Phòng hộ (Hedging) là một chiến lược quản lý rủi ro được sử dụng để hạn chế các rủi ro đối với một danh mục đầu tư tiền mã hoá. Một trong những địa điểm lý tưởng nhất để phòng hộ rủi ro là thị trường tương lai (futures), nơi nhà đầu tư có thể long lẫn short kể cả khi thị trường biến động mạnh.
Các sàn giao dịch phái sinh tiền mã hoá như Binance Futures đang tích cực mở rộng sản phẩm hợp đồng tương lai không kỳ hạn để cho phép người dùng bảo vệ các vị thế hiện có và quản lý rủi ro tốt hơn. Tính đến ngày 10/02, Binance Futures đang hỗ trợ đến 17 loại hợp đồng tương lai không kỳ hạn, mới đây nhất là BNBUSDT.
Với các sản phẩm mới, Binance Futures đang phát triển hết sức nhanh chóng và định vị bản thân là nền tảng được giới trader ưa dùng để hạn chế rủi ro. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hé lộ 3 lí do vì sao nhà đầu tư lại chọn Binance Futures để phòng hộ rủi ro.
1. Mức phí taker thấp nhất thị trường
Thông thường, phí giao dịch trên các sàn tiền mã hoá được tính dựa trên loại lệnh được gửi lên thị trường. Những mức phí này còn được gọi với cái tên “maker” và “taker”.
Phí taker được tính khi bạn đặt một lệnh mà được giao dịch tức thì, khớp lệnh dù một phần hay là toàn bộ. Những lệnh này thường được gọi là lệnh market. Phí taker cao hơn rất nhiều so với phí maker vì lệnh taker được thực hiện ngay lập tức và rút thanh khoản ra khỏi sổ lệnh. Tuỳ thuộc vào hoạt động giao dịch của bạn và khối lượng giao dịch mà phí có thể sẽ khác nhau.
Trên Binance Futures, trader đang được hưởng một trong những những mức phí taker thấp nhất thị trường. Biểu phí giao dịch taker của Binance Futures được tính như sau:
Bảng 1 – Biểu phí taker trên Binance Futures
Nguồn: Binance Futures
Bảng 2 – So sánh phí taker giữa các sàn giao dịch phái sinh tiền mã hoá
Nguồn: Binance Futures
Khi so sánh với các nền tảng phái sinh tiền mã hoá khác, Binance Futures sở hữu một biểu phí linh hoạt hơn, cho phép nhà đầu tư được hưởng mức phí taker rất thấp. Binance Futures còn cung cấp nhiều ưu đãi về phí taker thông qua các chiến dịch marketing. Ví dụ, Binance Futures hiện giảm 10% phí cho người dùng đang nắm giữ Binance Coin (BNB).
Với việc kết hợp phí taker thấp và dữ liệu thị trường được cập nhật mỗi giây, sàn giao dịch này giúp người dùng theo sát các biến động giá. Nhờ đó, trader có thể dễ dàng kiếm lời từ các cơ hội giao dịch phòng hộ hoặc giao dịch chênh lệch giá.
Để có thể cung cấp dữ liệu giao dịch cập nhật mỗi giây, Binance Futures phân tách dữ liệu mới mỗi khi một giao dịch được hoàn tất trên nền tảng của mình thay vì quét theo đợt mỗi 100 mili-giây. Chính vì thế, người dùng của Binance Futures có thể phản ứng với các biến động giá nhanh hơn những nền tảng khác.
Dưới đây là số liệu phân bổ khối lượng giao dịch taker hàng ngày dựa trên hoạt động giao dịch:
Nhóm A (CAT A) – các tài khoản giao dịch ít hơn 10.000 BTC mỗi tháng
Nhóm B (CAT B) – các tài khoản giao dịch từ 10.000 đến 50.000 BTC mỗi tháng
Nhóm C (CAT C) – các tài khoản giao dịch từ 50.000 đến 200.000 BTC mỗi tháng
Nhóm D (CAT D) – các tài khoản giao dịch nhiều hơn 200.000 BTC mỗi tháng
Biểu đồ 1 – Phân bổ khối lượng giao dịch taker trung bình hàng ngày dựa trên các hạng mức khối lượng giao dịch
Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 04/11/2019 đến 10/02/2020
Biểu đồ 1 cho thấy khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày ở từng hạng mức khối lượng giao dịch khác nhau. Đáng chú ý, phần lớn khối lượng giao dịch taker lại xuất phát từ các trader Nhóm C và D. Trên Binance Futures, Nhóm D là đông nhất, đóng góp đến 42,9% khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày.
Chính vì biểu phí giao dịch linh hoạt tưởng thưởng cho trader dựa trên hoạt động giao dịch, một số lượng không nhỏ nhà đầu tư thuộc Nhóm D của chúng tôi đang được hưởng những mức phí taker thuộc hàng thấp nhất thị trường.
Trong thị trường giá giảm, những trader lớn này khả năng cao đã bảo vệ danh mục đầu tư của họ thông qua thị trường futures. Để phân tích các kiểu hình phòng hộ rủi ro được các nhà đầu tư này sử dụng, chúng ta hãy cùng nhìn qua so sánh khối lượng giao dịch giữa taker và maker với biến động giá trên thị trường BTC.
Biểu đồ 2 – Khối lượng giao dịch taker so với maker của Nhóm D
Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 04/11/2019 đến 10/02/2020
Từ Biểu đồ 2, có thể thấy tỷ lệ khối lượng giao dịch giữa taker với maker đã tăng đến 2 lần vào những lúc giá giảm trong tháng 12/2019. Trước đó thì tỷ lệ maker so với taker đã tăng từ từ khi giá BTC giảm từ $9000 về $6000. Ngược lại, tỷ lệ này giảm xuống dưới 1 khi BTC tăng mạnh và vượt lên trên mức $8000.
Sự dâng trào khối lượng taker cho thấy các nhà đầu tư lớn đang chủ động phòng hộ danh mục của mình mỗi khi xu hướng giá đảo chiều. Tương tự, khi thị trường tăng, họ lại thay đổi vị thế đầu tư của mình.
Chi phí giao dịch là một yếu tố lớn của giao dịch hợp đồng tương lai tiền mã hoá, đặc biệt là khi bạn là một nhà giao dịch toàn thời gian, việc thấu hiểu các biểu phí khác nhau giữa các sàn giao dịch sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền.
Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về phí maker và taker của chúng tôi tại đây.
2. Cơ chế khớp lệnh ổn định và tốc độ cao
Cho đến nay, vẫn chưa ai có thể bì được cơ chế khớp lệnh của Binance Futures – nền tảng sở hữu cơ chế khớp lệnh ổn định và tốc độ nhất ngành.
Cơ chế khớp lệnh là nền móng cơ bản đối với bất kỳ sàn giao dịch tiền mã hoá nào, bởi nó giúp người dùng thực hiện giao dịch một cách có hiệu quả.
Chính vì thế, Binance Futures đã bỏ ra rất nhiều công sức để xây dựng một cơ chế khớp lệnh hàng đầu thị trường. Nó đã giúp chúng tôi mang lại một trải nghiệm giao dịch ổn định và trơn tru, kể cả khi nền tảng thiết lập kỷ lục khối lượng giao dịch ngày cán mốc 3,5 tỷ USD.
Cơ chế khớp lệnh của Binance Futures có thể khớp được đến 100.000 lệnh mỗi giây với độ trễ trung bình chỉ là 5 mili-giây. Để so sánh, các cơ chế khớp lệnh khác chỉ có thể xử lý được từ 100 lệnh hoặc ít hơn trong cùng khoảng thời gian.
Từ lúc triển khai đến nay, đã có nhiều thời điểm cơ chế khớp lệnh của Binance Futures được “thử lửa” với các biến động dữ dội của thị trường và thay đổi bất ngờ của giá trị. Tuy nhiên, đa số những dịp đó thì nền tảng của chúng tôi vẫn không bị ảnh hưởng bởi sự lên xuống thất thường của khối lượng giao dịch và vẫn hoạt động trơn tru mà không ghi nhận sự cố.
Do vậy, người dùng vẫn luôn thoả mãn với mức độ ổn định và hiệu năng hoạt động của Binance Futures. Khả năng xử lý những tình huống biến động cực đại của thị trường đã biến nó trở thành nền tảng được cả nhà đầu tư cá nhân lẫn các tổ chức tin dùng.
3. Giàu tính thanh khoản
Bên cạnh tiến bộ công nghệ, người dùng còn ưa chuộng Binance vì mức độ thanh khoản của các thị trường hợp đồng tương lai của nó, giúp hoạt động giao dịch trở nên vô cùng dễ dàng. Thanh khoản là một yếu tố vô cùng quan trọng với nhà đầu tư bởi nó tác động đến chi phí giao dịch. Thước đo thanh khoản của một nền tảng chính là chênh lệch giá mua – giá bán (bid-ask spread).
Chênh lệch giá mua – giá bán là khoảng cách giữa mức giá mua vào cao nhất và mức giá bán ra thấp nhất. Chênh lệch càng lớn đồng nghĩa taker sẽ phải tốn nhiều chi phí giao dịch hơn, trong khi chênh lệch càng thấp thì càng giúp taker giao dịch ở mức giá thấp hơn.
Kể từ đầu năm nay, Binance Futures đã ghi nhận một sự trào dâng thanh khoản đối với hợp đồng BTCUSDT khi số lệnh mở (open interest) và khối lượng giao dịch hàng ngày tăng lên. Biểu đồ 3 sẽ minh hoạ cho chênh lệch giá mua – giá bán của hợp đồng tương lai BTC trên Binance Futures.
Biểu đồ 3 – Chênh lệch giá mua – giá bán hàng ngày tính theo phần trăm
Nguồn: Skew.com
Nếu xét về thanh khoản thị trường, thì Binance Futures đang ngày càng thu ngắn cách biệt với BitMEX. Kể từ đầu tháng 1, khoảng cách chênh lệch giữa hai nền tảng đã giảm đi đến một nửa, từ 1% về còn 0,5%. Sự thu hẹp khoảng cách đại diện cho sự gia tăng thanh khoản trên Binance Futures. Do đó, trader có thể giao dịch hiệu quả hơn mà không lo ảnh hưởng lên giá thị trường.
Mới đây, chênh lệch giá mua – giá bán đã có lúc đạt mức trung bình là 0,3%. Nguyên nhân của việc này xuất phát từ gia tăng số lệnh đang mở bởi người dùng và khối lượng giao dịch. Sự gia tăng số lượng người dùng sẽ giúp tăng độ sâu cho sổ lệnh và thu hẹp hơn nữa cách biệt giá mua – giá bán. Với thanh khoản được cải thiện, người dùng sẽ có thêm lí do ở lại với nền tảng này hơn.
Biểu đồ 4 – Chênh lệch giá mua – giá bán trung bình 5 phút tính theo phần trăm
Nguồn: Skew.com
Binance Futures còn cho phép trader chuyển đổi giữa thị trường spot và futures một cách dễ dàng và nhanh chóng. Do đó, nhà đầu tư có thể triển khai các chiến lược giao dịch phức tạp như là phòng hộ rủi ro và giao dịch chênh lệch giá. Trong những thời điểm biến động cao, nhà đầu tư sẽ chuyển từ spot sang futures để kiếm lời từ sự lên xuống của thị trường. Do đó, người dùng có thể giao dịch với hiệu quả cao trên cả hai thị trường nhờ thanh khoản sâu và dễ dàng chuyển tài sản giữa spot với futures.
Tổng kết
Chỉ trong 6 tháng kể từ khi ra mắt, Binance Futures đã tự khẳng định mình là nền tảng được ưa dùng để phòng hộ rủi ro nhờ 3 yếu tố sau:
- Phí taker thấp
- Cơ chế khớp lệnh nhanh và ổn định
- Giàu thanh khoản
Nó chính là nền tảng được nhiều trader lựa chọn và càng được thể hiện rõ trong những thời điểm thị trường đi xuống khi khối lượng giao dịch taker lại đi lên. Sự tham gia chủ động của taker còn thu hút nhiều market maker đến với thị trường, mang lại thêm thanh khoản đến các thị trường hợp đồng tương lai của Binance. Với cơ chế khớp lệnh nhanh và ổn định, Binance Futures mang lại trải nghiệm giao dịch trơn tru để cả nhà đầu tư cá nhân lẫn các tổ chức.