Ngăn chặn các trường hợp lừa đảo phổ biến

0
158
Sau đây là các hình thức lừa đảo phổ biến:
1. Đặt liên tiếp nhiều đơn lệnh với cùng 1 số tiền nhằm gây nhầm lẫn
Đối tượng lừa đảo có thể sử dụng một hoặc nhiều tài khoản để đặt liên tiếp nhiều đơn lệnh với cùng số tiền trong một thời gian ngắn. Nếu bạn không kiểm tra kỹ tài khoản và số đơn lệnh, bạn có thể bị lừa giải phóng coin.
Ví dụ: Kẻ lừa đảo đặt liên tiếp 6 đơn lệnh, mỗi đơn lệnh trị giá 1000 BNB, mặc dù hắn chỉ thanh toán cho 5 đơn lệnh. Hắn gửi đơn lệnh thứ 5 và thứ 6 gần như cùng 1 lúc, và nói rằng đã thanh toán cho cả 6 đơn lệnh. Nếu bạn không kiểm tra kỹ từng đơn lệnh, bạn có thể giải phóng coin cho đơn lệnh thứ 6 mặc dù chưa nhận được khoản thanh toán.
Lưu ý: Trong trường hợp này, bạn cần phải kiểm tra kỹ thông tin của đơn lệnh và lịch sử giao dịch, bất kể đối tác hối thúc bạn thế nào. Bạn cũng cần phải kiểm tra tên trên thông tin chuyển khoản có khớp với tên đã xác thực của đối tác trên hệ thống hay không. Crypto không được giải phóng khi thông tin tên chuyển khoản không khớp.
2. Lỗi chuyển khoản
Kẻ lừa đảo cố tình thực hiện chuyển khoản sai (chẳng hạn như hắn sẽ chuyển số tiền cho hắn, sau đó vờ như đã chuyển tiền cho bạn), sau đó cung cấp bằng chứng chuyển khoản cho đối tác và bộ phận Hỗ trợ khách hàng để đòi giải phóng số coin.
Lưu ý: Ưu tiên kiểm tra trạng thái tài khoản đã nhận được tiền hay chưa. Nếu chưa, coin sẽ không được giải phóng.
3. Lừa đảo bằng cách sử dụng hoá đơn giả
Ở hình thức gian lận này, kẻ lừa đảo gửi hoá đơn giả cho đối tác sau khi hắn đặt lệnh và nhấn vào đã thanh toán. Bạn có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo này nếu như bạn chỉ xem qua hoá đơn sau đó giải phóng coin, mà không thực sự kiểm tra tài khoản của mình đã nhận được tiền hay chưa. Đối với trường hợp này, bạn cần phải đăng nhập vào tài khoản để xác nhận chắc chắn mình đã nhận được khoản thanh toán.
Bên cạnh đó, một số trường hợp lừa đảo tinh vi hơn bạn cần phải cẩn thận như sau:
1. Hai kẻ lừa đảo A và B phối hợp với nhau đặt hai lệnh với cùng số tiền tại cùng một thời điểm. A thực hiện chuyển khoản nhưng sau đó lại không đánh dấu là đã thanh toán. B không thanh toán nhưng lại đánh dấu đã thanh toán, sau đó cung cấp bằng chứng chuyển khoản bằng hóa đơn của A, nhằm yêu cầu coin được giải phóng. Nếu không cảnh giác, bạn sẽ giải phóng coin khi chưa xác định rõ ai mới là người thực hiện thanh toán. Sau đó, A sẽ cung cấp cùng một bằng chứng chuyển khoản và yêu cầu coin được giải phóng. Việc này dẫn đến việc bạn đã giải phóng coin 2 lần, nhưng chỉ nhận được khoản thanh toán cho 1/2 tài sản.
2. Một đơn lệnh trị giá 10,000 RMB nhưng đối tác chỉ chuyển 1,000 RMB, hay một trường hợp khác, một đơn lệnh trị giá 1,000 USDT nhưng đối tác lại chuyển 1,000 RMB, hoặc các trường hợp tương tự. Khi xảy ra trường hợp này, vui lòng thông báo đến bộ phận hỗ trợ khách hàng để chúng tôi tiến hành điều tra nguyên nhân. (Đây không nhất thiết là một trường hợp lừa đảo, có thể người dùng thao tác nhầm lẫn dẫn đến sai sót.)
3. Kẻ lừa đảo A liên hệ B và C là những người dùng trên Binance P2P thông qua mạng xã hội. A giả làm B để liên hệ đến C, nói rằng anh ta muốn bán coin cho C. Đồng thời, A giả làm C liên hệ với B và nói rằng anh ta muốn mua coin từ B. Sau đó, A yêu cầu B đăng quảng cáo bán, rồi chụp màn hình gửi cho A. Anh dùng ảnh chụp màn hình này gửi cho C, và yêu cầu C chuyển tiền vào một tài khoản khác, lấy lý do rằng tài khoản trong hình đã vượt quá hạn mức nhận tiền trong ngày hôm đó, mục đích của hành động này nhằm lừa C chuyển tiền vào tài khoản của A. Nếu trót lọt, A nhận được khoản tiền đáng lẽ phải chuyển cho B, C mất khoản tiền của mình, còn lệnh của B thì không thực hiện được.
Lưu ý: Không đề cập đến tên của bất kỳ ai trong đoạn chat. Thanh toán phải được gửi bằng phương thức thanh toán được liên kết của người đó và tên trên tài khoản phải khớp với tên thật của người đó trên hệ thống.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây