“Tất tần tật” những gì bạn cần biết về Cross Collateral

0
86

Tiến bộ từ lâu đã là nền tảng để Binance phát triển, đó chính là lí do vì sao chúng tôi liên tục tung ra nhiều tính năng mới để cải thiện khả năng tiếp cận đến những dịch vụ của mình và mở rộng hệ sinh thái. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng, Binance Futures ngày hôm nay có thêm một bước tiến mới thông qua việc giới thiệu một tính năng mang tên Cross Collateral.

Cross Collateral là gì?

Trong lĩnh vực tiền mã hoá, Cross Collateral (Thế chấp Chéo) là một tính năng cho phép người dùng thế chấp tài sản tiền mã hoá do mình sở hữu để đi vay một tài sản mã hoá khác.

Trên Binance Futures, tính năng này mang lại cho người dùng quyền được dùng tài sản mã hoá của mình để vay Tether (USDT) với mức lãi suất 0%. Sau đó, số tiền đã vay có thể được dùng để giao dịch các hợp đồng tương lai (futures) trên nền tảng Binance Futures.

Người dùng được lợi ích gì từ nó?

Các sàn giao dịch tiền mã hoá thường sử dụng các stablecoin như là USDT là tài sản tính giá cho nhiều đồng tiền mã hoá khác. Tuy nhiên, người dùng nắm giữ các đồng tiền mã hoá BTC thì có rất ít động lực để bán và chuyển chúng sang dạng stablecoin vì chi phí cơ hội khá cao.

Với tính năng này, những ai không muốn nắm giữ các stablecoin như là USDT vẫn có thể thế chấp tài sản mã hoá của mình để tham gia thị trường futures. Do đó, người dùng vẫn có thể giao dịch hợp đồng tương lai mà không cần phải chuyển tài sản sang USDT. 

Nó hoạt động như thế nào?

Khi bạn đã hiểu được những khái niệm cơ bản, hãy cùng đi sâu về cách giao dịch Cross Collateral trên thực thế.

Như đã giải thích, Cross Collateral đơn giản chỉ cho phép người dùng vay tiền để giao dịch hợp đồng tương lai, những khoản vay đó sẽ được đảm bảo bằng lượng tài sản mã hoá bạn đang sở hữu. Trên nền tảng Binance Futures, tính năng này hiện cho phép người dùng thế chấp BUSD và BTC.

Khi người dùng sử dụng tính năng Cross Collateral, có 4 yếu tố cần phải cân nhắc:

  1. Tổng số tiền đã vay dưới dạng USDT
  2. Tổng số tiền thế chấp (dưới dạng BTC hoặc BUSD)
  3. Giá trị thị trường của số tiền thế chấp tính theo USDT
  4. Tỷ lệ Khoản vay trên Giá trị 

Tỷ lệ khoản vay trên giá trị (LTV) là một cách thức để đánh giá rủi ro cho vay. Tỷ lệ này đo giá trị danh nghĩa của khoản vay so với giá trị thị trường của lượng thế chấp. Ví dụ, một khoản vay có tỷ lệ LTV cao đồng nghĩa với rủi ro tài chính cao.

Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi sẽ minh hoạ cách một nhà đầu tư thế chấp BTC và BUSD để vay USDT với mức lãi suất 0%. Ở trường hợp này, chúng tôi sẽ giả dụ những thông tin sau:

  1. Giá BTC/USDT là $5000 
  2. Giá BUSD/USDT là $1

Bảng 1 – Minh hoạ cho Ví dụ 1

Tổng số lượng USDT đã vay

Tổng số lượng thế chấp

Giá trị của lượng thế chấp tính theo USDT

Tỷ lệ LTV

2500 USDT

1 BTC

5000 USDT

50%

500 USDT

1000 BUSD

1000 USDT

50%

Nguồn: Binance Futures

Trong ví dụ 2, chúng ta giả định rằng giá trị thị trường của hai tài sản trên đều giảm:

  1. Giá BTC/USDT giảm 20% về còn $4000
  2. Giá BUSD/USDT giảm 5% về còn $0.95

Bảng 2 – Minh hoạ cho Ví dụ  2

Tổng số lượng USDT đã vay

Tổng số lượng thế chấp

Giá trị của lượng thế chấp tính theo USDT

Tỷ lệ LTV

2500 USDT

1 BTC

4000 USDT

62.50%

500 USDT

1000 BUSD

950 BUSD

52.60%

Nguồn: Binance Futures

Từ ví dụ trên đây, ta có thể thấy giá trị của lượng tiền thế chấp đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến tỷ lệ LTV. Khi giá trị của lượng tiền thế chấp giảm, tỷ lệ LTV tăng. Nói cách khác, tỷ lệ LTV thường sẽ biến động nhiều hơn đối với các dạng thế chấp có bản chất bất ổn về giá trị. Đặc biệt với những tài sản mã hoá thường xuyên tăng giảm đột ngột như là BTC, người dùng cần đảm bảo có đủ tiền dự trữ phòng trường hợp giá trị thị trường  bất ngờ đi xuống.

Đọc thêm về Cross Collateral

Lưu ý: Giá trị vay của mỗi tài khoản tối thiểu phải là 10 USDT và tối đa là 500.000 USDT.

Làm thế nào để người dùng quản lý rủi ro khi giao dịch bằng Cross Collateral?

Tuy Cross Collateral mang lại nhiều sự linh hoạt và lựa chọn hơn, người dùng cũng cần nắm được những rủi ro đi kèm với tính năng này. Do vậy, sau đây là một số yếu tố quan trọng người dùng cần biết khi giao dịch với Cross Collateral:

Tỷ lệ LTV – Binance Futures đánh giá tỷ lệ LTV để xác định mức độ rủi ro mà người dùng đã chọn. Như đã đề cập, giá trị thị trường của tài sản thế chấp có thể biến đổi theo thay đổi về giá. Chính vì thế, người dùng cần phải thường xuyên theo dõi tỷ lệ LTV trước khi nó chạm đến ngưỡng giới hạn. Đối với BTC, giới hạn LTV tối đa là 70%, còn của BUSD là 90%.

Đảm bảo duy trì đủ thế chấp dự phòng – Để tránh bị thanh lý tài sản, người dùng lúc này cũng cần đảm bảo duy trì một lượng thế chấp dự phòng để giữ không cho tỷ lệ LTV vượt quá giới hạn tối đa. Việc có quỹ dự phòng cũng giúp nhà đầu tư an tâm hơn trong những trường hợp thị trường biến động dữ dội.

Chú ý đến rủi ro thanh lý và phí – Khi tỷ lệ LTV vượt quá ngưỡng tối đa, người dùng sẽ bị yêu cầu gia tăng thế chấp để giảm rủi ro thanh lý. Nếu những yêu cầu này không được đáp ứng, một lệnh thanh lý bắt buộc sẽ được kích hoạt khi mức LTV chạm đến ngưỡng Gọi Thanh lý. Thanh lý của Cross Collateral còn có mức phí là 1% giá trị khoản vay. Trong trường hợp giá biến động dữ dội, bạn có thể sẽ bị tính phí thanh lý lên tài sản thế chấp và vị thế trên hợp đồng tương lai ở cùng một thời điểm.

Đừng sử dụng đòn bẩy quá cao lên hợp đồng tương lai – Đòn bẩy là một con dao hai lưỡi. Giống như cách nó có thể nhân lợi nhuận của bạn lên, nó cũng gia tăng những rủi ro và thiệt hại khi thị trường tiền mã hoá biến động dữ dội.

Bên cạnh đó, người dùng cũng nên nắm chắc quy trình thanh lý của Cross Collateral và vị thế hợp đồng tương lai bởi chúng hoạt động độc lập với nhau. Ví dụ, người dùng có thể bị thanh lý Cross Collateral kể cả khi có đủ dự trữ USDT trong tài khoản futures của họ. Tương tự, thanh lý có thể bị kích hoạt đối với tài khoản futures nhưng lại không tác động lên Cross Collateral. Ở cả hai trường hợp, tài khoản bị thanh lý sẽ bị tính phí.

Áp dụng Cross Collateral vào giao dịch thực tiễn

Đầu tư phòng hộ là một chiến lược quản lý rủi ro được dùng để trung hoà rủi ro có trong một danh mục tiền mã hoá. Với tính năng mới trên, người dùng sẽ có thêm lựa chọn tiến hành đầu tư phòng hộ đối với tài sản mã hoá của mình.

Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi sẽ minh hoạ các nhà giao dịch có thể phòng hộ cho tài sản mã hoá của mình bằng Cross Collateral.

Hãy giả định Nhà đầu tư A muốn phòng hộ tài sản BTC của mình dưới những điều kiện sau:

  1. Vào lúc T+0, Nhà đầu tư A thế chấp 1 BTC, sau đó vay USDT để mở vị thế futures.
  2. Nhà đầu tư A mở một vị thế short 0.5 BTC dưới dạng hợp đồng tương lai không kỳ hạn (BTCUSDT), không dùng đòn bẩy.
  3. Vào lúc T+1, giá BTC giảm 10%. 

Bảng 3 – Lời và Lỗ (PnL) xuất phát từ vị thế của Nhà đầu tư A:

Số lượng đã vay (USDT)

Số lượng thế chấp

Giá trị thị trường của lượng thế chấp (USDT)

Tỷ lệ LTV

Giá Futures

PnL của Futures

PnL ròng

T+0

$2,500

1 BTC

$5,000

50.00%

$5,020

0

0

T+1

$2,500

1 BTC

$4,500

55.56%

$4,518

$251.00

-$249.00

Ví dụ trên minh hoạ cách một người dùng có thể giảm rủi ro trong trường hợp biến động bất ngờ. Như có thể thấy, Nhà đầu tư A đã giảm thiểu rủi ro đến tận 50% nhờ phòng hộ cho BTC của mình.

Nếu Nhà đầu tư A không phòng hộ, giá trị thị trường của lượng BTC không phòng hộ của anh ta sẽ giảm 10%, từ $5000 – 10% =  $4500. Do đó, mức Lời và Lỗ thực tế sẽ là -$500, gấp đôi mức lỗ của danh mục đã phòng hộ.

Sự gia tăng sử dụng giao dịch Cross Collateral trên Binance Futures

Binance Futures đã triển khai tính năng Cross Collateral vào đầu tháng 2, khi đó chỉ cho phép người dùng thế chấp BUSD. Sau những thành công ban đầu, BTC đã được thêm làm tài sản thế chấp khả dụng. Thông qua việc cho phép dùng BTC làm thế chấp, Binance Futures muốn người dùng có thể kiếm lời dựa trên những biến động ngắn hạn của giá mà không cần phải bán BTC.

Kể từ khi ra mắt, tổng số lượng USDT cho vay thông qua Cross Collateral đã tăng hơn 800%. Vào đầu tháng 2, con số này là dưới 2 triệu USD. Còn tính đến này hôm nay, người dùng đã vay tổng cộng hơn 16 triệu USDT, tương ứng với mức tăng 8x chỉ trong chưa đầy hai tháng.

Đồ thị 1 – Sự tăng trưởng tổng số lượng tiền vay trên Cross Collateral

Nguồn: Binance Futures

Kể từ khi hỗ trợ thêm BTC, nhu cầu dành cho Cross Collateral cũng đã tăng thêm cấp số nhân. Tổng số tiền cho vay đã dâng trào từ 6 triệu lên 16 triệu USDT tính đến hôm nay, tức tăng 166% trong hai tuần. Nhu cầu gia tăng này đã được dự đoán từ trước bởi BTC là một trong những tài sản mã hoá được biết đến rộng rãi nhát với tư cách là phương tiện đầu tư lẫn công cụ giao dịch.

Cross Collateral giúp mở rộng hệ sinh thái Binance Futures

Cross Collateral giúp mở rộng hơn nữa hệ sinh thái Binance và cho phép nhà đầu tư tận dụng tối đa tài sản mã hoá của mình để quản lý rủi ro trong danh mục tiền mã hoá. Tính năng này giúp gia tăng hơn nữa độ cộng hưởng giữa hai nền tảng spot và futures của Binance, một ưu điểm chiến lược giúp Binance vượt trội hơn so với những sàn giao dịch trong ngành.

Tính năng được mong đợi từ lâu này đã mang đến thêm sự linh hoạt và lựa chọn nạp tiền cho người dùng để tham gia vào thị trường futures. Các nhà đầu tư tiền mã hoá dài hạn có thể phòng hộ vị thế trên thị trường futures mà không cần phải chuyển tài sản sang USDT. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không phải bán BTC ở mức giá mình không mong muốn.

Với tính năng mới nhất ấy, nhà đầu tư sẽ càng dễ dàng tiếp cận đến nền tảng futures hơn, qua đó tiếp tục mở rộng hệ sinh thái của Binance.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây