Staking là gì? Đó là câu hỏi của rất nhiều nhà đầu tư mua bán bitcoin, tiền điện tử. Staking là khái niệm khá lạ đối với các nhà đầu tư mới. Vì vậy, để hiểu cụ thể về hình thức này các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Staking là gì?
Staking được hiểu đơn giản là việc khóa các đồng tiền mã hóa để nhận các phần thưởng.
Trong nhiều trường hợp các bạn có thể tích luỹ đồng coin của mình trực tiếp từ ví điện tử, ví dụ như Trust Wallet. Hiểu đơn giản thì Staking chính là để khóa các đồng tiền mã hóa để nhận các phần thưởng. Hiện nay, nhiều sàn giao dịch cũng cung cấp dịch vụ staking phục vụ người dùng khi sử dụng. Sàn Binance cho phép người dùng kiếm phần thưởng theo cách khá dễ dàng và tất cả những gì bạn làm là giữ tiền của mình trên sàn.
Vì vậy, để hiểu rõ hơn Staking là gì, đầu tiên các bạn cần tìm hiểu cách thức hoạt động của cơ chế PoS (Proof of Stake) và cách thức hoạt động của Staking.
Proof of Stake (PoS) là gì?
PoS là cơ chế đồng thuận của Blockchain cho phép các node phải stake coin hoạt động trên Block hay nói cách khác phải đặt cọc coin để xác nhận danh tính. Tìm hiểu thêm về nguồn gốc ra đời của Proof of Stake nhé.
Nếu như bạn hiểu rõ về Bitcoin chắc hẳn không còn xa lại với Proof of Work (PoW) – đây là cơ chế cho phép các giao dịch được tập hợp thành các khối. Sau đó, các khối này liên kết với nhau tạo thành blockchain hay nói dễ hiểu hơn thì các thợ đào coin phải cạnh tranh nhau để giành quyền thêm các khối tiếp theo và blockchain.
PoW được chứng minh là cơ chế mạnh mẽ để tạo sự thuận tiện cho việc đạt được sự đồng thuận theo cách phi tập trung. PoW bao hàm rất nhiều phép tính bất kỳ và câu đố mà các thợ đào đang cạnh tranh nhau để tìm phương án. Đây cũng là lý do mà việc sử dụng quá nhiều tính toán trở nên có nghĩa để giữ bảo mật cho mạng. Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi liệu có cách nào duy trì sự đồng thuận phi tập trung mà không cần bỏ ra nhiều chi phí không?
Để trả lời cho câu hỏi trên chính là sự ra đời của Proof of Stake, ý tưởng này bắt nguồn từ những người tham gia có thể khóa các đồng coin trong khoảng thời gian cụ thể và sẽ giao quyền ngẫu nhiên cho một trong số những người đó để xác thực các khối tiếp theo. Xác suất được chọn thông thường tỷ lệ thuận với số lượng coin vì càng nhiều coin bị khóa sẽ có cơ hội được chọn càng cao.
Cách này hoàn toàn giống với PoW được cải tiến hơn và quyết định những người tham gia tạo một khối không dựa trên khả năng giải những thử thách hash với họ. Thay vào đó, kết quả được quyết định dựa vào số lượng coin tích luỹ trong đó.
Một số người cũng chỉ ra ưu điểm của việc tạo ra các khối thông qua staking cho phép mở rộng cao hơn cho các blockchain. Đây cũng chính là lý do mạng Ethereum network lên kế hoạch chuyển từ PoW sang PoS trong một tập các phần mềm nâng cấp gọi chung là ETH 2.0
Ai đã tạo ra Proof of Stake?
Có nhiều thông tin cho rằng Sunny King và Scott Nadal chính là người tạo ra Proof of Stake vào năm 2012 từ mạng Peercoin. Họ mô cơ chế này giống như một thiết kế tiền mã hóa ngang hàng bắt nguồn từ Bitcoin của Satoshi Nakamoto.
Mạng Peercoin đưa ra một cơ chế hybris PoW/PoS nhưng PoW chủ yếu được sử dụng để tạo ra tiền mã hóa ban đầu và nó không cần thiết để duy trì sự bền vững lâu dài của mạng nên tầm quan trọng của PoW cũng giảm dần. Trên thực tế, hiện nay hầu hết bảo mật của mạng đều dựa vào PoS.
Bằng chứng ủy quyền cổ phần (DPoS) là gì?
DPoS bằng chứng ủy quyền cổ phần là một phiên bản thay thế của cơ chế PoS được phát triển vào năm 2014 bởi Daniel Larimer. DPoS lần đầu tiên được sử dụng như một phần của blockchain BitShares ngay sau đó đã được các mạng khác áp dụng mô hình này bao gồm EOS và Steem.
DPoS cho phép người dùng nêu ra số dư tiền của họ dưới dạng phiếu bầu và quyền biểu quyết tỷ lệ thuận với số lượng coin nắm giữ. Những phiếu bầu này sử dụng để bầu ra một số đại biểu đại diện quản lý blockchain giúp đảm bảo tính bảo mật và sự đồng thuận.
Sau khi các đại biểu được bầu họ sẽ nhận phần thưởng staking và những người đó sẽ chia phần thưởng theo tỷ lệ đóng góp cá nhân tương ứng cho các người bỏ phiếu của mình.
Mô hình DPoS có xu hướng tăng cường hiệu suất mạng, nó cho phép đạt được sự đồng thuận với một lượng node ít hơn. Ngoài khác, DPoS cũng xác nhận mức độ phi tập trung thấp hơn do mạng phụ thuộc vào nhóm nhỏ các node được chọn. Vai trò của các node này là xử lý hoạt động và quản trị mạng tổng thể của blockchain. Từ đó node tham gia vào các quá trình quan trọng để đi đến sự đồng thuận và xác định được tham số quản trị quan trọng.
Tóm tắt lại DPoS cho phép người dùng biết được ảnh hưởng của họ thông qua những người tham gia khác của mạng.
Staking hoạt động như thế nào?
Cách thức hoạt động của staking
Các Blockchain PoW đào để thêm các khối mới vào blockchain thì ngược lại các blockchain PoS tạo và xác nhận các khối mới thông qua Staking. Quá trình staking hoạt động dựa vào các trình xác nhận sẽ khóa coin để có thể được chọn ngẫu nhiên trong khoảng thời gian cụ thể nhằm tạo ra các khối. Thông thường, những người tham gia có số tiền tích luỹ lớn hơn sẽ có cơ hội cao hơn được chọn làm trình xác nhận cho khối tiếp theo.
Điều này cho phép các khối được tạo ra mà không cần dựa vào phần cứng đào chuyên dụng. Trong khi đào coin bằng ASIC đòi hỏi phải có khoản đầu tư đáng kể vào phần cứng, còn staking đòi hỏi phải đầu tư trực tiếp vào chính tiền mã hóa. Do đó, thay vì cạnh tranh cho các khối tiếp theo bằng công việc tính toán thì trình xác nhận PoS được chọn dựa vào số lượng coin đã đặt cọc.
Stake khích lệ những người có coin đang được nắm giữ duy trì bảo mật mạng. Tuy nhiên nếu quá trình thực hiện thất bại thì toàn bộ stake của họ có thể gặp rủi ro.
Tại nước ta Staking hoạt động đơn giản chỉ để giữ tiền trong ví phù hợp và cơ bản cho phép mọi người tham gia thực hiện các chức năng mạng khác nhau để đổi lấy phần thưởng staking. Hành động này cũng bao gồm cả việc gửi tiền vào một Staking pool mà phần sau sẽ được giới thiệu kỹ hơn.
Phần thưởng staking được tính như thế nào?
Phần thưởng Staking không có cách tính cụ thể nào mà mỗi mạng blockchain có thể sử dụng những cách tính thưởng khác nhau.
Một số cách tính sẽ được điều chỉnh trên cơ sở của từng khối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như
- Trình xác nhận đang tích luỹ bao nhiêu coin
- Trình xác nhận tích luỹ trong bao lâu
- Tổng cộng có bao nhiêu coin được tích luỹ trên mạng
- Tỷ lệ lạm phát
- Các yếu tố khác
Phần thưởng Staking còn được xác định với một tỷ lệ phần trăm cố định đối với một số mạng khác. Những phần thưởng này được phân phối như một dạng bồi thường lạm phát nhằm khuyến khích mọi người dùng đồng coin của họ thay vì giữ chúng. Cách làm này giúp làm tăng tính sử dụng các đồng tiền mã hóa của các đồng coin này. Một lịch trình trao thưởng sẽ được dự đoán và nó khuyến khích người dùng tham gia vào Staking.
Hy vọng với những thông tin bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được những thông tin cụ thể liên quan đến Staking.
Staking pool là gì?
Staking pool là một nhóm người nắm giữ coin để hợp nhất các tài nguyên nhằm tăng cơ hội xác nhận các khối và nhận phần thưởng. Từ đó họ kết hợp sức mạnh của các staking và chia sẻ cho những người đóng góp vào nhóm những phần thưởng tương ứng.
Để thiết lập và duy trì một staking pool đòi hỏi rất nhiều thời gian và kiến thức chuyên môn. Trên các mạng có rào cản gia nhập về mặt kỹ thuật hoặc tài chính thì các staking pool có xu hướng hoạt động hiệu quả tương đối cao. Đây cũng là lý do nhiều nhà cung cấp pool tính phí trên phần thưởng staking đối với những người tham gia.
Các pool cũng có thể cung cấp thêm tính linh hoạt cho những người tích luỹ riêng lẻ và thông thường stake phải được khóa trong khoảng thời gian nhất định và thường có thời gian rút tiền, phải có thời gian hủy liên kết được đặt bởi giao thức. Tuy nhiên, các bạn phải chắc chắn rằng có một số dư đủ để tích luỹ mà không xảy ra những hành động xấu.
Vì vậy, staking pool đều yêu cầu một số dư tối thiểu và không cần quan tâm đến thời gian rút tiền. Do đó đây là hình thức lý tưởng cho những người dùng mới tham gia vào tiền ảo vì staking pool không yêu cầu tích luỹ đơn lẻ.
Cold staking là gì?
Cold Staking chính là quá trình staking trên ví mà không được kết nối với mạng internet, được thực hiện bằng cách sử dụng phần cứng hoặc ví phần mềm air-gapped. Các mạng hỗ trợ Cold Staking hoạt động ở chế độ ngoại tuyến vấn cho phép người dùng giữ tiền an toàn. Tuy nhiên, nếu người đặt cọc chuyển tiền ra khỏi ví thì họ sẽ ngừng nhận thưởng. Hình thức này đặc biệt có ưu điểm đối với những người tham gia đặt cọc lớn và muốn bảo vệ tối đa số tiền của mình trong khi vẫn được hỗ trợ mạng.
Các rủi ro khi tham gia Staking
Hình thức đầu tư nào cũng đem lại lợi nhuận nhưng đi kèm theo những rủi ro nhất định kể cả Staking cũng vậy.
Đầu tiên trong suốt thời gian tham gia Staking thì lượng coin Stake sẽ bị khóa lại và bạn sẽ không thể thực hiện được hành động mua bán hoặc trading với lượng coin này. Nếu un stake sẽ làm bạn không nhận được phần thưởng và cũng phải mất 1 khoảng thời gian để lấy lại số lượng coin đã mang đi stake, có thể khi nhận được số coin đó thì cũng hết cơ hội đầu tư rồi.
Đặc biệt, không phải lúc nào tham gia vào Staking cũng có lời mà rủi ro lớn nhất nhà đầu tư gặp phải chính là giá coin down nên rủi ro là không tránh được tùy thuộc vào thị trường coin lúc đó.
Các thông số cần chú ý khi Staking
Để staking hiệu quả đạt lợi nhuận cao cần chú ý các thông số dưới đây.
Tỉ lệ lạm phát
Lạm phát xảy ra khi tỷ lệ coin mới sinh ra lớn hoặc nhỏ hơn lượng coin hiện đang lưu hành. Trong Staking cơ chế PoS sinh ra phần thưởng cho các nhà đầu tư đến từ 2 nguồn là blockchain mới được sinh ra và phí giao dịch. Do đó, số lượng coin mới được sinh ra sẽ được đầu tư vào thị trường rồi xảy ra lạm phát.
Vì thế, tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ lưu thông và giá của đồng coin tại thời điểm đó. Đối với đồng coin có cơ chế PoS thì tỷ lệ lạm phát thường xuyên xảy ra.
Thời gian lock
Thời gian này các bạn có thể chọn từ đầu vì thường các dự án sẽ cho chọn từ đầu tùy vào người tham gia. Đây là thời gian mà coin bị lock và sau thời gian này bạn sẽ nhận lại được lượng coin đã tham gia stake.
Đối với các Node hoặc Master Node họ thường xác định lock luôn trong suốt thời gian làm node khi tham gia Stake và trong thời gian đấy họ nhận reward làm nguồn thu.
Thời gian unlock
Phần lớn mọi người đều có thể ấn unlock sau khi kết thúc quá trình stake nhưng số lượng coin khi tham gia stake sẽ nhận lại sau khoảng thời gian nhất định. Có một số dự án tạo ra quy tắc để hành động un stake không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng lưới và còn có thời gian xử lý nếu lượng coin quá lớn.
Lãi suất
Trong quá trình Staking thì lãi suất là thông số tất cả mọi người tham gia đều quan tâm sau 1 khoảng thời gian đầu tư. Lãi càng lớn thì lượng coin nhận được sau khi Stake càng lớn. Để tối ưu Staking không đơn giản chỉ quan tâm đến lãi cao mà còn phụ thuộc vào các chỉ số khác nữa.
Số lượng coin tối thiểu để tham gia stake
Tùy vào từng dự án mà yêu cầu số lượng coin tối thể của 1 user khi tham gia vào staking cũng khác nhau.
Độ tuổi coin
Đây là khoảng thời gian coin bắt đầu sinh lời tính từ lúc đưa coin vào stake đến lúc tham gia staking chính thức. Tuy nhiên, tùy vào tính chất của từng dự án mà thời gian này có thể sớm hoặc muộn.
Weight
Weight bao gồm độ tuổi coin và số lượng coin có thể hiểu đơn giản là sức nặng của coin. Lượng coin càng lớn và thời gian coin tham gia stake càng lâu sẽ có giá trị Weight càng cao và khả năng giành được quyền xử lý giao dịch và tạo khối tiếp theo càng lớn. Weight ảnh hưởng trực tiếp đến phần thưởng mà người tham gia sẽ nhận được trong tương lai.
Trên đây bài viết vừa chia sẻ những thông tin cụ thể về hình thức staking, hy vọng sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn và thu được lợi nhuận cao nhất trong tương lai.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tham gia đầu tư mua bán BTC, tiền điện tử bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách giao dịch mua bán bitcoin tại Việt Nam hiệu quả. Hoặc tải ngay ứng dụng của Binance trên các thiết bị di động tại App Store hoặc Google Play và bắt đầu mua bán tiền điện tử ngay hôm nay! Binance hỗ trợ nhiều tính năng giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc trao đổi, mua bán. Nổi bật đó là tính năng mua btc bằng debit/credit card. Hãy tham khảo kĩ để trở thành những nhà đầu tư tài ba nhé!