KYC là gì và vì sao nó lại ngày càng quan trọng trong thị trường tiền mã hoá?

0
74

Tương tự như những tổ chức tài chính khác, các sàn giao dịch tiền mã hoá lớn trên toàn thế giới đều áp dụng bước xác minh KYC là bước xác minh bắt buộc để người dùng truy cập vào dịch vụ của sàn. Tại sao xác minh KYC lại cần thiết đến như vậy, nó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho các trader tiền mã hoá và nó khác với các quy định chống rửa tiền như thế nào? Liệu xác minh KYC có gây cản trở cho mục tiêu phi tập trung mà thị trường tiền mã hoá muốn hướng tới? Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên! 

KYC là gì?

KYC làtừ viết tắtcủa “know your customer” (hiểu về khách hàng của bạn), nhưng cũng hay thường được biết với một cái tên khác "know your client” với cùng ý nghĩa tương tự. Đây là bước xác minh danh tính bắt buộc dành cho khách hàng, thường được các tổ chức tài chính áp dụng. Nó bao gồm thông tin có thể được sử dụng để xác minh danh tính, như thẻ căn cước, hóa đơn điện nước với địa chỉ nhà, số bảo hiểm xã hội, v.v.

Khách hàng thường được yêu cầu thực hiện KYC trong quá trình mở tài khoản và đôi khi phải thực hiện KYC khi muốn thay đổi thông tin gì đó. Ví dụ, nếu bạn đổi tên vài tháng sau khi tạo tài khoản, bạn sẽ được yêu cầu phải cập nhật thông tin KYC của mình. 

Nếu bạn không hoàn thành quy trình KYC, bạn có thể sẽ không thể sử dụng được tất cả các tính năng trên sàn giao dịch. Ví dụ: nếu không thực hiện KYC,Binance.com chỉ cho phép khách hàng tạo tài khoản, sử dụng các chức năng cơ bản và thực hiện các giao dịch hạn chế. Để có được quyền truy cập đầy đủ và tăng giới hạn tiền gửi và rút tiền cao hơn, khách hàng sẽ cần hoàn thànhxác minh KYC.

Quy trình chung của KYC là gì?

Tùy thuộc vào bản chất của một doanh nghiệp, các quy trình KYC có thể khác nhau nhưng nhìn chung, chúng đều có mục tiêu thực hiện tương tự nhau. KYC bao gồm các tính năng cơ bản như thu thập và xác minh dữ liệu, quy trình này cũng gồm cả bước thẩm định khách hàng và giám sát liên tục. 

Bước xác minh KYC thường được quy định thành ba phần và quy trình:

1. Chương trình Nhận dạng Khách hàng (CIP – Customer Identification Program)

Đây là quy trình KYC đầu tiên và đơn giản nhất. Nó chỉ đơn giản liên quan đến việc thu thập và xác minh dữ liệu khách hàng. Đối với các ngân hàng, bước này thường được áp dụng trong quá trình đăng ký. Đối với các sàn giao dịch tiền điện tử và các tổ chức tài chính khác linh hoạt hơn, bước này được đưa vào sau khi đăng ký thành công. 

2. Đánh giá khách hàng (CDD-Customer Due Diligence)

Sau bước xác minh danh tính, một công ty có thể quyết định tìm hiểu sâu hơn bằng cách thực hiện kiểm tra lý lịch về khách hàng. Mục tiêu của việc kiểm tra lý lịch là thực hiện đánh giá rủi ro, nếu khách hàng đã có lịch sử bị ghi nhận là gian lận tài chính trong quá khứ hoặc đang bị điều tra, khách hàng sẽ bị chú ý trong quá trình kiểm tra lý lịch. 

3. Giám sát liên tục 

Việc giám sát liên tục đảm bảo rằng thông tin KYC được cập nhật và cho phép hệ thống liên tục xem xét các giao dịch có thể xuất hiện đáng ngờ. Đối với sàn giao dịch tiền mã hoá, nếu xuất hiện nhiều giao dịch lớn đến một quốc gia thuộc diện theo dõi khủng bố của Hoa Kỳ sẽ bị chú ý và cảnh báo. Tùy thuộc vào cuộc điều tra, sàn giao dịch có thể tạm ngưng tài khoản của khách hàng đáng nghi và báo cáo vụ việc cho các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật cần thiết. 

Tại sao KYC bắt buộc đối với hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hoá? 

Các quy định Know Your Customer (KYC) là các bước bắt buộc đối với các sàn giao dịch tiền mã hoá lớn vì nó giúp đảm bảo các sàn này tuân thủ các quy tắc và luật pháp quy định. Trước đây, các sàn giao dịch tiền mã hoá hiếm khi yêu cầu thông tin KYC, nhưng khi giá và sự quan tâm về tiền mã hoá liên lục tăng lên, những lo ngại về các hoạt động tội phạm như rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp khác được cân nhắc giám sát chặt chẽ hơn. 

Năm 2001, quy trình xác minh KYC được ra mắt và gắn liền với Đạo luật Yêu nước (Patriot Act). Tuy nhiên, nó đã không được thông qua thành luật mãi cho đến sau vụ khủng bố ngày 11/9. Mục tiêu của KYC là hạn chế các hoạt động bất hợp pháp và nhận biết các hành vi đáng ngờ càng sớm càng tốt. Các sàn giao dịch tiền mã hoá sử dụng những dữ liệu này để theo dõi các hành vi giao dịch, nhằm đảm bảo ngăn chặn các hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. 

Nếu không có xác minh KYC, một sàn giao dịch tiền mã hoá có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi người dùng thoát khỏi lưới pháp luật nhờ không thực hiện xác minh KYC. Chính vì vậy, việc sử dụng KYC là một trong những nỗ lực của các sàn giao dịch lớn muốn duy trì tuân thủ chống rửa tiền (AML). 

Tuy nhiên, KYC và AML lại không mang ý nghĩa giống nhau. 

Đâu là điểm khác biệt giữa KYC và AML?

Quy trình Hiểu về khách hàng (know your customer) chỉ là một phần của thuật ngữ rộng hơn thường được gọi là chống rửa tiền (AML-anti-money laundering). AML bao gồm một loạt các quy trình quản lý được thiết kế để hạn chế rửa tiền, một số quy trình AML khác bao gồm lọc phần mềm, quản lý hồ sơ và hình sự hóa. Còn KYC chỉ đơn giản là một quy trình AML liên quan đến việc xác minh danh tính và nâng cao bước đánh giá khách hàng. 

KYC, AML và tất cả các quy trình khác do các cơ quan quản lý đưa ra khiến tội phạm có tổ chức và khủng bố khó che giấu các hoạt động bất hợp pháp hơn, từ đó, những tổ chức này sẽ không thể biến những khoản tiền từ các nguồn bất hợp pháp của mình trở thành "tiền sạch". Dù quy trình này được tạo ra nhằm mục đích tốt để hạn chế những ý đồ xấu, cộng động tiền mã hoá vẫn còn rất nhiều tranh cãi về việc liệu các sàn có thực sự cần bắt buộc tuân thủ KYC hay không, và lập luận chính trong các tranh cãi này là các quy định của KYC và AML liệu có đang đi ngược lại với khái niệm phi tập trung và phân quyền mà thị trường tiền mã hoá muốn hướng tới hay không. 

KYC ảnh hưởng đến yếu tố phi tập trung và ẩn danh như thế nào?

Một trong những tính năng hấp dẫn nhất của tiền mã hoá và công nghệ blockchain là phi tập trung. Điều này có nghĩa là không có cơ quan quyền lực nào có quyền kiểm soát cuối cùng đối với hệ thống. Thay vì một cơ sở dữ liệu duy nhất, các giao dịch trên các blockchain này được lưu trữ trên nhiều máy tính trên toàn cầu thông qua các nút ngang hàng. Vì vậy, các yêu cầu của quy trình KYC làm cho các sàn giao dịch tiền mã hoá phải thực hiện tương tự như các tổ chức tài chính truyền thống bằng cách trao quyền cho một cơ quan tập trung. 

Đối với những người dùng quan tâm đến yếu tố ẩn danh thông qua blockchain phi tập trung, việc mất đi tính ẩn danh là một cái giá khá cao phải trả, đặc biệt là khi họ được yêu cầu phải gửi thông tin KYC của mình cho các sàn giao dịch tiền mã hoá tập trung. Mặc dù các sàn giao dịch tiền mã hoá hứa hẹn sẽ xử lý thông tin cá nhân của người dùng một cách cẩn thận, nhưng nhiều người dùng vẫn nghiêng hơn về lựa chọn danh tính của mình được bảo mật và từ chối những rủi ro có thể phát sinh, và thực tế, những lo ngại này không phải là không có cơ sở vì nhiều sàn giao dịch vẫn chưa có hệ thống KYC mạnh mẽ để bảo mật thông tin người tiêu dùng. 

Đã có báo cáo về việc các hacker truy cập vào thông tin KYC của người dùng tiền mã hoá bằng cách lợi dụng sơ hở trên phần mềm của các sàn giao dịch. Binance là một trong số ít sàn giao dịch có hệ thống an toàn và chuyên dụng để thu thập và quản lý dữ liệu KYC. 

Trách nhiệm và nghĩa vụ của Binance đối với KYC

Binance là sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất theo vốn hóa thị trường trên thế giới. Do đó, sàn giao dịch dành riêng để duy trì tuân thủ KYC. KYC không chỉ được sử dụng để bảo vệ sàn giao dịch, nó còn là một lớp bảo mật bổ sung cho tài khoản của mỗi người dùng và đồng thời cho phép họ sử dụng không hạn chế các dịch vụ của Binance. 

Lợi ích của việc thực hiện xác minh trên Binance: Tận hưởng các Bậc được nâng cấp

Một trong những lợi ích chính của KYC trên Binance là người dùng đã hoàn tất xác minh có thể được nâng cấp với phí thấp hơn và giới hạn rút tiền cao hơn. Trong khi đó, những người dùng chưa được xác minh chỉ có thể rút tối đa 2 BTC mỗi ngày, những người có tài khoản đã xác minh có thể rút tối đa 100 BTC hàng ngày. 

Hãy nhớ rằng KYC chủ yếu dành riêng cho những người dùng chọn các tùy chọn giao dịch thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Những người muốn thực hiện các giao dịch quan trọng thường xuyên cũng sẽ được hưởng lợi từ việc hoàn tất bước KYC của họ trên Binance. Những người không hoàn thành xác minh sẽ có thểgặp một số vấn đề khi rút tiền từ tài khoản Binance. Vì vậy, Binance khuyến khích tất cả người dùng hoàn thành quy trình KYC càng sớm càng tốt.

Cách thực hiện KYC trên Binance

Quy trình xác minh KYC trên Binance rất đơn giản. Các bước dưới đây sẽ cho bạn thấycách xác minh tài khoản Binance của mình.

  1. Truy cập Binance.com

Nếu bạn là người dùng mới, bạn sẽ phải tạo một tài khoản bằng địa chỉ email và mật khẩu của mình. Quá trình tạo tài khoản không mất quá năm phút. Nếu bạn là người dùng đã đăng ký, chỉ cần đăng nhập với thông tin đăng nhập của mình. 

  1. Bấm vào Xác minh (Identification)  

Ở góc trên cùng bên phải của màn hình máy tính, chọn ảnh đại diện hồ sơ của bạn. Đó là Trung tâm người dùng (user center). Bạn sẽ thấy danh sách các tùy chọn ngay sau thông tin chi tiết về người dùng của mình. Bấm vào xác minh để chuyển sang bước ba. 

  1. Bấm vào Xác thực 

 Trên trang tiếp theo, bạn sẽ thấy một nút màu vàng đậm với từ xác thực (verify). Đây sẽ là nút để bắt đầu quy trình xác thực. Lưu ý rằng các tài liệu xác thực phụ thuộc vào quốc tịch của bạn. Vì vậy, sau khi chọn quốc tịch, hãy tải lên ID do chính phủ cấp, tên, địa chỉ nhà, giấy tờ tùy thân có ảnh, mã bưu điện và mọi chi tiết khác. 

  1. Hoàn thành xác thực 

Xác nhận rằng tất cả các chi tiết được gửi là chính xác để đảm bảo rằng xác thực của bạn được chấp nhận. Hoàn tất quá trình và tiến hành giao dịch. Ngoài ra, bạn có thể chọn phương pháp xác thực nâng cao sau khi hoàn thành xác thực cơ bản. 

Binance có ba cấp xác thực: cơ bản, trung cấp và nâng cao. 

Cơ bản

Trung cấp

Nâng cao

Thông tin bắt buộc

Thông tin cá nhân

Thông tin cơ bản

ID căn cước 

Xác minh khuôn mặt

Tất cả các yêu cầu trung cấp

Giấy tờ chứng minh địa chỉ

Thời gian xét duyệt 10 ngày

Các lợi ích

Giới hạn mua tiền mã hóa và nạp tiền pháp định 300 USD

Giới hạn rút tiền mặt trọn đời 300 USD

Rút tối đa 2 BTC hàng ngày 

Giới hạn mua tiền mã hóa và nạp tiền pháp định hàng ngày 50.000 USD 

Giới hạn rút tiền mặt hàng ngày 50.000 USD

Tối đa 100 BTC hàng ngày

Đặc quyền P2P / OTC / Binance Card

Giới hạn mua tiền

mã hóa và nạp tiền

pháp định hàng ngày

200.000 USD 

Giới hạn rút tiền mặt hàng ngày 200.000 USD

Không giới hạn số BTC rút ra

Đặc quyền P2P /

OTC / Binance Card

Việc gửi tất cả các thông tin của bạn để xác thực sẽ không mất nhiều hơn một giờ. Sau đó, bạn sẽ phải đợi quá trình xác thực của mình được xử lý. 

Thực hiện xác thực KYC của bạn trênBinance. Nếu bạn chưa có tài khoản Binance, bạn có thể đăng ký để bắt đầu.

Tổng kết 

KYC là một phần quan trọng của AML trong lĩnh vực tài chính, bao gồm cả lĩnh vực tiền mã hoá Các quy định tài chính này giúp tạo ra một môi trường an toàn và hạn chế tội phạm để các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Bạn có thể không được ẩn danh hoàn toàn trong các giao dịch tiền mã hoá, nhưng Binance và các sàn giao dịch lớn khác đang và sẽ cố gắng duy trì tuân thủ KYC để bảo vệ người dùng. 

Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu ngay hành trình tiền mã hóa của bạn với Binance chứ?

Bắt đầu bằng cách đăng kýTài khoản Binance.com hoặc tải xuốngỨng dụng giao dịch tiền mã hoá của Binance. Tiếp theo,xác minh tài khoản của bạn để tăng giới hạn mua và sở hữu tiền mã hoá.

Hoàn tất Xác thực cơ bản, Xác thực nâng cao trên Binance

Sau khi bạn đã xác thực tài khoản của mình, có hai cách chính đểmua tiền mã hoátrên Binance với tiền mặt: bạn có thể mua bằng tiền mặt từ Binance thông qua chuyển khoản ngân hàng hoặc thẻ hoặc mua tiền mã hoá bằng tiền mặt từ những người bán khác trên Binance P2P.

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch tiền mã hóa là hoạt động chịu rủi ro thị trường rất cao. Binance không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất giao dịch nào của bạn. Các ý kiến và tuyên bố trên không được xem là lời khuyên tài chính

Hãy tham khảo mục FAQ sau để biết thêm thông tin hữu ích:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây