Báo cáo giao dịch Binance Futures tháng 3: Khủng hoảng thanh khoản kéo thị trường đi xuống

0
108

Điểm tin nhanh:

  • Đợt bán tháo ồ ạt vào giữa tháng 3 đã gây nên làn sóng thanh lý kỷ lục giữa lúc Bitcoin ghi nhận quãng thời gian biến động nhất trong những tháng trở lại đây.
  • Hoạt động giao dịch spot và futures đều tăng mạnh – dữ liệu cho thấy nhà đầu tư đã bỏ thêm tiền vào thị trường spot, tận dụng cơ hội kiếm thêm tiền khi thị trường đi xuống.
  • Cú giảm đột ngột của giá Bitcoin đã khiến số lượng lệnh long giảm nghiêm trọng, càng tăng thêm áp lực đi xuống và khiến giá sụt về mức thấp hơn.
  • Chỉ báo Sức mạnh Tương đối thì giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 11/2018, cho thấy giá đã tiến vào vùng oversold.

Tháng 3 quả là một quãng thời gian không thể nào quên với thị trường tiền mã hoá. Các nhà đầu tư đã bị thiệt hại nghiêm trọng khi các đồng tiền lớn đều đã mất hơn 20% giá trị trong tháng 3. Nhiều nhà đầu tư, trader và kể cả sàn giao dịch đến lúc này thậm chí vẫn chưa thể phục hồi sau cú xoay chiều của thị trường mà đã khiến số lượng tài sản bị thanh lý đạt mức 1 tỷ USD.

Những lo ngại về tác động của COVID-19 đã làm thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu rơi tự do, từ đó dẫn đến một cuộc khủng hoảng thanh khoản trên quy mô toàn thế giới. Sự thiếu hụt thanh khoản này cũng ảnh hưởng đến thị trường tiền mã hoá. Trong một bài viết gần đây, chúng tôi đã phân tích cách đợt bán tháo đã tác động lên các sàn giao dịch.

Bitcoin bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả, mất 40% giá trị khi thanh khoản bốc hơi. Sự sụt giảm nhanh chóng này đã gây nên một làn sóng thanh lý diện rộng, càng khiến giá giảm xuống sâu hơn nữa.

Hệ quả là đồng tiền mã hoá này đã phải trải qua một trong những giai đoạn bất ổn nhất trong những tháng trở lại đây. BTCUSDT trênBinance Futures đã giảm từ $9200 về chỉ còn $3600 sau tháng 3.

Đồ thị 1 – Mức lợi nhuận tính theo ngày của BTC

Nguồn: Binance Futures

Có thể dễ dàng thấy đợt bán tháo là một trong những ngày giao dịch tồi tệ nhất của BTC trong những năm trở lại đây. Cú giảm của ngày 12/03 là tệ nhất kể từ năm 2018, khiến tính bất ổn tăng lên dữ dội. Tỉnh bất ổn trong 30 ngày của Bitcoin đã chạm đỉnh cao nhất 1 năm trong tháng 3, vượt qua cả giai đoạn tháng 07/2019.

Đồ thị 2 – Biến động trên khắp các thị trường vĩ mô

Nguồn: Skew

Như đã trình bày, mức biến động của BTC đã tăng vượt bậc kể từ ngày 12/03, vượt qua giai đoạn đỉnh tháng 07/2019 và luôn ở trên mức 150% trong phần còn lại của tháng. Bitcoin thậm chí còn có mức biến động cao hơn cả Vàng (XAU) và thị trường chứng khoán Mỹ (SPX).

Biến động của BTC tăng mạnh vào giữa tháng 3 cho thấy nhà đầu tư đã hoàn toàn bị bất ngờ khi làn sóng bán tháo ập đến thị trường. Mặc dù vậy, kể cả khi Bitcoin đánh dấu ngày giao dịch tồi tệ nhất trong những tháng qua, nhiều sàn giao dịch vẫn ghi nhận khối lượng giao dịch đạt kỷ lục khi biến động đã mở ra cơ hội cho không ít nhà đầu tư và trader.

Khối lượng giao dịch spot vượt lên trên giao dịch futures 

Cú giảm ngày 12/03 đã khiến khối lượng giao dịch của nhiều thị trường spot và phái sinh chạm mức kỷ lục. Tuy cả hai thị trường đều có hoạt động giao dịch đạt đỉnh, dữ liệu cho thấy nhà đầu tư đã bỏ nhiều tiền vào thị trường spot hơn, tận dụng cơ hội tích góp thêm tài sản khi giá giảm.

Đồ thị 3 – So sánh khối lượng futures và spot trong tháng 3

Nguồn: Binance Futures

Tỉ lệ khối lượng giữa thị trường spot và futures đã giảm mạnh theo thị trường. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã nhân cơ hội để mua tài sản mã hoá trên thị trường spot và nắm giữ dài hạn. Khối lượng giao dịch futures so với spot của BTCUSDT đã giảm từ 3.11 về 2.21. Tương tự, tỷ lệ này của ETHUSDT giảm từ 1.99 về 1.17, còn của BCHUSDT giảm từ 1.69 về 1.21.

Kể từ cuối tháng 3, giá Bitcoin đã dần phục hồi về ngưỡng $6000. Nhờ đó, tỉ lệ khối lượng futures và spot của BTCUSDT đã lên lại 3.99. Tuy nhiên điều tương tự đã không diễn ra với ETHUSDT và BCHUSDT khi cả hai tỉ lệ đều ở mức thấp trong phần còn lại của tháng. Sự gia tăng khối lượng mua của spot đã dẫn đến sự chuyển dịch của thị trường, cho phép Bitcoin phục hồi mà không bị điều chỉnh và có biến động ở mức thấp.

Nhà đầu tư kiếm lời từ cơ hội giao dịch chênh lệch giá

Funding rate, con số mà phản ánh chênh lệch giá giữa spot và futures, đã tăng đến 700% vì làn sóng bán tháo và thanh lý lệnh long, làm giá futures giảm xuống thấp hơn giá spot. Hệ quả là funding rate lại bị âm. Trong những trường hợp đó, những nhà đầu tư nắm giữ vị thế short đã phải chịu một mức chênh lệch gấp 7 lần trung bình lịch sử.

Đồ thị 4 – Mức funding rate hàng ngày trong tháng 3

Giá các hợp đồng tương lai tiền mã hoá trên các sàn giao dịch chênh lệch với nhau rất nhiều vì tính biến động. Nhờ đó, các nhà đầu tư đã có cơ hội giao dịch chênh lệch giá giữa các sàn. Ví dụ, một nhà đầu tư có thể lập vị thế long cho một hợp đồng đang có chênh lệch lớn, đồng thời short một hợp đồng có chênh lệch nhỏ. 

Nhà đầu tư bị mắc kẹt trong chuỗi “giết long”

Cú giảm đột ngột của giá BTC đã dẫn đến giết long, làm giá càng giảm hơn nữa và đẩy đồng tiền này về mức khủng hoảng. 

Tuy cả long và short đều bị thanh lý, song đến 90% các lệnh bị thanh lý là long. Nó cho thấy các vị thế đòn bẩy đang tập trung rất nhiều vào viễn cảnh tăng, điều mà không quá ngạc nhiên khi toàn thị trường đã tăng trưởng từ lúc đầu năm.

Đồ thị 5 – Biến động tổng số vị thế đang mở theo ngày

Nguồn: Binance Futures

Binance Futures ghi nhận trên 50% vị thế đang mở bị đóng, trùng hợp với sự suy giảm open interest. Trong những ngày sau đợt bán tháo, open interest và tổng số lệnh đã phục hồi lại khi nhà đầu tư lập các vị thế mới để tận dụng biến động của thị trường.

Thị trường tiền mã hoá có đang oversold? 

Kể từ đợt giảm, thị trường tiền mã hoá đã phục hồi được 50%, còn cụ thể thì BTC đã phục hồi theo hình chữ V và lấy lại đến 70% những gì đã mất. Ở thời điểm thực hiện bài viết, BTC vẫn được giao dịch ổn định ở trên ngưỡng $6000. Tuy nhiên, không ít người vẫn thắc mắc liệt Bitcoin và toàn thị trường tiền mã hoá có đang oversold hay không. Chính vì thế, chúng ta sẽ phân tích Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) để xác định trạng thái oversold của BTC.

Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo phổ biến dùng để đánh giá trạng thái oversold hoặc overbought của một tài sản. RSI được hiển thị dưới dao động ký và biến động trong khoảng từ 0 đến 100.

Đồ thị 6 – Lịch sử biến động giá BTC và RSI

Nguồn: TradingView

Từ đồ thị, chúng ta thấy RSI đã giảm về tận 15 hồi ngày 12/03, cho thấy tâm lý cực kỳ bi quan đối với Bitcoin. RSI cũng cho thấy giá đã đi vào vùng oversold cực đại trong quãng thời gian này. Thực tế thì đây là mức RSI thấp nhất kể từ tận tháng 11/2018.

Hiện tại, RSI đã quay lại trên ngưỡng 50 sau khi giá BTC phục hồi 70% kể từ đáy. Mức RSI trên 50 cho thấy động lực tăng trưởng đã quay lại, trong khi ở dưới 50 thì đại diện cho việc áp lực báo tháo vẫn chưa phải là đã qua.

Nhà đầu tư nên theo dõi các mức kháng cự và hỗ trợ quan trọng để nhìn nhận hướng đi tiếp theo của BTC. Ví dụ, các mức kháng cự quan trọng như là $9000, mức giá mà nếu như vượt qua thì sẽ khẳng định cho việc đà tăng trưởng đã quay lại. Tương tự, những mức hỗ trợ như $6000 sẽ là then chốt để xác định đợt phục hồi hiện tại của Bitcoin có thể tiếp tục được duy trì hay không.

Các thị trường đang trông chờ vào dài hạn

Đợt bán tháo tháng 3 đã mang đến rất nhiều cơ hội để các nhà đầu tư dài hạn tích góp Bitcoin và các đồng tiền mã hoá khác với mức giá thấp. Các nhà đầu tư dài hạn thường bày tỏ niềm tin rằng Bitcoin có thể cách mạng hoá hệ thống tài chính trong tương lai. Do đó, vẫn còn muôn vàn tiềm năng sinh lời về dài hạn.

Các nhà đầu tư dài hạn là những người tin tưởng vào công nghệ và không bị ảnh hưởng bởi giá. Do vậy, nhà đầu tư có thể tiếp tục tích trữ thêm Bitcoin ở giá thấp ở thời điểm hiện tại bởi nó vẫn được xem là tài sản phòng hộ đối với môi trường vĩ mô toàn cầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây