Metaverse là gì?

0
158

Tóm lược

Metaverse là một khái niệm về một vũ trụ 3D, trực tuyến, bất tận, kết hợp nhiều không gian ảo. Bạn có thể xem metaverse chính là như một sự lặp lại của Internet trong tương lai. Với metaverse, người dùng có khả năng làm việc, gặp gỡ, chơi trò chơi và giao lưu với nhau trong những không gian 3D này.

Sự tồn tại của metaverse chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng một số nền tảng lại chứa các yếu tố giống như metaverse. Các trò chơi điện tử hiện đang cung cấp trải nghiệm giống metaverse nhất. Các nhà phát triển đã mở rộng định nghĩa về trò chơi thông qua việc tổ chức các sự kiện trong trò chơi và tạo ra các nền kinh tế ảo.

Mặc dù không bắt buộc, tiền mã hóa có thể rất phù hợp với một metaverse vì góp phần tạo nên một nền kinh tế kỹ thuật số với nhiều loại token tiện ích và vật phẩm sưu tầm ảo (NFT). Metaverse cũng sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng những ví tiền mã hóa như Trust Wallet và MetaMask. Ngoài ra, công nghệ blockchain có khả năng cung cấp các hệ thống quản trị minh bạch và đáng tin cậy.

Blockchain chính là các ứng dụng giống như metaverse và đã tồn tại cũng như giúp cho mọi người có thu nhập đủ sống. Axie Infinity là một game kiếm tiền mà nhiều người chơi dùng để kiếm thêm thu nhập. SecondLive và Decentraland là những ví dụ khác về việc kết hợp thành công thế giới blockchain và các ứng dụng thực tế ảo.

Khi chúng ta nhìn về tương lai, những ông lớn công nghệ đang cố gắng dẫn đường. Tuy nhiên, các khía cạnh phi tập trung của lĩnh vực blockchain cũng đang tạo điều kiện cho những thành viên nhỏ hơn tham gia vào sự phát triển của metaverse.

Giới thiệu

Thế giới tài chính, thế giới ảo và thế giới thực ngày càng gắn kết. Các thiết bị dùng để quản lý cuộc sống giúp chúng ta truy cập vào hầu hết mọi thứ mình muốn chỉ bằng một nút bấm. Hệ sinh thái tiền mã hóa cũng không phải là ngoại lệ. NFT, game blockchain và các khoản thanh toán bằng tiền mã hóa không chỉ giới hạn ở những người đam mê tiền mã hóa nữa. Giờ đây, tất cả đều dễ dàng tiếp cận như một phần của thế giới metaverse đang phát triển.

Metaverse được định nghĩa thế nào?

Metaverse là một khái niệm về một không gian ảo, 3D, trực tuyến kết nối người dùng trong mọi mặt của cuộc sống. Không gian này kết nối nhiều nền tảng, giống như việc người dùng trên Internet có thể truy cập nhiều trang web khác nhau thông qua một trình duyệt. 

Khái niệm này được đặt ra trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash của Neal Stephenson. Tuy nhiên, nếu ý tưởng về metaverse đã từng là viễn tưởng thì giờ đây có vẻ như nó có thể trở thành hiện thực trong tương lai.

Metaverse sẽ dựa trên nguyên lý của thực tế tăng cường, trong đó mỗi người dùng sẽ điều khiển một nhân vật hoặc avatar. Ví dụ: Bạn có thể làm tất cả mọi thứ trong metaverse, từ tham gia một buổi họp mặt thực tế kết hợp với tai nghe Oculus VR trong văn phòng ảo của mình, hoàn thành công việc và thư giãn trong một game trên nền tảng blockchain đến quản lý danh mục đầu tư tiền mã hóa và tài sản của bạn.

Bạn có thể đã thấy một số khía cạnh của metaverse trong thế giới trò chơi điện tử ảo hiện nay. Các trò chơi như Second Life và Fortnite hoặc các công cụ tương tác trong công việc như Gather.town đưa đồng thời nhiều yếu tố trong cuộc sống của chúng ta vào thế giới trực tuyến. Mặc dù các ứng dụng này không phải là metaverse nhưng chúng vẫn có những điểm tương đồng. Metaverse vẫn chưa thực sự tồn tại. 

Bên cạnh việc hỗ trợ chơi game hoặc mạng xã hội, metaverse sẽ kết hợp các nền kinh tế, định danh số, quản trị phi tập trung và các ứng dụng khác. Thậm chí ngày nay, việc người dùng tạo và sở hữu các vật phẩm và tiền tệ có giá trị giúp phát triển một metaverse thống nhất và đơn nhất. Tất cả các tính năng này mang đến cho blockchain tiềm năng hỗ trợ cho công nghệ tương lai này.

Tại sao trò chơi điện tử liên kết với metaverse?

Do tập trung vào thực tế ảo 3D, các trò chơi điện tử hiện mang đến trải nghiệm giống với metaverse nhất. Tuy nhiên, không phải chỉ vì trò chơi điện tử ứng dụng 3D. Trò chơi điện tử hiện cung cấp các dịch vụ và tính năng phục vụ cho các khía cạnh khác trong cuộc sống của chúng ta. Trò chơi điện tử Roblox còn tổ chức các sự kiện ảo như hòa nhạc và buổi họp mặt. Người chơi không chỉ chơi game mà còn dùng game cho các hoạt động khác và dành thời gian cho cuộc sống trong “không gian mạng”. Ví dụ: Trong game nhiều người chơi Fortnite, 12,3 triệu người chơi đã tham gia chuyến lưu diễn ảo của Travis Scott trong game.

Tiền mã hóa phù hợp với metaverse đến mức nào?

Trò chơi mang lại khía cạnh 3D của metaverse nhưng không có mọi yếu tố cần thiết trong một thế giới ảo, tức là một thế giới có thể bao gồm mọi mặt của cuộc sống. Tiền mã hóa có thể cung cấp những thành phần bắt buộc quan trọng khác, như bằng chứng kỹ thuật số về quyền sở hữu, chuyển giao tài sản, quản trị và khả năng tiếp cận. Nhưng điều này chính xác có nghĩa là gì?

Nếu trong tương lai, chúng ta làm việc, giao lưu và thậm chí mua các vật phẩm ảo trong metaverse, chúng ta cần một cách thức an toàn để chứng minh quyền sở hữu. Chúng ta cũng cần cảm thấy an toàn khi giao dịch những mặt hàng này và tiền trong metaverse. Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ muốn đóng một vai trò trong quá trình đưa ra quyết định trong metaverse nếu không gian này trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Một số trò chơi điện tử đã có những giải pháp cơ bản nhưng rất nhiều nhà phát triển lại sử dụng tiền mã hóa và blockchain vì đây là những lựa chọn tốt hơn. Blockchain cung cấp một cách phi tập trung và minh bạch để giải quyết các vấn đề, còn phát triển trò chơi điện tử thì có tính tập trung cao hơn.

Các nhà phát triển blockchain cũng chịu ảnh hưởng từ thế giới trò chơi điện tử. Game hóa rất phổ biến trong Tài chính phi tập trung (DeFi) và GameFi. Có vẻ như trong tương lai sẽ có đủ những điểm tương đồng để hai thế giới có thể hòa nhập hơn nữa với nhau. Các khía cạnh chính của blockchain phù hợp với metaverse là:

1. Bằng chứng kỹ thuật số về quyền sở hữu: Bạn có thể chứng minh ngay quyền sở hữu hoạt động và tài sản trên blockchain bằng cách sở hữu một ví kết nối với các khóa riêng tư. Ví dụ: Bạn có thể đưa ra bản ghi chính xác các giao dịch của mình trên blockchain khi giải trình. Ví là một trong những phương thức an toàn và hiệu quả nhất để thiết lập định danh số và bằng chứng về quyền sở hữu.

2. Tính sưu tầm kỹ thuật số: Cũng như việc chúng ta có thể thiết lập ai sở hữu cái gì, chúng ta cũng có thể thể hiện rằng vật phẩm đó là nguyên bản và duy nhất. Đối với một metaverse muốn kết hợp nhiều hoạt động đời thực hơn, điều này rất quan trọng. Nhờ NFT, chúng ta có thể tạo ra nhiều đồ vật độc nhất vô nhị và không thể bị sao chép hoặc giả mạo giống hoàn toàn. Một blockchain cũng thể hiện được quyền sở hữu của các mặt hàng thực tế.

3. Chuyển giao tài sản: Một metaverse sẽ cần một cách an toàn để chuyển giao giá trị khiến người dùng tin tưởng. Tiền tệ trong trò chơi ở game nhiều người chơi kém an toàn hơn so với tiền mã hóa trên blockchain. Nếu người dùng dành nhiều thời gian trong metaverse và thậm chí kiếm được tiền ở đó, họ sẽ cần một loại tiền tệ đáng tin cậy.

4. Quản trị: Khả năng kiểm soát các quy tắc tương tác của bạn với metaverse cũng quan trọng đối với người dùng. Trong cuộc sống thực, chúng ta có thể có quyền biểu quyết trong các công ty cũng như bầu ra lãnh đạo và chính phủ. Metaverse cũng sẽ cần cách thức để quản trị công bằng và blockchain đã là một cách đã được chứng minh có thể thực hiện điều này.

5. Khả năng tiếp cận: Bất kỳ ai trên khắp thế giới cũng có thể mở ví trên các Public Blockchain. Không giống như tài khoản ngân hàng, bạn không cần phải trả bất kỳ khoản tiền nào hoặc cung cấp bất kỳ thông tin nào. Điều này làm cho blockchain trở thành một trong những cách dễ tiếp cận nhất để quản lý tài chính và định danh số trực tuyến.

6. Khả năng tương tác: Công nghệ blockchain liên tục cải tiến khả năng tương thích giữa các nền tảng khác nhau. Các dự án như Polkadot (DOT) và Avalanche (AVAX) cho phép tạo blockchain tùy chỉnh có thể tương tác với nhau. Một metaverse đơn nhất sẽ cần kết nối nhiều dự án và công nghệ blockchain đã có giải pháp cho vấn đề này.

Một công việc metaverse là gì?

Như chúng tôi đã đề cập, metaverse sẽ kết hợp tất cả các khía cạnh của cuộc sống vào một không gian. Khi nhiều người đã làm việc tại nhà, bạn sẽ có thể vào văn phòng 3D trong metaverse và tương tác với avatar của đồng nghiệp. Công việc của bạn cũng có thể liên quan đến metaverse và cung cấp cho bạn thu nhập có thể sử dụng trực tiếp trong metaverse. Trên thực tế, những loại công việc này đã có ở hình thức tương tự.

GameFi và các mô hình chơi để kiếm tiền hiện cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho mọi người trên toàn thế giới. Những công việc trực tuyến này là những ứng cử viên sáng giá cho việc triển khai metaverse trong tương lai, vì chúng cho thấy mọi người sẵn sàng dành thời gian để sống và kiếm tiền trong thế giới ảo. Các trò chơi chơi để kiếm tiền như Axie Infinity và Gods Unchained thậm chí còn không có thế giới 3D hoặc avatar. Tuy nhiên, về nguyên tắc, họ có thể là một phần của metaverse như một cách để kiếm tiền hoàn toàn trong thế giới trực tuyến.

Các ví dụ về metaverse

Mặc dù chúng ta chưa có một metaverse được liên kết và đơn nhất nhưng chúng ta có rất nhiều nền tảng và dự án tương tự như metaverse. Thông thường, chúng cũng kết hợp NFT và các yếu tố blockchain khác. Hãy cùng xem xét ba ví dụ nhé:

SecondLive

‌SecondLive là một môi trường ảo 3D mà những người dùng điều khiển avatar để giao lưu, học hỏi và kinh doanh. Dự án này cũng có một thị trường NFT để trao đổi các vật phẩm sưu tầm. Vào tháng 9 năm 2020, SecondlLive đã tổ chức Lễ hội Thu hoạch của Binance Smart Chain trong lễ kỷ niệm một năm thành lập. Triển lãm ảo giới thiệu các dự án trong hệ sinh thái BSC cho người dùng khám phá và tương tác.

Axie Infinity

Axie Infinity là một trò chơi chơi để kiếm tiền mang đến cho người chơi ở các nước đang phát triển cơ hội có thu nhập ổn định. Người chơi có thể bắt đầu farm token Smooth Love Potion (SLP) bằng cách mua hoặc được tặng ba sinh vật được gọi là Axies. Khi được bán trên thị trường mở, một người có thể kiếm được khoảng 200 USD đến 1.000 USD tùy thuộc vào số tiền họ chơi và giá thị trường.

Mặc dù Axie Infinity không cung cấp avatar hoặc nhân vật 3D riêng lẻ, nhưng nó mang lại cho người dùng cơ hội cho một công việc giống như metaverse. Bạn có thể đã nghe câu chuyện phổ biến về việc nhiều người Philippines sử dụng Axie Infinity như một giải pháp thay thế cho việc làm toàn thời gian hoặc phúc lợi.

Decentraland

Decentraland là một thế giới kỹ thuật số trực tuyến kết hợp các yếu tố xã hội với tiền mã hóa, NFT và bất động sản ảo. Trên hết, người chơi cũng đóng vai trò tích cực trong việc quản lý nền tảng. Giống như các trò chơi blockchain khác, Decentraland sử dụng NFT để đại diện cho các vật phẩm sưu tầm mỹ phẩm. NFT cũng dùng cho các lô đất 16×16 m LAND mà người dùng có thể mua trong trò chơi bằng tiền mã hóa MANA. Sự kết hợp của tất cả những điều này tạo ra một nền kinh tế tiền mã hóa phức tạp.

Tương lai của metaverse như thế nào?

Facebook là một trong những bên ủng hộ mạnh mẽ nhất việc tạo ra một metaverse thống nhất. Điều này rất thú vị đối với metaverse hoạt động trên nền tảng tiền mã hóa nhờ dự án Diem stablecoin của Facebook. Mark Zuckerberg đã đề cập rõ kế hoạch sử dụng một dự án metaverse để hỗ trợ làm việc từ xa và cải thiện cơ hội tài chính cho người dân ở các nước đang phát triển. Quyền sở hữu của Facebook đối với các nền tảng mạng xã hội, truyền thông và tiền mã hóa mang lại cho Facebook một khởi đầu tốt khi kết hợp tất cả những thế giới này thành một. Các công ty công nghệ lớn khác cũng đang nhắm đến mục tiêu tạo ra một metaverse, bao gồm Microsoft, Apple và Google.

Khi nói đến metaverse hoạt động bởi tiền mã hóa, bước tiếp theo có vẻ sẽ là tích hợp thêm giữa các thị trường NFT và vũ trụ ảo 3D. Người nắm giữ NFT đã có thể bán hàng hóa của họ từ nhiều nguồn trên các thị trường như OpenSea và BakerySwap nhưng vẫn chưa có nền tảng 3D phổ biến cho việc này. Ở quy mô lớn hơn, các nhà phát triển blockchain có thể phát triển các ứng dụng phổ biến giống metaverse với nhiều người dùng tự nhiên hơn là một gã khổng lồ về công nghệ.

Tổng kết

Mặc dù một metaverse thống nhất và đơn nhất có thể còn lâu mới xuất hiện, chúng ta đã có thể thấy những phát triển có thể dẫn đến việc tạo ra không gian này. Nó giống như một trường hợp khác sử dụng khoa học viễn tưởng cho công nghệ blockchain và tiền mã hóa. Chúng ta có thực sự có metaverse hay không vẫn còn là một điều không chắc chắn. Nhưng trong thời gian chờ đợi, chúng ta đã có thể trải nghiệm các dự án giống như metaverse và tiếp tục tích hợp blockchain nhiều hơn vào cuộc sống hàng ngày của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây