Một hợp đồng tương lai (futures) là một thỏa thuận mua tài sản ở một mức giá đã định ở một thời điểm cụ thể trong tương lai. Long hay short một hợp đồng tương lai nghĩa là bạn có thể cố định trước mức giá mua hoặc bán của hợp đồng tương lai với giả định rằng bạn sẽ nắm giữ hợp đồng đó cho đến ngày chuyển giao.
Giá của futures được tính dựa trên mức giá thị trường (spot) hiện tại của tài sản cơ sở trừ đi chi phí nắm giữ trong quãng thời gian cho đến thời điểm chuyển giao. Chi phí nắm giữ của một hợp đồng tương lai được đại diện bởi basis.
Basis còn có thể được hiểu một cách đơn giản là chênh lệch giữa giá spot của một đồng tiền mã hoá với giá futures của nó. Ví dụ, nếu giá spot của Bitcoin đang là 10.000 USD và giá thị trường của hợp đồng tương lai theo quý BTCUSD trên Binance Futures là 10.500 USD, thì basis sẽ được tính bằng: Spot – Futures = 10.000 – 10.500 = -50.
Basis có thể là một số âm hoặc dương. Basis dương đại diện cho việc giá spot đang lớn hơn giá futures; và ngược lại. Basis có thể biến động do thay đổi về cung cầu, nhưng dưới tác động của hoạt động giao dịch chênh lệch giá, nó cuối cùng sẽ quay trở lại bằng 0 vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng.
Nhà đầu tư cần nắm vững khái niệm trên vì mối quan hệ giữa giá spot và giá futures sẽ ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng khi được sử dụng để đầu tư phòng hộ. Nhìn chung, basis được nhà đầu tư sử dụng để làm thước đo cho tỷ lệ sinh lời của việc chuyển giao tiền mặt hay tài sản thực tế ở thời điểm đáo hạn của hợp đồng và cũng được dùng để tìm kiếm các cơ hội giao dịch chênh lệch giá. Bên cạnh đó, basis còn được các nhà giao dịch dùng để xác định thời điểm bán tài sản mã hoá tốt nhất, dựa trên việc basis khi ấy đang mạnh dần hay yếu dần.
Tính Mạnh hay Yếu của Basis
Basis không phải là một hằng số, nó có thể thay đổi theo thời gian. Nếu basis tăng, chúng ta nói basis đang mạnh dần. Ngược lại, nếu giá trị basis sụt giảm, thì basis đang yếu dần.
Những yếu tố chính ảnh hướng đến thay đổi của basis thường là những biến động cung-cầu trong ngắn hạn.
Nếu nhu cầu quá lớn còn nguồn cung lại quá nhỏ, giá spot có thể tăng lên cao hơn so với giá futures, làm basis mạnh lên.
Mặt khác, nếu nhu cầu trên thị trường yếu ớt còn nguồn cung thì vẫn dồi dào, giá spot có thể giảm so với giá futures, làm basis yếu đi.
Contango và Backwardation – Vì đâu nó lại quan trọng với nhà đầu tư?
Độ dốc của đường cong giá cũng là một yếu tố khác quan trọng với nhà đầu tư, bởi nó cho thấy thị trường hợp đồng tương lai đang ở trong trạng thái contango (bù hoãn mua) hay là backwardation (bù hoãn bán).
Khi thị trường đang ở trạng thái contango, giá futures của một loại tài sản sẽ cao hơn giá spot.
Ngược lại, khi thị trường đang trong trạng thái backwardation, giá futures sẽ thấp hơn giá spot.
Hình dáng của đường cong giá là một yếu tố quan trọng mỗi nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi triển khai chiến lược đầu tư phòng hộ.
Một chiến lược đầu tư phòng hộ gồm hai bộ phận: 1) Tài sản cơ sở đầu tư và 2) Công cụ phòng hộ.
Do đó, các chiến lược phòng hộ thường mang rủi ro basis. Khi nhà đầu tư Bitcoin sử dụng chiến lược phòng hộ, anh ta sẽ đánh đổi rủi ro về giá để lấy rủi ro về basis.
Rủi ro basis xảy ra khi giá spot và giá futures phân kỳ với nhau. Nguyên nhân chính của rủi ro basis xuất phát từ sự mạnh lên hoặc yếu đi bất ngờ của basis.
Tuy một chiến lược phòng hộ giúp bảo vệ nhà đầu tư khỏi rủi ro về giá, nhưng nhà đầu tư vẫn không thể tránh khỏi rủi ro về basis. Mặc dù vậy, dù basis có thể biến động, song nó thường ít bất ổn hơn so với biến động giá spot hay giá futures.
Trong ví dụ bên dưới, chúng ta sẽ quan sát cách rủi ro basis tác động đến lợi nhuận của nhà đầu tư.
Khi nhà đầu tư phòng hộ short bằng cách bán khống hợp đồng tương lai, chiến lược phòng hộ này sẽ tạo ra một vị thế mà tại đó nhà đầu tư sẽ long basis.
Nếu giá spot của Bitcoin tăng lên so với giá futures, basis sẽ mạnh dần. Điều này sẽ giúp mang lại tác động có lợi cho nhà đầu tư.
Giả sử nhà đầu tư bán 100 hợp đồng BTCUSD Quarterly 0925 để phòng hộ cho vị thế đầu tư Bitcoin trị giá 10.000 USD của mình.
- Nhà đầu tư lập lệnh short hợp đồng tương lai vào lúc T+0, khi giá spot của Bitcoin đang là 10.000 USD, còn giá futures là 10.100 USD. Basis khi đó sẽ bằng -100.
- Vào lúc T+1, xuất hiện một tin tức quan trọng khiến nhu cầu spot tăng trong ngắn hạn.
- Hệ quả là giá spot đã tăng so với giá futures, khiến basis mạnh lên từ -100 lên 0.
- Đối với nhà đầu tư, giá trị spot của tài sản đã tăng lên trong khi giao dịch short phòng hộ vẫn không đổi. Nhìn chung, nó giúp nhà đầu tư có một giao dịch có lợi.
Trong một kịch bản khác, nếu giá futures tăng so với giá spot, basis sẽ yếu dần, gây nên tác động bất lợi cho nhà đầu tư.
Ở ví dụ thứ 2 này, giả sử cả giá spot và giá futures đều tăng.
- Tuy nhiên, vào lúc T+1, giá futures của BTC tăng nhiều hơn giá spot, làm basis từ -100 giảm về -150.
- Điều này đồng nghĩa với việc dù tài sản cơ sở được giá, vị thế phòng hộ của nhà đầu tư lại chịu thiệt hại và trả về một giao dịch không có lợi.
Trong cả hai trường hợp, khi nhà đầu tư chọn bán Bitcoin trên thị trường spot, nhà đầu tư sẽ đóng vị thế futures bằng cách mua lại lệnh phòng hộ short.
Nếu basis ở dưới -100 khi giao dịch hoàn tất, nhà đầu tư sẽ lỗ tiền. Còn nếu basis lớn hơn -100, nhà đầu tư sẽ lời.
Cách để giao dịch phòng hộ với tiền mã hóa
- Tiến hành nghiên cứu. Xác định lý do cần đầu tư phòng hộ và đảm bảo basis và hình dáng của đường cong đang có lợi.
- Xác lập tham số của bạn. Chỉ ra mức độ chấp nhận rủi ro của bạn bằng cách định sẵn tham số. Bạn có thể chọn đầu tư phòng hộ đối với 50-75% vị thế thay vì toàn bộ 100%.
- Chọn ra sản phẩm đầu tư phù hợp. Hợp đồng tương lai theo quý của Binance Futures là công cụ hàng đầu để triển khai các chiến lược đầu tư phòng hộ. Chúng có độ thanh khoản cao, giúp nhà đầu tư có thể giao dịch một cách hiệu quả mà gần như không bị trượt giá. Chúng tôi sẽ không tính phí funding cho Hợp đồng tương lai theo quý hay bất kỳ sản phẩm thuộc dòng hợp đồng tương lai có chuyển giao nào; điều này sẽ vô cùng có lợi cho nhà đầu tư dài hạn hay các thợ đào để phòng hộ. Chưa hết, nó còn có mức phí taker và phí maker thấp nhất thị trường nữa!