đồng tiền mã hóa phổ biến khác là Ethereum (ETH) và BNB.
Tài sản / Cổ phiếu |
Mức tăng trưởng từ đầu năm đến này |
Số tiền lãi nếu đầu tư 1.000 USD vào ngày 01/01 |
Bitcoin (BTC) |
66.02% |
$660.20 |
Ethereum (ETH) |
204.41% |
$1,041.10 |
BNB (BNB) |
65.19% |
$651.90 |
Facebook (FB) |
23.89% |
$238.90 |
Apple (AAPL) |
50.50% |
$505.00 |
Amazon (AMZN) |
66.61% |
$666.10 |
Netflix (NFLX) |
44.16% |
$441.60 |
Google (GOOGL) |
10.12% |
$101.20 |
Bảng so sánh trên cho thấy nếu chỉ tính riêng năm 2020, lĩnh vực tiền mã hóa đã có thể cạnh tranh sòng phẳng với những cổ phiếu blue-chip tốt nhất của thị trường chứng khoán.
So sánh Bitcoin với Chứng khoán
Trong bài viết trước, chúng tôi đã so sánh giữa Bitcoin với kim loại vàng. Lần này, hãy mở rộng phép so sánh trên sang thị trường chứng khoán để ta có thể hiểu rõ hơn về những ưu và nhược điểm của hai lớp tài sản này.
Câu hỏi |
Bitcoin |
Stocks |
Tính khan hiếm Tài sản có khan hiếm không? Có bị giới hạn nguồn cung không? |
Có (Chắc chắn sẽ chỉ có tối đa 21 triệu BTC.) |
Còn tùy (Các công ty luôn có quyền phát hành thêm cổ phiếu.) |
Tính kháng làm giả Liệu có khó hay không thể làm giả tài sản không? |
Có (Nó có thể được xác minh độc lập thông qua blockchain.) |
Có, nhưng… (Cổ phiếu sẽ được xác minh bởi công ty, nhưng có thể phải cần kiểm toán.) |
Tính dễ vận chuyển Có thể sử dụng hay vận chuyển tài sản đi bất kỳ nơi nào không? |
Có (Có thể được dùng để thanh toán hay vận chuyển giá trị trên toàn thế giới.) |
Không hẳn (Thường thì không thể sử dụng cổ phiếu ở bên ngoài sàn giao dịch chứng khoán.) |
Tính phi tập trung Tài sản có độc lập theo nghĩa không một tổ chức nào kiểm soát nó? |
Có (Quá trình phát hành và quản lý được thực hiện bởi một mạng lưới các node và máy tính phi tập trung.) |
Không (Tất cả cổ phiếu đều do một công ty phát hành, và thường được kiểm soát bởi một số ít các cổ đông.) |
Tính phân chia Liệu một đơn vị tài sản có thể được chia thành nhỏ hơn? |
Có (Một Bitcoin có thể được chia thành 100.000.000 satoshi.) |
Còn tùy (Thường không thể chia nhỏ cổ phiếu, trừ khi công ty quyết định tiến hành phân tách cổ phiếu.) |
Tính lâu bền Tài sản có thể được bảo vệ trong dài hạn không? |
Có (Vì là một tài sản kỹ thuật số, Bitcoin sẽ không biến mất đi đâu cả.) |
Còn tùy (Cổ phiếu phụ thuộc vào tuổi thọ của công ty.) |
Tính lưu thông Tài sản có thể được trao đổi để lấy các hàng hóa hay tài sản khác không? |
Có (Có thể sử dụng Bitcoin để thanh toán cho các tài sản và nhiều loại hàng hóa khác.) |
Có nhưng ở một giới hạn nhất định (Bạn có thể đổi lấy tiền mặt hoặc tham gia các thương vụ trao đổi, nhưng thường thì không ai sử dụng cổ phiếu để mua bán hàng hóa cả.) |
Tính thân thiện với người dùng và mức độ nhận thức Tài sản có dễ sử dụng hay không? Nó đã được nhiều người biết đến chưa? |
Chưa hẳn (Dù mức độ nhận thức đã gia tăng, nhưng Bitcoin vẫn còn rất nhiều thứ cần làm để cải thiện kiến thức chung trong mắt công chúng. Vì nó mới tồn tại được có 10 năm nên điều này cũng có thể dễ hiểu.) |
Không hẳn (Chỉ một bộ phận nhỏ dân số thế giới giao dịch chứng khoán, bất chấp việc lớp tài sản này đã tồn tại hàng thế kỷ qua.) |
Chúng tôi cũng cần chỉ ra là bạn có thể kiếm Bitcoin mà không cần phải mua nó trên thị trường thông qua việc tham gia một hội thợ đào Bitcoin như là Binance Pool. Cách duy nhất để bạn có thể nhận thêm cổ phiếu là nếu công ty quyết định phân tách số cổ phiếu bạn đang sở hữu. Và tuy Bitcoin không có hệ thống chia cổ tức giống như cổ phiếu, thế nhưng nhiều đồng tiền mã hóa khác đã triển khai cơ chế staking để giúp những người nắm giữ chúng được nhận thêm tiền theo thời gian.
Bất kể bạn chọn phương án nào để đa dạng hóa danh mục của mình, cân nhắc sử dụng Bitcoin là một phương án mà bạn không thể nào bị thiệt. Thậm chí, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các danh mục đầu tư có bao gồm Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác thường vượt trội hơn những danh mục mà chỉ có tài sản truyền thống. Nếu bạn có ý định thêm Bitcoin vào danh mục tài sản của mình, thì Binance sẽ là nơi cung cấp cho bạn trải nghiệm thuận tiện nhất để lần đầu tiếp xúc với tiền mã hóa.
* Tất cả số liệu được tính tại thời điểm 07:00 AM ngày 13/08/2020 (giờ UTC).