Sự phát triển của mạng Internet – Giới thiệu Web 3.0

0
76

Nội dung

  • Web 3.0 là gì?
  • Sơ lược về lịch sử phát triển của mạng Internet
    • Web 1.0
    • Web 2.0
    • Tương lai
  • Web 3.0 vượt trội hơn Web 2.0 như thế nào?
  • Kết luận

Web 3.0 là gì?

Mạng Internet đã thay đổi đáng kể từ khi ra đời. Từ Internet Relay Chat (IRC) cho đến phương tiện truyền thông xã hội hiện đại, nó đã trở thành một phần quan trọng trong các tương tác của con người – và tiếp tục phát triển.

Web 3.0 là thế hệ tiếp theo của công nghệ Internet, phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng đào tạo máy và trí tuệ nhân tạo (AI). Web 3.0 ra đời để tạo ra các trang web và ứng dụng web thông minh, được kết nối và mở hơn, tập trung vào việc sử dụng những hiểu biết về dữ liệu dựa trên máy.

Thông qua việc sử dụng AI và các kỹ thuật đào tạo máy, Web 3.0 cung cấp các thông tin được cá nhân hóa và phù hợp một cách nhanh chóng. Điều này có thể đạt được thông qua việc sử dụng các thuật toán tìm kiếm và sự phát triển trong phân tích Dữ liệu lớn. 

Các trang web hiện tại thường có thông tin không đổi hoặc nội dung do người dùng dẫn dắt, như các diễn đàn và phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù điều này cho phép thông tin được công bố cho một số đông người đọc, nhưng nó có thể không phục vụ cho nhu cầu cụ thể của người dùng. Một trang web nên có khả năng may đo thông tin mà nó cung cấp cho từng người dùng, điều này giống như tính năng động của giao tiếp con người trong thế giới thực.

Nhà khoa học máy tính Tim Berners-Lee, cha đẻ của World Wide Web, đã giải thích ý tưởng này về Semantic Web (mạng thông minh) vào năm 1999:

Tôi ước mơ về một Mạng [trong đó các máy tính] có khả năng phân tích tất cả dữ liệu trên Web – nội dung, các liên kết và các giao dịch giữa con người và máy tính. “Semantic Web” có thể biến giấc mơ này thành sự thực nhưng nó vẫn chưa xuất hiện. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện, các giao dịch thương mại và thủ tục hành chính hàng ngày cũng như các hoạt động cuộc sống hàng ngày của chúng ta sẽ được xử lý bằng các giao tiếp giữa các cỗ máy.

Trong Web 3.0, các trang web và ứng dụng sẽ có một nguồn dữ liệu khổng lồ và chúng sẽ có thể hiểu và sử dụng dữ liệu đó theo cách đem lại ý nghĩa cho từng người dùng.

Sơ lược về lịch sử phát triển của mạng Internet

Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến những thay đổi quan trọng đối với các trang web và ứng dụng web. Từ các trang web tĩnh, chúng đã trở thành các trang web dựa trên dữ liệu mà người dùng có thể tương tác và thay đổi.

Web 1.0

Internet ban đầu được dựa trên phiên bản mà chúng ta gọi là Web 1.0. Thuật ngữ này được sáng tạo vào năm 1999 bởi tác giả và nhà thiết kế web Darci DiNucci để phân biệt giữa Web 1.0 và Web 2.0. Vào đầu những năm 1990, các trang web được xây dựng bằng các trang HTML tĩnh và chỉ có thể hiển thị thông tin – người dùng không thể thay đổi dữ liệu.

Web 2.0

Tất cả những điều này đã thay đổi vào cuối thập niên 1990, khi Internet bắt đầu được thay đổi để trở nên tương tác hơn. Với Web 2.0, người dùng có thể tương tác với các trang web bằng cách sử dụng các cơ sở dữ liệu, thao tác xử lý phía máy chủ, các biểu mẫu và phương tiện truyền thông xã hội.

Điều này đã đem đến sự thay đổi từ mạng tĩnh sang mạng năng động hơn. Web 2.0 chú ý nhiều hơn đến các nội dung do người dùng tạo ra và khả năng tương tác giữa các trang web và ứng dụng. Web 2.0 khuyến khích sự tham gia của người dùng, thay vì việc họ chỉ là khán giả để đọc và xem. Vào giữa những năm 2000, hầu hết các trang web đã thực hiện chuyển đổi sang Web 2.0.

Tương lai

Lịch sử của Internet, cho thấy việc trang mạng trở nên thông minh hơn là một điều hợp lý. Đầu tiên, dữ liệu được trình bày dưới dạng tĩnh cho người dùng. Sau đó, người dùng có thể tương tác với dữ liệu đó một cách linh hoạt. Sau đó, các thuật toán sẽ sử dụng tất cả dữ liệu đó để cải thiện trải nghiệm người dùng và làm cho trang mạng trở nên cá nhân hóa và quen thuộc hơn.

Mặc dù chưa được xác định đầy đủ, nhưng Web 3.0 có thể sử dụng các công nghệ ngang hàng (P2P) như blockchain, phần mềm nguồn mở, thực tế ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và hơn thế nữa.

Hiện tại, nhiều ứng dụng chỉ được chạy trên một hệ điều hành. Web 3.0 có thể khiến các ứng dụng không cần phụ thuộc vào thiết bị hơn, nghĩa là chúng sẽ có thể chạy trên nhiều loại phần cứng và phần mềm khác nhau mà không tốn thêm chi phí phát triển.

Web 3.0 cũng làm cho Internet trở nên cởi mở và phi tập trung hơn. Hiện tại, người dùng phải dựa vào các nhà cung cấp mạng và mạng di động và các nhà cung cấp này có thể dõi thông tin đi qua hệ thống của họ. Với sự ra đời của các công nghệ sổ cái phân tán, điều đó sẽ sớm thay đổi và người dùng có thể lấy lại quyền sở hữu dữ liệu của họ.

Web 3.0 vượt trội hơn Web 2.0 như thế nào?

  • Không có điểm kiểm soát trung tâm: Vì vai trò người trung gian bị loại bỏ khỏi phương trình, nên dữ liệu người dùng sẽ không còn chịu sự kiểm soát của người trung gian. Điều này giúp giảm nguy cơ kiểm duyệt của các chính phủ hoặc tập đoàn và giảm tính hiệu quả của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS).
  • Tăng tính kết nối thông tin: Khi số lượng sản phẩm được kết nối với Internet gia tăng, các tập hợp dữ liệu lớn hơn sẽ cung cấp cho các thuật toán nhiều thông tin hơn để phân tích. Nhờ đó, chúng có khả năng cung cấp các thông tin chính xác hơn, đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng người dùng.
  • Duyệt web hiệu quả hơn: Với các công cụ tìm kiếm, việc tìm kiếm kết quả tốt nhất không hề dễ dàng. Tuy nhiên, sau nhiều năm, các công cụ này đã cho kết quả tốt hơn khi tìm kiếm các kết quả phù hợp về mặt ngữ nghĩa dựa trên bối cảnh tìm kiếm và siêu dữ liệu. Điều này cho phép một trải nghiệm duyệt web thuận tiện hơn và có thể giúp mọi người tìm được những thông tin chính xác họ cần một cách dễ dàng.
    Web 2.0 cũng giới thiệu các hệ thống gắn thẻ xã hội, nhưng chúng có thể bị thao túng. Với các thuật toán thông minh hơn, AI có thể lọc các kết quả bị thao túng.
  • Quảng cáo và tiếp thị hiệu quả hơn: Không ai thích bị gửi quá nhiều quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, nếu quảng cáo phù hợp với những sở thích và nhu cầu của một người thì chúng có thể trở nên hữu ích thay vì làm phiền. Web 3.0 cải thiện quảng cáo bằng cách tận dụng các hệ thống AI thông minh và bằng cách hướng mục tiêu các đối tượng cụ thể dựa trên dữ liệu của người tiêu dùng.
  • Hỗ trợ khách hàng tốt hơn:Nói đến các trang web và ứng dụng web, dịch vụ khách hàng là chìa khóa cho trải nghiệm người dùng mượt mà. Tuy nhiên, do chi phí lớn, nhiều dịch vụ web thành công không thể mở rộng quy mô hoạt động dịch vụ khách hàng của họ. Thông qua việc sử dụng các chatbot thông minh hơn có thể trò chuyện với nhiều khách hàng cùng một lúc, người dùng có thể tận hưởng trải nghiệm vượt trội khi giao dịch với các đại lý hỗ trợ.

Kết luận

Sự phát triển của Internet là một hành trình dài và chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển.

Với sự bùng nổ dữ liệu hiện tại, các trang web và ứng dụng có thể chuyển sang một mạng cung cấp trải nghiệm tốt hơn nhiều cho ngày càng nhiều người dùng trên toàn thế giới.

Mặc dù chưa có định nghĩa cụ thể về Web 3.0, nhưng nó đã bắt đầu hoạt động nhờ các đổi mới trong các lĩnh vực công nghệ khác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây