Tại sao thị trường tiền mã hoá suy giảm?

0
70

Benjamin Franklin từng có một câu nói rất nổi tiếng rằng có hai điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, đó là: thuế và cái chết. Trong thế giới hiện đại ngày nay, với sự ra đời của tiền mã hoá, thì ngoài hai điều không thể tránh khỏi mà Benjamin đã đề cập ở trên thì, thì còn một yếu tố khác, đó là: sự biến động.  

Giá trị của tiền mã hoá thường được biết đến với sự dao động luôn luôn dữ đội. Đôi khi thị trường tăng vọt, đôi khi thị trường giảm sâu, và điều này có thể xảy ra liên tiếp chỉ trong vài phút. Khi tham gia đầu tư tiền mã hoá, bạn có thể sẽ phải đối mặt với chuyện đi ngủ một giấc, khi tỉnh dậy, giá đã thay đổi một cách chóng mặt. Kể từ khi Satoshi Nakamoto tạo ra Bitcoin từ hơn một thập kỷ trước, sự biến động đã trở thành một khái niệm vô cùng phổ biến trong thị trường tiền mã hoá. 

Bitcoin đang đóng một vai trò quan trọng và dẫn đầu cho cả một cộng đồng tiền mã hoá. Là đồng tiền đầu tiên xuất hiện trong thị trường crypto, Bitcoin hay còn biết đến với danh xưng Mother Coin vì khối lượng vốn hoá thị trường thuộc top đầu và có giá trị lớn trong toàn bộ ngành công nghiệp này. 

Chính vì sự thống trị bền vững này, mỗi khi Bitcoin tăng hoặc giảm giá, sự tác động của nó lên giá trị của các đồng tiền mã hoá khác là hoàn toàn hiển nhiên. Chúng ta có thể quan sát thấy rằng, các đồng altcoin tăng hoặc giảm giá trị đôi khi thậm chí còn dữ dội hơn cả Bitcoin. Sự thống trị của Bitcoin trên thị trường đã khiến nó trở thành một yếu tố tác động thường xuyên đến sự biến động trong thị trường crypto. 

Cùng lấy một ví dụ, khi Bitcoin bị tụt giá mạnh trong thời gian gần đây, thị trường tiền mã hoá cũng nhanh chóng bị ảnh thưởng giảm giá theo. Sau khi đạt mức ATH với giá 64.800 USD vào 14 Tháng 4, 2021, Bitcoin đã giảm hơn 33% giá trị tính đến ngày 18 Tháng 5. Thị trường crypto đã mất hơn hơn 300 tỷ USD trong đợt giảm giá này. 

Trước lúc này, Bitcoin đã có một đợt tăng giá đáng kể, đồng tiền mã hoá này đã được ghi nhận tăng 1500% từ mức giá 3.800 USD từ Tháng 3 2020 đến mức giá đỉnh vào Tháng 4, 2021. Sau đợt tăng mạnh mẽ này, đã có nhiều dự đoán về việc điều chỉnh thị trường sẽ nhanh chóng xuất hiện.

Thế nào là điều chỉnh thị trường?

Điều chỉnh thị trường là một sự suy giảm giá ngắn hạn, quá trình này sẽ giúp điều chỉnh và cân bằng lại lượng cung và cầu trên thị trường. Chúng tôi gọi đợt thay đổi giá này là điều chỉnh là vì nó đã đưa mức giá của tiền mã hoá từ mức tăng trưởng bất thường trở lại một mức giá bền vững trong thời gian dài. 

Các đợt điều chỉnh có thể xảy ra với các loại tiền mã hoá riêng lẻ như Bitcoin, ETH; hoặc với toàn thị trường tiền mã hoá nói chung. Quá trình điều chỉnh thường áp dụng cho cổ phần và cổ phiếu truyền thống, nhưng cũng đồng thời có thể áp dụng cho thị trường tiền mã hoá. 

Thông thường, điều chỉnh thị trường là sự sụt giảm liên tục ít nhất 10% về giá của một tài sản kỹ thuật số từ mức đỉnh gần đây nhất của nó. Dù chúng ta có thể sử dụng các chỉ báo giao dịch để đưa ra dự đoán về thời điểm điều chỉnh có thể xảy ra, nhưng không ai thực sự biết chắc điều gì sẽ kích hoạt các đợt điều chỉnh này. Chúng tôi cũng không thể dự đoán khi nào chúng sẽ bắt đầu, kết thúc, hoặc bao nhiêu giá trị sẽ bị mất cho đến khi tất cả kết thúc. Tuy nhiên, vẫn có những sự kiện trên thị trường được xem là một trong nguyên nhân gây ra việc điều chỉnh này. 

Đợt điều chỉnh thị trường gần đây của tiền mã hoá có thể bắt nguồn từ sự giảm mạnh của giá Bitcoin. Sau khi đạt mức ATH ở giá 64.800 USD vào 14 Tháng 4, Bitcoin nhanh chóng rơi vào quá trình điều chỉnh chỉ trong 3 ngày sau đó, giảm khoảng 12% giá trị. Như dự kiến, theo sau đợt điều chỉnh là hiệu ứng tác động liên hoàn khi các trader và các nhà đầu tư nhanh chóng bán ra các altcoin để tránh thua lỗ. 

Tổng vốn hoá thị trường của tiền mã hoá trên toàn thế giới giảm 13% (khoảng 319 tỷ USD) trong giai đoạn này. Theo CoinMarketCap, khoản giảm này đã thu hẹp thị trường từ hơn 2,2 nghìn tỷ USD xuống còn dưới 1,9 nghìn tỷ USD. 

Dù yếu tố này đã góp phần trong yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm giá, nhưng đây chưa phải là lý do chính khiến cho việc điều chỉnh giá xảy ra. Một lý do khác thường được nhắc đến là sự mất điện tại một vài điểm đào Bitcoin ở Trung Quốc, khiến cho tổng giá trị băm của mạng đã bị suy giảm đáng kể. Hoặc cũng có thể thị trường chỉ đang quá phấn khích nên cần có điều chỉnh để phát triển bền vững hơn. 

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự điều chỉnh như các yếu tố kỹ thuật, tính thanh khoản và lưu thông của thị trường, các tin tức mới, sự thay đổi trong các quy định và chính sách, v.v. Do đó, rất khó để xác định chính xác đâu là nguyên nhân lớn nhất cho mỗi đợt điều chỉnh nhất định nào. 

Quá trình điều chỉnh thị trường diễn ra như thế nào?

Sự điều chỉnh của thị trường tiền mã hoá hoàn toàn trái ngược với "bull run", một giai đoạn giá tiền mã hoá tăng giá liên tục.

Khi một tài sản kỹ thuật số đã đi qua một đợt tăng giá kéo dài, nó có thể bị định giá quá cao. Và điều tất yếu, lượng cầu đối với tài sản suy yếu và nguồn cung ngày một tăng dẫn đến sự điều chỉnh trên thị trường.

Tại thời điểm này không ít trader và các nhà đầu tư sẽ lựa chọn bán đi các khoản đầu tư của mình để chốt lời. Ngoài ra, một đợt điều chỉnh có thể bị tác động và gây ảnh hưởng mạnh hơn nữa bởi các tin tức hoặc các yếu tố bên ngoài khác. Khi đợt bán đầu tiên diễn ra, nó sẽ tạo thành một làn sóng thúc giục những người đang nắm giữ tiền mã hoá khác bán đi phần tài sản của mình, góp phần khiến giá giảm sâu hơn nữa. Khi quá trình này lặp lại thêm nhiều lần, độ giảm sẽ ngày một thêm sâu cho đến khi chúng ta đạt đến ngưỡng giá mà nguồn cầu đủ mạnh để chịu được lực bán tháo.

Trong một đợt tăng giá, sẽ có thể có vô số đợt điều chỉnh khi nguồn cung và cầu điều chỉnh theo định giá của thị trường tiền mã hoá. Trước khi đạt mốc giá kỷ lục, Bitcoin đã trải qua vô số lần điều chỉnh thị trường để có thể đạt được con số gần nhất với 64.800 USD vào Tháng 4, 2021. Ngay trước khi "cán đỉnh" Bitcoin cũng có một đợt điều chỉnh giá diễn ra khá nhanh chóng, lúc đó, Bitcoin giảm xuống khoảng 8% giá trị trước khi tiếp tục đà tăng. Ethereum cũng có kịch bản tương tự, trải qua một đợt điều chỉnh và sau đó cán mốc "đỉnh" ở giá 1.926 USD vào Tháng 2 2021. 

Theo sau các đợt điều chỉnh giá thường là giai đoạn hồi phục, thị trường sẽ tiếp tục tăng mạnh sau các đợt giảm giá. Tuy nhiên, nếu các đợt điều chỉnh của thị trường kéo dài hơn, sẽ có thể dẫn đến thị trường giảm sâu và thường được gọi là thị trường bear (giảm). Và khi thị trường giảm, giá trị của tiền mã hoá sẽ có thể "bốc hơi" hơn 50% hoặc thậm chí nhiều hơn nữa! Mức giá kỷ lục 20.000 USD của Bitcoin trong tháng 12 năm 2017 đã dẫn đến vô số đợt điều chỉnh giá, và tạo ra thị trường bear kéo dài đến tận hai năm. 

Tôi nên làm gì nếu xảy ra đợt điều chỉnh thị trường?

Chỉ với 10% sụt giảm trong danh mục đầu tư của mình cũng đã đủ để một số nhà đầu tư lo lắng, và nếu bạn đầu tư ngắn hạn hoặc là một trader chuyên giao dịch trong ngày sử dụng tài sản đòn bẩy, một đợt điều chỉnh có thể khiến cho các khoản đầu tư của bạn rơi vào tình trạng nguy cấp. Nếu không phải là một trader chuyên nghiệp, thay vì phản ứng nóng vội và thiếu suy đoán, điều tốt nhất bạn có thể làm là hiểu rõ đây là một đợt điều chỉnh và điều cần thiết là đưa ra quyết định tính toán xem nên giữ hay tiếp tục giao dịch và kiếm lời. 

Biến động thị trường sẽ dễ khiến bạn rơi vào ma trận cảm xúc và đưa ra các quyết định hấp tấp, nhưng dù khó, bạn cũng phải luôn nhắc bản thân để không vi phạm sai lầm này. Các đợt điều chỉnh là điều thường gặp trong thị trường tiền mã hoá, nhưng chúng không có nghĩa là luôn tạo rathị trường bear (giảm). Thay vì bán tháo trong lúc giá giảm, lựa chọn'hodl' (giữ) tài sản của mình cũng là một cách được rất nhiều nhà đầu tư thận trọng tin tưởng.

Bảo vệ các danh mục đầu tư tiền mã hoá của bạn trước những tác động của việc điều chỉnh thị trường hẳn là một điều khá khó, nhưng không phải là không thể. Vì bạn không thể xác định được thời điểm mà đợt điều chỉnh bắt đầu, kết thúc hoặc diễn tiến thành thị trường bear nên việc chuẩn bị một kế hoạch đề phòng cũng là một ý tưởng hay, việc lập kế hoạch không cần phải quá phức tạp, chỉ cần đủ để giúp bạn chuẩn bị cho những đợt điều chỉnh thị trường trong tương lai. Dưới đây là một số cách bạn có thể tận dụng tối đa tài sản tiền mã hoá của mình trong quá trình thị trường điều chỉnh:

Đầu tiên, bạn có thể chọn đặt lệnh stop-loss (cắt lỗ) hoặc stop-limit (dừng giới hạn) để đối phó với trường hợp giá giảm. Các lệnh này cho phép bạn thoát khỏi thị trường trước khi danh mục đầu tư của bạn mất quá nhiều giá trị. Các lệnh thị trường này sẽ được kích hoạt khi tiền mã hoá đạt đến một mức giá nhất định đã được thiết lập từ trước. Chúng tôi khuyên bạn nên thường xuyên theo dõi các lệnh này theo thời gian để đảm bảo rằng chúng phù hợp với tình hình thị trường hiện tại.

Thứ hai, nếu bạn là một người đầu tư tiền mã hoá dài hạn, bạn có thể chọn gửi tài sản của mình vào các sản phẩm đầu tư và các công cụ quản lý tài chính để tăng thu nhập thụ động với tài sản nhàn rỗi nhưBinance Earn. Với Binance Earn, bạn sẽ có thể bắt đầu tích luỹ, staking, hoặc thậm chí trở thành nhà cung cấp thanh khoản trong thị trường DeFi để mang về thêm lợi nhuận trên các khoản đầu tư bitcoin, stablecoins, altcoins và nhiều hơn nữa.

Hoặc bạn có thể lựa chọn các giải pháp khác như chuyển đổi tiền mã hoá mình đang nắm giữ sang một loại stablecoin để bảo toàn giá trị. Khi quá trình điều chỉnh kết thúc, bạn có thể chuyển đổi tài sản của mình trở lại số tiền mã hoá ban đầu. Thông báo về giá sẽ giúp bạn có cơ hội tốt hơn để chuẩn bị chiến lược này và để có thể thực hiện đúng thời điểm. Lưu ý rằng phương thức này không phải là không có rủi ro, vì vậy, hãy luôn tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định thực hiện.

Nhìn chung, việc điều chỉnh thị trường không hề đáng sợ. Nếu bạn đã có một kế hoạch phòng ngừa cho sự xuất hiện của giai đoạn này, bạn sẽ không phải lo lắng khi các đợt điều chỉnh xảy ra. Nếu không chuẩn bị tốt, khả năng cao bạn sẽ dễ dàng rơi vào khủng hoảng.

Ưu và nhược điểm của việc đầu tư trong quá trình điều chỉnh thị trường

Đầu tư trong thời gian thị trường điều chỉnh có thể là một canh bạc "thành" hoặc "bại", nó có thể là một sai lầm lớn hoặc cũng có thể là một quyết định tuyệt nhất mà bạn từng đưa ra; và là "thành" hay là "bại", tất cả đều phụ thuộc vào diễn biến của thị trường sau đợt điều chỉnh. 

Đợt tăng giá kỷ lục của Bitcoin trong tháng 12 năm 2017 đã dẫn đến vô số đợt điều chỉnh giá, và tạo ra thị trường bear. Việc đầu tư vào thời điểm lúc đó có thể xem là một sai lầm đối với cả những người chờ đợi nhiều năm để hồi lại số vốn và cả những người nóng vội bán tháo tài sản mã hoá của mình. Việc chờ đợi quá lâu để thị trường hồi phục lại có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và cả sức khoẻ tinh thần của bạn. 

Nhưng đồng thời, đợt điều chỉnh thị trường đã có thể mang lại một cơ hội tuyệt vời để mua vào cho các nhà đầu tư. Câu nói nổi tiếng 'buy the dip' (mua vào đáy) trong giới tiền mã hoá bắt nguồn từ việc tận dụng tối đa sự điều chỉnh của thị trường bằng cách mua tiền mã hoá với một mức giá thấp lý tưởng. Nếu mọi chuyện diễn tiến thuận lợi, bạn sẽ có thể từ từ xây dựng một danh mục đầu tư tiền mã hoá có thể có giá trị khổng lồ trong tương lai. 

Giao dịch tiền mã hóa là hoạt động chịu rủi ro thị trường rất cao. Binance không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất giao dịch nào của bạn. Các ý kiến và tuyên bố trên không được xem là lời khuyên tài chính 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây