Quá khứ, Hiện tại và Tương lai của Giá Bitcoin

0
72

Sau khi chứng kiến những biến động giá vừa qua của Bitcoin, chắc hẳn bạn đang tự hỏi mình, “Vậy giờ có nên mua Bitcoin?” Hãy cùng nhìn lại lịch sử của Bitcoin và xem những xu hướng gần đây có giúp chúng ta nhận định được gì về tương lai của đồng tiền mã hóa này không.

 

Trong 3 tháng qua, những cuộc tranh luận về giá Bitcoin chủ yếu đã đi qua ba giai đoạn sau:

  • Những suy đoán hậu sự kiện Halving Bitcoin, với lập luận rằng những giai đoạn tăng trưởng trong quá khứ của thị trường đều bắt nguồn từ halving. (Nhớ rằng khối lượng giao dịch Bitcoin trong tháng 5 đã tăng mạnh, trước sự kiện halving ngày 12/05).
  • Bitcoin đã trải qua một quãng thời gian dài đi ngang ở khu vực 9.000 USD, làm nhiều người còn đùa rằng đồng tiền đã trở thành một stablecoin.
  • Cú tăng mạnh của giá Bitcoin trong tuần vừa rồi, dâng trào lên mức 11.000 USD chỉ sau 4 ngày.

 

Nguồn: CoinMarketCap

Tâm lý của thị trường trong 3 tháng qua có thể được xem là một phiên bản thu nhỏ của lịch sử Bitcoin nói chung. Bitcoin đã đi một quãng đường dài kể từ khi được tạo ra vào năm 2009, từ khi giá trị còn đạt chưa đến một cent vào năm 2010, lúc mà phải dùng đến tận 10.000 BTC mới có thể mua 2 chiếc pizza.

Giờ đây, Bitcoin đã trở thành một tài sản có vốn hóa lên đến 200 tỷ USD, với mỗi một đồng coin có giá trị lên đến 11.000 USD ở thời điểm thực hiện bài viết. Còn ở giai đoạn đỉnh điểm vào tháng 12/2017, Bitcoin từng đạt mức giá 20.000 USD và vốn hóa thị trường hơn 300 tỷ USD.

Vậy làm thế nào mà Bitcoin có thể tăng trưởng nhanh đến như vậy chỉ trong có một thập kỷ? Các chu kỳ thị trường, nghịch cảnh và nỗ lực phục hồi đều có vai trò của chúng trong câu chuyện này.

Halving Bitcoin và các chu kỳ thị trường

Một giả thuyết phổ biến về Bitcoin là nó tuân theo một chu kỳ thị trường kéo dài 4 năm, được bắt đầu và kết thúc bằng một sự kiện Halving Bitcoin.

Trên các sàn giao dịch lớn vào khoảng tháng 11/2012, tức thời điểm diễn ra sự kiện halving Bitcoin đầu tiên, giá BTC là 13 USD. Con số này đã tăng lên thành 220 USD trong 6 tháng kế tiếp đó. BTC chạm đỉnh của chu kỳ ở mức 1.100 USD sau 1 năm kể từ lúc halving. 

Đến sự kiện halving thứ hai diễn ra vào tháng 07/2016, 1 BTC có giá trị là 660 USD. Giá cũng chỉ cần 6 tháng để tăng lên mức 1.000 USD, rồi thêm 4 tháng để đạt 2.000 USD, tiếp đó thêm 4 tháng nữa để lên 4.000 USD và chỉ 3 tháng sau đã lập mức đỉnh cao nhất mọi thời đại là 20.000 USD vào tháng 12/2017.

 

Nguồn: CoinMarketCap

 

Trong lần halving thứ ba vào tháng 05/2020, giá Bitcoin đã ở mức 9.000 USD. Lịch sử tăng trưởng của giá Bitcoin trong hai chu kỳ 4 năm trước đó đã dẫn đến rất nhiều sự kỳ vọng dành cho tương lai sắp tới của đồng tiền này. Tuy hiện có rất nhiều đồn đoán về mức giá cuối cùng của Bitcoin trong năm 2020, nhưng đa phần chúng đều là những nhận định lạc quan bắt nguồn từ kiểu hình trong quá khứ trên.

Đây cũng chính là nơi mà phải đặt tính cẩn trọng lên hàng đầu. Nhiều nhà phân tích đã nỗ lực chứng minh rằng kiểu hình ở trên có thể sẽ không lặp lại lần này, trong khi số lần Bitcoin được dự đoán là “sẽ chết” đã đạt con số 380. Những dự đoán kiểu như vậy thường được đưa ra ở những lúc thị trường đi xuống, và đó cũng chính là thứ sẽ được thảo luận tiếp theo.

Trèo càng cao thì ngã sẽ càng đau

Còn nhớ đồ thị đầu tiên về biến động giá Bitcoin kể từ sự kiện halving lần ba ở trên chứ? Cảm giác như điều này đã diễn ra từ rất lâu rồi, thế nhưng biến động giá Bitcoin trong năm 2020 lại ẩn chứa trong đó một câu chuyện vô cùng thú vị. Hãy mở rộng bức tranh ra thêm một chút.

 

Nguồn: CoinMarketCap

Chúng ta bắt đầu năm 2020 ở mức giá Bitcoin là 7.000 USD. Đồng tiền mã hóa số 1 thế giới sau đó sẽ biến động quanh quẩn trong khu vực từ 8.000 đến 10.000 USD, trước khi giảm mạnh từ 8.000 về chỉ còn 4.500 USD chỉ trong vỏn vẹn 24 giờ do tác động của làn sóng suy thoái toàn cầu vì đại dịch COVID-19. (Biến động này diễn ra một tháng sau cú giảm của thị trường chứng khoán vào giữa tháng 02/2020, làm nhiều người nghĩ rằng BTC sẽ trở thành công cụ trú ẩn thay cho cổ phiếu phải bất ngờ.)

Những người mới biết đến Bitcoin có thể sẽ cảm thấy lo sợ trước những cú giảm nghiêm trọng như trên, nhưng với những ai đã tham gia thị trường đủ lâu sẽ biết rằng mỗi chu kỳ luôn có một biến động lớn như vậy.

  • Sau khi đạt đỉnh 1.100 USD vào tháng 12/2013, giá Bitcoin đã trượt dài về tận mức 200 USD trong 12 tháng tiếp theo, và bị giữ chân ở khu vực đó suốt 9 tháng kế đó.
  • Sau khi đạt đỉnh 20.000 USD vào tháng 12/2017, giá Bitcoin giảm mạnh về chỉ còn 7.000 USD trong nửa đầu năm 2018. Một năm kể từ mức kỷ lục này, giá Bitcoin là 3.000 USD.

Nhưng ngoài những cú tăng và giảm của giá Bitcoin, điều mỗi người nên nhớ về lịch sử của đồng tiền này là những lần mà nó đã đứng dậy sau khi vấp ngã, bất kể những người chỉ trích BTC có nói ra làm sao.

Bitcoin kiên cường

Tuy không thể khẳng định điều này luôn luôn đúng, thế nhưng có thể nói rằng cơ hội lớn nhất luôn xuất hiện ở những thời khắc giá ít biến động. Sau đây là những trường hợp về quá trình phục hồi của Bitcoin sau mỗi xu hướng đi xuống trong lịch sử.

  • Sau khi chạm đáy 200 USD đến tận tháng 10/2015, giá Bitcoin dần dần phục hồi về mức 400 USD vào tháng 12/2015, tăng lên 750 USD trong 6 tháng tiếp đó để chuẩn bị cho sự kiện halving tháng 07/2016.
  • Bitcoin đã tự mình vượt qua thị trường giá giảm khắc nghiệt của giai đoạn đầu năm 2019. Sau khi lập đáy 3.000 USD vào tháng 12/2018, BTC phục hồi về 5.000 USD vào đầu tháng 4, để rồi bùng nổ lên tận 12.000 USD vào cuối tháng 6. Tuy không thể nào tăng lên lại mức đỉnh cao nhất mọi thời đại, thế nhưng diễn biến này đã giúp khôi phục lại triển vọng dài hạn cho BTC.
  • Trong quãng thời gian thế giới bị bao trùm bởi bóng ma đại dịch, Bitcoin chỉ mất 2 tháng để tăng từ 4.500 USD hồi giữa tháng 3 lên gần 10.000 USD vào giữa tháng 5, ngay trước sự kiện halving lần thứ 3 trong lịch sử.

Tại mỗi giai đoạn đi xuống, số lượng các dự đoán Bitcoin sẽ giảm về 0 sẽ tăng lên. Tại mỗi giai đoạn phục hồi, số lượng những người chỉ trích Bitcoin phải câm lặng cũng sẽ tăng theo.

Tổng kết và Bức tranh toàn cảnh

Tất cả những dự đoán về Bitcoin thì sẽ không bao giờ có thể đúng mãi được, bởi trên thị trường sẽ luôn xuất hiện những yếu tố thay đổi tác động theo từng ngày. Thế nhưng từ câu chuyện về lịch sử Bitcoin, chúng ta có thể rút ra được những điều sau:

  • Cả các cú tăng lẫn cú giảm đều diễn ra vô cùng nhanh, do đó không nên phát triển chiến lược giao dịch lệ thuộc hoàn toàn vào chúng.
  • Cú tăng của Bitcoin có lúc thì nhanh và khiến người ta phải cảm thấy ngơ ngác. Nhưng cũng có lúc nó tăng một cách dần dần và cho phép người ta có thể bắt kịp.
  • Không có gì đảm bảo rằng chu kỳ thị trường sẽ lặp lại, nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta học hỏi từ những cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Bitcoin.

Sau cùng, khi đặt ra vấn đề có nên mua Bitcoin, câu hỏi “khi nào” sẽ trở nên ít quan trọng hơn là “vì sao”, nhất là khi ta cân nhắc đến những xu hướng dài hạn đã thảo luận ở trên và quan trọng hơn là cơ sở người dùng tiền mã hóa không ngừng lớn mạnh trên quy mô toàn cầu. Ngẫm lại, tất cả những biến động giá ngắn hạn chẳng qua chỉ là những điểm ảnh bé nhỏ trong một bức tranh toàn cảnh rộng lớn hơn về con đường trở thành hệ thống trao đổi giá trị toàn cầu của Bitcoin và lĩnh vực tiền mã hóa.

 

Disclaimer: Bitcoin trading is subject to significant market risk, so please trade cautiously. No statement in this article should be misconstrued as investment advice, and everyone is encouraged to do your own research before entering into trades.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây