Điểm nhấn chính:
- Nhìn chung, các hợp đồng tương lai trên Binance đều ghi nhận sự đi lên rõ rệt. Top 10 hợp đồng hàng đầu trong tháng 7 đều có mức tăng từ 45% trở lên.
- Binance đã hỗ trợ thêm 16 hợp đồng tương lai mới trong tháng 7, nâng tổng số lên thành 43 hợp đồng tương lai và 8 token đòn bẩy.
- Khối lượng giao dịch của Binance trong tháng 7 đã trào dâng từ87,6 tỷ USD lên 109,4 tỷ USD, tăng đến 25% so với tháng trước. Binance Futures cũng ghi nhận kỷ lục khối lượng giao dịch trong ngày mới với hơn 13 tỷ USD được giao dịch vào hôm 28/07.
- Giá trị Open interest cũng gia tăng đáng kể, đi từ 580 triệu USDT lên 900 triệu USDT, tương đương tăng 55% so với tháng trước. Tổng open interest 900 triệu USDT cũng là con số cao nhất mà Binance có được từ lúc thành lập cho đến nay.
Trong tháng 7, Ethereum (ETH) đã trở thành cái tên nổi bật trong nhóm các đồng tiền mã hóa hàng đầu, với việc tăng đến 45% từ 225 USD lên mức giá 328 USD. Nhiều nhà đầu tư tin rằng động lực tăng trưởng của Ethereum cũng đã kéo cả thị trường đi lên theo, tạo đà để Bitcoin (BTC) cũng tiến lên theo.
Hai yếu tố có vẻ đang đứng sau đợt tăng trưởng của Ethereum là xu hướng Tài chính Phi tập trung (DeFi) và triển vọng về nâng cấp Ethereum 2.0.
Kể từ đầu năm nay, giới đầu tư đã vô cùng háo hức về nâng cấp Ethereum 2.0, vốn sẽ chuyển mạng lưới blockchain này sang sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake. Nâng cấp sẽ khuyến khích thêm người dùng tham gia vào mạng lưới và cho phép họ staking coin của mình dài hạn để nhận thưởng. Để có thể nhận phần thưởng staking, người tham gia cần nắm giữ ít nhất 32 ETH.
Chính vì vậy, số lượng ví Ethereum nắm giữ từ 32 ETH trở lên đã tăng dần dần kể từ đầu năm đến nay, và hiện đã có hơn 120.000 địa chỉ ví đủ điều kiện để tham gia staking.
Nguồn: Arcane Research
Nâng cấp trên còn dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng địa chỉ ETH đang hoạt động. Như có thể thấy trong đồ thị bên dưới, số lượng địa chỉ ETH đã tăng gấp đôi kể từ thời điểm tháng 01/2020.
Nguồn: Glassnode
Tài chính Phi tập trung (DeFi) là xu hướng còn lại mà đã góp phần thổi bùng đà tăng của Ethereum. Cơn sốt DeFi xuất hiện là nhờ một số dự án nổi bật, vốn đều có nền tảng là mạng lưới Ethereum. Sự gia tăng dòng vốn đầu tư đổ vào các dự án DeFi mô hình chung cũng đã đẩy giá ETH đi lên. Do đó, sự bùng nổ của thị trường DeFi vừa thúc đẩy nhu cầu cho các token liên quan đến DeFi, cũng như là nền tảng cơ sở hạ tầng của chúng, tức Ethereum.
Bitcoin chạm mức 11.000 USD lần đầu tiên kể từ năm 2019
Sau một quãng thời gian dài củng cố giá trị, Bitcoin rốt cuộc cũng đã chinh phục được ngưỡng 10.000 USD. Động lực đi lên lần này là vô cùng lớn, nhờ vậy đã giúp đồng tiền này có thể vượt qua nốt cột mốc 11.000 USD trong cùng ngày hôm đó, chốt lại tháng 7 với mức tăng 24%. Sự tăng trưởng bứt phá của Bitcoin đã khiến không ít nhà đầu tư phải bất ngờ và đua nhau nhảy vào thị trường để không bị bỏ lại phía sau.
Cũng vì lý do trên, nhu cầu giao dịch mua bán Bitcoin đã dâng trào trong những tuần qua, trong khi nguồn cung trên các sàn giao dịch thì lại giảm về mức thấp nhất 12 tháng, cho thấy tâm lý chủ đạo trong giới đầu tư lúc này vẫn là nắm giữ Bitcoin trong dài hạn.
Nguồn: Glassnode
Sau cú tăng lên 11.000 USD, số lượng các địa chỉ ví sở hữu lượng Bitcoin trị giá từ 1 triệu USD trở lên, hay còn gọi là “cá voi”, cũng đã tăng rõ rệt. Cụ thể, theo dữ liệu từ Glassnode, số ví có từ 1 triệu USD tiền Bitcoin trở lên đã tăng đến 40% lên thành 18.000 địa chỉ.
Nguồn: Glassnode
Top 10 hợp đồng hàng đầu của tháng 7 đều tăng không dưới 45%
Theo sau quãng thời gian ít biến động, thị trường tiền mã hóa đã thật sự bùng nổ trong tháng 7, với Bitcoin và altcoin đều mang về những mức lợi nhuận ngoạn mục cho nhà đầu tư. Cụ thể, Bitcoin đã tăng đến 24% trong tháng 7, còn Ethereum thì là tận 50%. Nhìn chung, các hợp đồng tương lai trên Binance cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Nổi bật nhất là hai hợp đồng của VET và LINK, lần lượt tăng đến 95% và 70% giá trị. Top 10 hợp đồng hàng đầu của tháng 7 đều có mức tăng không dưới 45%, cho thấy một thị trường giá tăng đối với tiền mã hóa có thể sắp đến.
Đồ thị 1 – Top 10 hợp đồng USDT-Ⓜ hàng đầu trong tháng 7
Nguồn: Binance Futures
Bên cạnh đó, Binance đã tái phân bổ các hợp đồng tương lai vĩnh cửu và theo quý đang được hỗ trợ về hai danh mục là COIN-Ⓜ (ký quỹ bằng coin) và USDT-Ⓜ (ký quỹ bằng USDT). Cách phân loại mới nhằm nêu bật việc ứng dụng Bitcoin và altcoin làm đồng tiền thanh toán của hợp đồng tương lai, cũng như phản ánh sự gia tăng hứng thú đối với các loại hợp đồng tương lai được ký quỹ và thanh toán bằng Bitcoin và altcoin.
Người dùng Binance Futures giờ có thể lựa chọn giữa hai nhóm hợp đồng tương lai như sau:
- Hợp đồng Tương lai Ký quỹ bằng COIN (ký hiệu là “COIN-Ⓜ” trên website và ứng dụng di động)
– Hợp đồng Tương lai Theo quý
– Hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu (chuẩn bị được hỗ trợ vào Q3 2020)
- Hợp đồng Tương lai Ký quỹ bằng USDT (ký hiệu là “USDT-Ⓜ” trên website và ứng dụng di động)
– Hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu
Trong nỗ lực tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm của mình, Binance Futures đã hỗ trợ thêm các hợp đồng mới sau trong tháng 7:
Binance đã hỗ trợ thêm 16 hợp đồng tương lai mới trong tháng 7, nâng tổng số lên thành 43 hợp đồng tương lai và 8 token đòn bẩy.
Khối lượng giao dịch và Giá trị Open Interest thiết lập kỷ lục mới giữa giai đoạn tăng trưởng của thị trường
Đợt tăng trưởng của tiền mã hóa đã thúc đẩy hoạt động giao dịch trên khắp thị trường. Khối lượng giao dịch của Binance Futures đã tăng từ 86,7 tỷ USD lên 109 tỷ USD trong tháng 7, cao hơn 25% so với tháng trước. Binance Futures cũng ghi nhận kỷ lục khối lượng giao dịch trong ngày mới với hơn 13 tỷ USD được giao dịch vào hôm 28/07. Quá trình dâng trào của khối lượng giao dịch diễn ra cùng thời điểm với cú tăng lên 11.000 USD của Bitcoin. Với động lực dồi dào này, giá trị Open interest (hợp đồng đang mở) cũng gia tăng đáng kể, đi từ 580 triệu USDT lên 900 triệu USDT, tương đương tăng 55% so với tháng trước. Tổng open interest 900 triệu USDT cũng là con số cao nhất mà Binance có được từ lúc thành lập cho đến nay.
Đồ thị 2 – Khối lượng giao dịch hàng ngày và Open Interest
Nguồn: Binance Futures
Đồ thị 3 – So sánh phần trăm khối lượng giao dịch giữa hợp đồng Bitcoin và Altcoin
Nguồn: Binance Futures
Altcoin là tâm điểm của toàn thị trường trong hai tuần đầu tiên của tháng 7, khi phần trăm khối lượng giao dịch của những đồng tiền này đã tăng từ 32% lên tận 60%. Tại thời điểm đó, chúng tôi ghi nhận nhiều biến động giá trị cũng như khối lượng giao dịch lớn đối với những hợp đồng như là LINK, ADA và VET. Kế sau đó, đến lượt giá trị của ETH và BTC bùng nổ khi cơn sốt DeFi đã giúp ETH đạt mức giá cao nhất trong 52 tuần, còn Bitcoin thì nhanh chóng đưa phần trăm khối lượng giao dịch từ mức 40% quay trở lại con số 60% thường thấy.
Đồ thị 4 – Mức thống trị Open Interest của Bitcoin
Nguồn: Binance Futures
Đáng chú ý, open interest của Bitcoin trong tháng 7 đã giảm từ 67% về chỉ còn 47%. Điều này là trái ngược với những quan sát về khối lượng giao dịch ở trên. Trong đồ thị trước đó, có thể thấy khối lượng giao dịch mua bán Bitcoin đã phục hồi mạnh mẽ trong nửa sau của tháng 7. Tuy nhiên, điều này đã không giúp open interest tăng trở lại. Thay vào đó, động lực tăng trưởng open interest đa phần vẫn đến từ các hợp đồng altcoin, cho thấy một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư trên thị trường đang lập các vị thế lâu dài với altcoin.
Tổng kết
Tại thời điểm bài viết này được thực hiện, thị trường tiền mã hóa vừa trải qua một lần điều chỉnh lớn vào ngày 02/08, làm giá Bitcoin và Ethereum lần lượt giảm đến 13% và 21%. Tuy nhiên, bất chấp cú giảm mạnh này, tâm lý của giới đầu tư không hề bị lung lay, mà thay vào đó vẫn còn vô cùng lạc quan về xu hướng đi lên của thị trường.
Hiện tại, các nhà đầu tư Bitcoin và Ethereum vẫn tin tưởng kịch bản tươi sáng sắp tới, rằng hai đồng tiền này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn khi giá vẫn đang ổn định ở trên mức đỉnh của 52 tuần. Giới đầu tư cũng đang dần nhận ra triển vọng dài hạn của các đồng tiền mã hóa sau khi lĩnh vực này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thế giới tiền mã hóa ngày hôm nay đã thiết lập được một cơ sở hạ tầng blockchain rộng lớn và liên tục có thêm nhiều cải tiến để mở rộng hơn nữa hệ sinh thái. Do đó, sự lạc quan dành cho các đồng tiền mã hóa bắt nguồn từ những yếu tố phát triển cơ bản đã được củng cố và tỷ lệ gia tăng ứng dụng những công nghệ nền tảng đằng sau chúng.