Bắt thóp các mánh lừa đảo là loạt bài blog hàng tuần để chúng ta mổ xẻ và phân tích các trò gian lận tiền mã hóa phổ biến.
Các nội dung chính
-
Đội ngũ rủi ro tại Binance đã tổng hợp 12 trò lừa đảo tiền mã hóa phổ biến nhất, bao gồm chiêu trò lợi dụng tình cảm, lừa đảo mạo danh và chương trình tặng quà giả, v.v.
-
Mỗi tuần, chúng ta sẽ đào sâu tìm hiểu về một mánh lừa đảo khác nhau — bao gồm cả phương pháp của hành vi lừa đảo đó — cũng như cung cấp cho người dùng các hướng dẫn chung về cách phát hiện và phòng tránh trò lừa đảo.
Đó có thể là một tin nhắn Telegram từ một người tự nhận là “nhân viên của Binance”, một cuộc điện thoại khẩn cấp từ một người họ hàng xa đang cần tiền hoặc một kẻ lừa đảo quyến rũ trao đổi tình yêu với một mức giá đắt đỏ. Lừa đảo có đủ dạng thức và quy mô nhưng tất cả đều có một mục tiêu chung: đánh cắp tiền của bạn.
Một tin nhắn gây áp lực để đòi tiền hoặc chương trình tặng bitcoin giả mạo là đủ để thao túng người dùng và chiếm được lòng tin của họ, đặc biệt là những người đang trong thời điểm yếu đuối.
Bài viết này đóng vai trò là phần giới thiệu cho loạt bài blog chống lừa đảo với quy mô lớn hơn. Loạt bài blog này sẽ giới thiệu các trò gian lận phổ biến nhất trong ngành tiền mã hóa và các phương pháp hay nhất để phòng tránh. Chúng tôi chia sẻ thông tin này để đảm bảo người dùng của mình nhận được các mẹo và lời khuyên bảo mật mới nhất vì sau cùng, chính người dùng sẽ chịu trách nhiệm lớn nhất trong công cuộc bảo vệ tiền của mình.
Giới thiệu về 12 loại mánh lừa đảo
Dưới đây, đội ngũ RỦI RO của chúng tôi đã xác định và phân nhóm 12 mánh gian lận tiền mã hóa phổ biến nhất, cùng bản tóm tắt về cách thức hoạt động của từng loại hành vi.
Mỗi tuần, chúng ta sẽ đào sâu tìm hiểu về một mánh lừa đảo khác nhau — bao gồm cả phương pháp của từng hành vi — cũng như cung cấp cho người dùng các hướng dẫn chung về cách phát hiện và phòng tránh trò lừa đảo đó. Hãy cùng điểm qua 12 loại hành vi lừa đảo nào.
1. Lừa đảo đầu tư
Lừa đảo đầu tư liên quan đến một kẻ lừa đảo hứa hẹn một mức lợi nhuận cao nếu bạn đầu tư tiền của mình thông qua một trang web, ứng dụng hoặc nhà môi giới tiền mã hóa “được đánh giá cao”. Tên tội phạm thậm chí có thể tự xưng là một chuyên gia sẽ nhân số tiền của bạn lên gấp mười lần.
2. Lừa đảo tuyển dụng
Bài đăng tuyển dụng có thể trông như thật. Thu nhập cao hơn mức trung bình của ngành; tuy nhiên, đó chỉ là mồi nhử. Những kẻ lừa đảo việc làm sẽ gửi một danh sách công việc hấp dẫn yêu cầu ứng viên phải trả phí đặt cọc nếu họ muốn nhận việc.
3. Mạo danh nhân vật có thẩm quyền
Những kẻ lừa đảo mạo danh sẽ cố gắng chiếm được lòng tin của bạn bằng cách giả làm một người có vai trò quan trọng như cảnh sát, quan chức chính phủ hoặc nhân viên từ cục thuế.
4. Mạo danh đội ngũ Hỗ trợ của Binance
Thật không may, việc mạo danh một nhân viên thuộc đội ngũ Hỗ trợ của Binance lại là một hình thức tấn công phổ biến đối với những kẻ lừa đảo tiền mã hóa. Những kẻ lừa đảo thường cố gắng lợi dụng lòng tin mà công ty chúng tôi đã thiết lập trong không gian để thao túng người dùng chuyển tiền.
Lưu ý rằng nhân viên của Binance sẽ không bao giờ liên hệ trực tiếp với bạn và yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm. Nếu bạn nhận được tin nhắn từ ai đó tự xưng là làm việc cho Binance, hãy chặn liên hệ đó và gửi báo cáo cho bộ phận Hỗ trợ của Binance ngay lập tức.
5. Chiêu trò lợi dụng tình cảm
Chiêu trò lợi dụng tình cảm liên quan đến việc một đối tượng yêu đương cố gắng bắt đầu mối quan hệ trực tuyến với bạn nhằm mục đích trộm tiền của bạn. Những trò lừa đảo này đôi khi có thể mất nhiều năm để thực hiện, vì kẻ lừa đảo sẽ bắt đầu bằng cách yêu cầu các khoản vay nhỏ trước khi tăng dần đến toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời của bạn.
6. Chương trình tặng quà giả
Những kẻ lừa đảo sẽ mời bạn tham gia nhóm Telegram hoặc máy chủ Discord để tham gia chương trình airdrop hoặc tặng tiền mã hóa giả mạo. Kẻ lừa đảo thường sẽ yêu cầu một khoản phí đặt cọc hoặc sẽ cố lừa bạn tiết lộ thông tin nhạy cảm để đổi lấy “phần thưởng chiến thắng”.
7. Mô hình Ponzi
Mô hình Ponzi là một loại lừa đảo trả tiền cho các nhà đầu tư từ sớm bằng tiền và hoa hồng thu được từ các nhà đầu tư mới. Không có khoản đầu tư thực sự nào ở đây. Về cơ bản, kẻ lừa đảo lấy tiền từ một nhà đầu tư để trả cho một nhà đầu tư khác. Những người trong mô hình Ponzi thường được khuyến khích mời bạn bè và gia đình của họ cùng tham gia.
8. Trang web mua sắm giả mạo
Các trang web mua sắm giả mạo được thiết kế để bắt chước một trang web thương mại điện tử hợp pháp, thậm chí còn cho phép người dùng đăng ký với tư cách là thương nhân hoặc khách hàng. Trang web này có thể lôi kéo bạn mua hàng hóa của họ bằng cách sử dụng giá thấp hơn đáng kể so với mức giá trung bình của thị trường. Tuy nhiên, thay vì giao hàng cho bạn như được niêm yết, trang web mua sắm giả mạo sẽ không giao hàng cho bạn hoặc gửi cho bạn một số hàng hóa vô giá trị.
9. Lừa đảo chuyển tiền
Lừa đảo chuyển tiền bắt đầu với việc ai đó tuyên bố rằng họ đã gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của bạn. Sau đó, kẻ lừa đảo sẽ cung cấp chứng từ giao dịch trước khi thu hồi giao dịch, thực hiện giao dịch bồi hoàn hoặc tuyên bố chứng từ đã bị giả mạo.
10. Lừa đảo thân tín
Không phải tất cả những kẻ lừa đảo đều là người lạ. Kẻ lừa đảo có thể là người thân, bạn thân hoặc người quen do bạn của bạn giới thiệu. Hành vi lừa đảo có thể và thường xảy ra trong những trường hợp đối tượng lừa đảo là người quen.
11. Rút vốn bỏ trốn
Trong ngành tiền mã hóa, việc rút vốn bỏ trốn xảy ra khi một nhóm dự án tiền mã hóa huy động tiền của nhà đầu tư trước khi đột ngột từ bỏ dự án và loại bỏ tất cả tính thanh khoản của nó. Tình trạng rút vốn bỏ trốn thường xảy ra khi cơn sốt của nhà đầu tư lên đến đỉnh điểm.
12. Những hành vi khác
Danh mục này được dành riêng cho các trường hợp lừa đảo hiếm gặp, nhưng các trường hợp này không phù hợp với bất kỳ danh mục hiện có nào mà chúng tôi đã liệt kê ở trên.
Hãy xem ba ví dụ thực tế
Dưới đây là một vài ví dụ về cách kẻ lừa đảo nhắm đến bạn.
Ví dụ 1: Đầu tư giả mạo
Người dùng, chúng ta sẽ gọi là Jack, gửi tin nhắn đầu tiên cho kẻ lừa đảo. Jack có thể đã tìm thấy liên hệ này thông qua một kênh mạng xã hội khác. Kẻ lừa đảo quảng cáo một chương trình đầu tư sinh lời cao đảm bảo lợi nhuận cao.
Jack đồng ý đầu tư nhưng sau đó sẽ phát hiện ra người đó đã đánh cắp tiền của mình.
Ví dụ 2: Lừa đảo tuyển dụng
Người dùng, chúng ta sẽ gọi là Mike, nhận được liên hệ về một công việc không rõ ràng với mức lương hấp dẫn. Kẻ lừa đảo hứa rằng công ty sẽ trả tiền cho Mike sau khi hoàn thành một loạt nhiệm vụ. Thật ra chẳng có công ty nào cả và kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu Mike gửi một khoản phí đặt cọc như một phần trong yêu cầu nhiệm vụ.
Ví dụ 3: Mạo danh đội ngũ Hỗ trợ của Binance
Người dùng, chúng tôi sẽ gọi là Lily, tham gia một nhóm Telegram với “nhân viên Binance” giả mạo chuyên cung cấp các dịch vụ độc quyền với lợi nhuận cao. Sau khi thực hiện nhiều lần nạp tiền vào các địa chỉ ví được đăng trong nhóm, Lily vẫn chưa nhận được phản hồi từ nhóm.
Tổng kết
Chúng tôi hy vọng người dùng có thể sử dụng kiến thức này để đưa ra quyết định tốt hơn khi tham gia hệ sinh thái tiền mã hóa. Nếu bạn tin rằng mình hiện đang là mục tiêu của một kẻ lừa đảo — thậm chí là chỉ hơi nghi ngờ một chút — hãy ngừng phản hồi, dừng mọi giao dịch đang chờ xử lý và gửi ngay báo cáo cho Bộ phận hỗ trợ của Binance. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ dựa trên bằng chứng và tài liệu bạn cung cấp.
Đọc thêm
-
(Câu hỏi thường gặp) Cách báo cáo lừa đảo trên Binance Hỗ trợ
-
(Academy) 8 Hình thức Lừa đảo Tiền Mã Hóa Phổ biến và Cách Phòng Tránh Chúng
-
(Blog) Cách nhận biết và phòng tránh các trò lừa đảo mạo danh phổ biến liên quan đến tiền mã hóa
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm và Cảnh báo rủi ro: Nội dung này được trình bày cho bạn trên cơ sở “nguyên trạng” chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung và kiến thức giáo dục và không có bất kỳ đảm bảo nào. Nội dung trên đây không nên được hiểu là lời khuyên tài chính, cũng như không nhằm mục đích đề xuất mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Giá tài sản kỹ thuật số có thể biến động. Giá trị khoản đầu tư của bạn có thể giảm hoặc tăng và có thể bạn sẽ không nhận lại được số tiền đã đầu tư. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình và Binance không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào bạn có thể gặp phải. Đây không phải lời khuyên tài chính. Để biết thêm thông tin, hãy xem Điều khoản sử dụng và Cảnh báo rủi ro.