Vì sao altcoin lại giảm mỗi khi Bitcoin lập đỉnh giá mới?

0
106

  

Giá Bitcoin đã tăng trưởng mạnh mẽ trong quãng thời gian trở lại đây, lần đầu tiên vượt ngưỡng 13.000 USD kể từ tận tháng 06/2019. Ở thời điểm thực hiện bài viết, đồng tiền mã hóa số một thế giới vừa bị điều chỉnh về mức 13.200 USD sau khi lập đỉnh của năm ở 13.850 USD. Những biến động mới của BTC đã giúp các sàn giao dịch lớn ghi nhận khối lượng giao dịch tăng kỷ lục khi các nhà đầu tư tranh nhau nhảy vào thị trường để nắm bắt cơ hội.

Ở chiều ngược lại, thị trường altcoin lại tỏ ra khá là im ắng, mặc cho một số ít altcoin cũng đã được lợi từ xu hướng đi lên của giá Bitcoin. Để so sánh thì tính từ mức đáy đầu tháng 9, Bitcoin đã tăng đến 30%. Trong khi đó, những altcoin top đầu như Ethereum, Ripple, EOS và Chainlink thì lại ghi nhận sự trì trệ và bất lực trong việc bứt phá đến các mốc cao mới. Sở hữu phong độ nghèo nàn nhất chính là các đồng coin DeFi, với đà suy giảm ngày càng rõ rệt bất chấp Bitcoin tăng trưởng.

  

Nguồn: Tradingview

Những biến động trái ngược lại đã khiến không ít nhà đầu tư phải “vò đầu bứt óc”. Nhiều người thường cho rằng sự gia tăng của giá Bitcoin chắc chắn sẽ tạo tác động tích cực lên giá altcoin. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Đã không ít lần chúng ta đã chứng kiến việc các đồng tiền mã hóa thay thế di chuyển theo hướng không tương xứng với biến động giá Bitcoin.

  

Chỉ số thống trị của Bitcoin tăng lên

Trong những ngày gần đây, chỉ số thống trị của Bitcoin từ mức đáy là 55% tăng vọt lên đỉnh của 3 tháng gần nhất. Chỉ báo này đại diện cho phần trăm vốn hóa thị trường của BTC so với tổng vốn hóa của toàn thị trường tiền mã hóa. Chỉ số thống trị càng cao cho thấy càng có nhiều tiền đang được đổ vào Bitcoin, và ngược lại.

Kể từ sự kiện halving của Bitcoin, vốn diễn ra vào tháng 5, đồng tiền mã hóa số một thế giới đã không biến động gì nhiều. Trong quãng thời gian đó, altcoin chính là tâm điểm của thị trường. Cụ thể, phân khúc DeFi trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều nhà đầu tư. Từ tháng 6 đến tháng 8, các nhà đầu tư đã thu về một lượng lớn lợi nhuận từ hoạt động giao dịch altcoin, khiến chỉ số thống trị của Bitcoin lần đầu tiên trong năm nay giảm xuống dưới 60%. Hệ quả là nhiều người đã bán Bitcoin để chuyển sang các vị thế altcoin.

  

Nguồn: Tradingview

Cơn sốt altcoin nhanh chóng nguội đi vào tháng 9, khi áp lực chốt lời chặn đứng giai đoạn tăng trưởng của những đồng tiền này. Đến giữa tháng 9, chỉ số thống trị của Bitcoin quay trở lại mức cũ trên 60%. Ở thời điểm hiện tại, mức thống trị của Bitcoin là 62,8%, còn của các altcoin là 37,2%.

Sự gia tăng chỉ số thống trị của Bitcoin tiếp tục đi lên khi sự tự tin của nhà đầu tư dành cho BTC ngày càng cao dần, nhất là trong các tổ chức lớn. Không thiếu gì những thông tin tích cực dành cho Bitcoin. Những công ty lớn như Microstrategy và Square đã mua Bitcoin làm tài sản trong danh mục đầu tư. Mới đây nhất, PayPal thông báo sẽ hỗ trợ cách dịch vụ tiền mã hóa, cho phép hàng triệu người dùng mua và bán Bitcoin. Kể cả ngân hàng lớn nhất Singapore là DBS cũng đã nhảy vào cuộc chơi và thông báo thành lập sàn giao dịch tiền mã hóa riêng. Sự gia tăng nhu cầu từ các tổ chức đầu tư đã giúp đẩy giá BTC lên cao hơn, lần đầu tiên vượt ngưỡng 13.000 USD trong hơn một năm.

Trong khi đó, Bitcoin vẫn đứng vững trước những tin tức tiêu cực, bao gồm các cáo buộc pháp lý chống lại BitMEX và trục trặc rút tiền của OKEx. Sự kiên cường của đồng tiền này đã khiến nhiều nhà phân tích tin rằng đây chính là điểm bắt đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới cho đồng tiền mã hóa hàng đầu thế giới,

   

Nguồn: Glassnode

Số lượng “cá voi Bitcoin” (những nhà đầu tư lớn) nắm giữ từ 1.000 BTC trở lên tiếp tục cho chiều hướng gia tăng. Tín hiệu này là một điều tích cực bởi nó sẽ làm giảm nguồn cung lưu hành, hạn chế tâm lý bi quan về triển vọng giá. Cá voi có thể xác định những xu hướng giá Bitcoin trong trung và dài hạn, đồng thời đưa ra quyết định có tiếp tục nắm giữ Bitcoin hay không?

  

Nguồn: Tradingview

Sự gia tăng mức độ quan tâm của các tổ chức đầu tư đã tạo hiệu ứng tích cực lên Bitcoin, nhưng altcoin thì lại không được lợi gì. Kể cả Ethereum (ETH), đồng tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới, cũng không thể dựa hơi được BTC. Trong tháng 8, ETH đã có lúc được giao dịch ở mức gần 500 USD, lên được 485 USD lần đầu tiên trong 2 năm. Trong hai tháng vừa qua, Ether đã mất đến 20% giá trị, và tỷ lệ thống trị của thị trường giảm từ 14% về còn 11,3%. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang lạc quan về khả năng sự kiện Phase 0 của ETH 2.0 sẽ mang lại đà tăng cho Ethereum.

Tìm hiểu thêm: Ethereum 2.0 có thể tác động như thế nào lên thị trường phái sinh?

Trong khi đó, tâm lý lạc quan xoay quanh các dự án DeFi ngày càng suy sụp sau khi giá token tụt dốc không phanh. Dữ liệu cho thấy khối lượng giao dịch và tổng giá trị khóa lại trên các Sàn giao dịch phi tập trung (DEX), cũng suy giảm nhanh chóng. Theo DeFi Pulse, tổng giá trị khóa lại hiện đang là 11 tỷ USD, giảm nhẹ từ mức cao nhất mọi thời đại là 12,4 tỷ USD. Khi cơn sốt DeFi lắng xuống, Bitcoin lại trở thành tâm điểm. Mọi ánh mắt đều dồn vào Bitcoin khi nó áp sát mức đỉnh mới của năm 2020.

 

Tương quan của Bitcoin với altcoin suy giảm

Kể từ giữa tháng 9, biến động của Bitcoin đã phân kỳ ra khỏi altcoin. Dù cả thị trường tiền mã hóa đã trải qua một lần bán tháo mạnh vào giữa tháng 9, song cái tên bật dậy mạnh mẽ nhất vẫn lại là Bitcoin. Tuy altcoin bị bỏ lại phía đằng sau, thế nhưng theo thời gian chúng đã bắt kịp lại với thị trường cũng là khá nhanh chóng. Mối tương quan giữa Bitcoin và các altcoin vốn hóa lớn lại suy giảm vào ngày 20/10, thời điểm Bitcoin tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này cho thấy dòng tiền đầu tư đã chảy hết từ altcoin sang BTC.

  

Nguồn: Coinmetrics.io

Thật vậy, dữ liệu cho thấy sự trỗi lên của Bitcoin đã khiến giá trị của altcoin bị thiệt hại nặng nề, làm người ta phải đặt ra câu hỏi, tại sao altcoin lại giảm mỗi khi Bitcoin lập đỉnh giá mới?

Biến động thị trường và tâm lý bầy đàn

Không ít người thường đưa ra quyết định đầu tư dựa trên tâm lý hơn là tín hiệu của thị trường. Khi giá của một đồng coin nào đó hoặc nhu cầu dành cho đồng coin đó tăng, họ sẽ vào lệnh long. Khi đồng coin đó đạt được một mức tăng đáng kể, giả sử là 20% hoặc 30%, nhà đầu tư sẽ đánh giá quá cao tiềm năng của nó và bắt đầu FOMO dữ dội hơn. Kiểu tâm lý như vậy sẽ tạo ảnh hưởng tiêu cực lên đồng coin và tạo ra những chu kỳ lên xuống mất cân bằng.

Hiện tượng trên vẫn còn đang xảy ra với thị trường tiền mã hóa. Khi Bitcoin biến động, nhà đầu tư sẽ tranh nhau nhảy vào thị trường hòng bắt kịp xu hướng. Hệ quả là dòng vốn được chuyển từ altcoin sang Bitcoin. Tâm lý FOMO thường kiến các altcoin gần như bị rút hết thanh khoản, khiến giá trị bị suy giảm nặng nề trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư biết cách quan sát, thì nó lại là cơ hội để kiếm thêm tiền.

Hiệu ứng trên cũng xảy ra với thị trường tiền tệ truyền thống. Giả sử đồng đô la Mỹ tăng giá. Nếu bạn muốn nhảy vào kiếm lời, bạn sẽ phải chuyển đổi đồng nội tệ của mình sang đô la. Tưởng tượng thêm tất cả mọi người đổ xô mua USD ở cùng một lúc. Tác động tạo ra với đồng tiền cơ sở lẫn đồng tiền tính giá sẽ là vô cùng lớn. Ở các thị trường truyền thống, khi USD tăng giá/mất giá, những đồng tiền khác như EUR, AUD hoặc CAD thường sẽ di chuyển theo hướng ngược lại. Điều tương tự cũng xuất hiện ở tiền mã hóa. Khi nhu cầu Bitcoin lên cao, altcoin sẽ không còn được đoái hoài tới.

Sự chấp nhận chính thống

Bất kể quan điểm về Bitcoin của bạn có ra sao, bạn vẫn không thể phủ nhận rằng BTC là đồng tiền mã hóa phổ biến nhất. Nó là đồng coin có vốn hóa thị trường lớn nhất, đạt 250 tỷ USD.

Mức thống trị của Bitcoin là vô cùng lớn. Thậm chí nhiều người ở ngoài lĩnh vực tiền mã hóa còn có quan điểm “tiền mã hóa” chính là “Bitcoin”, cả hai là một. Tính đến ngày hôm nay, Bitcoin tiếp tục là thước đo để các đồng tiền khác có thể được so sánh.

Đặc biệt, trong thời gian qua, khi mà nhiều tổ chức tài chính lớn đã bắt đầu tìm đến tiền mã hóa, thứ đầu tiên họ muốn tìm hiểu sẽ là Bitcoin. Nhiều nhà đầu tư gạo cội, có tiếng, như là Paul Tudor Jones, đã công khai bày tỏ sự lạc quan về Bitcoin, càng kiến đồng tiền này trở nên nổi tiếng.

Do đó, khi có thêm tiền được đổ vào thị trường, khả năng cao chúng sẽ được dành cho đồng tiền mã hóa mà được người ta bàn tán nhiều nhất, tức là Bitcoin. Bitcoin vẫn là ông vua của thế giới crypto – và còn rất lâu nữa người ta mới tìm được một kẻ soán ngôi.

Tận dụng các chu kỳ của thị trường để làm lợi thế cho bản thân

Mối quan hệ người đi trước – kẻ đi sau giữa Bitcoin và altcoin bắt nguồn chủ yếu từ lòng tham và tâm lý FOMO của nhà đầu tư. Khi thanh khoản bị rút đi khỏi altcoin, đó thường trở thành cơ hội để những ai đang chờ thời có thể mua thêm altcoin ở mức giá thấp.

Ở thời điểm hiện tại, Bitcoin đang ở mức 13.000 USD. Ethereum, Bitcoin Cash và Litecoin thì đang từ từ tăng theo. Tuy nhiên, có nhiều đồng tiền vốn hóa tầm trung vẫn chưa tăng. Những đồng coin này chính là những cơ hội mua vào lý tưởng. Bạn có thể so sánh giá trị tương đối giữa người đi đầu (Bitcoin) và kẻ đi sau (những altcoin chưa biến động) và phân tích cơ hội/rủi ro để tìm ra lựa chọn tốt hơn. 

Cuối cùng, nếu bạn có thể xác định được xem mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ thị trường, bạn sẽ liên tục gặt hái được những thành công như mong muốn.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây