Binance Options: Thấu hiểu mức giá của hợp đồng quyền chọn

0
84

Giao dịch hợp đồng quyền chọn (options) có thể là một thách thức đối với nhiều người. Sự phức tạp cùng những thuật ngữ khó hiểu xoay quanh nó khiến quyền chọn không được một số nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm. Bên cạnh những kiến thức kỹ thuật, nhà đầu tư cũng cần hiểu thêm về những yếu tố mà có thể ảnh hưởng đến giá của hợp đồng quyền chọn. Khác với giao dịch trên thị trường spot hay futures, nhà đầu tư options cần biết cách xử lý với những yếu tố này để có thể kiếm lời. Cụ thể, có 4 yếu tố chính mà nhà đầu tư quyền chọn phải cân nhắc, chúng bao gồm: thời gian đáo hạn, giá của tài sản cơ sở, biến động giá và kiểu hợp đồng quyền chọn.

1. Thời gian đáo hạn 

Hợp đồng quyền chọn thường được dùng làm công cụ phòng hộ cho những biến động giá bất thường của tài sản cơ sở. Nó là một dạng bảo hiểm giúp người nắm giữ quyền chọn khả năng giảm thiểu rủi ro. Giống như mọi loại bảo hiểm, để sở hữu nó, bạn cần chi ra một mức phí bảo hiểm trả một lần hoặc trả nhiều lần. 

Phí bảo hiểm được tính dựa trên một số yếu tố như là thời gian bảo hiểm, rủi ro sức khỏe của người được bảo hiểm, v.v.  Theo cách hiểu đó, hợp đồng quyền chọn cũng có cách vận hành tương tự bảo hiểm.

Trong thị trường options, bạn sẽ biết trước những ngày đáo hạn của hợp đồng quyền chọn và những ngày ấy sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phí của quyền chọn. Ví dụ, một quyền chọn mua thời hạn 10 phút trên Binance sẽ có phí khoảng 10 USDT, còn quyền chọn mua thời hạn 24 giờ thì sẽ là 150 USDT. Nói cách khác, thời gian càng dài, phí quyền chọn sẽ càng cao.

Binance Options cung cấp các hợp đồng quyền chọn có thời hạn ngắn, kéo dài từ 10 phút đến 1 ngày. Điều này cho phép người dùng giao dịch trong những khung thời gian rất ngắn như chỉ 10 phút, mang đến nhiều sự lựa chọn chiến lược giao dịch hơn.

Thời gian đáo hạn hợp đồng quyền chọn của Binance được hiển thị trên Ứng dụng Binance

Với Binance Options, người dùng sẽ không bị bó buộc phải nắm giữ những vị thế dài hạn. Nó được thiết kế để phục vụ những nhà đầu tư quan tâm đến biến động giá, thay vì triển vọng dài hạn của Bitcoin. Kiểu giao dịch này sẽ giúp nhà đầu tư kiếm được lời từ những lần biến động và giai đoạn bất ổn của giá trên thị trường.

2. Giá của tài sản cơ sở và Giá thực hiện

Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến giá của hợp đồng quyền chọn là giá của tài sản cơ sở và giá thực hiện (strike price).

Mối quan hệ giữa giá thực hiện và giá của tài sản cơ sở sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phí quyền chọn. Ví dụ với hợp đồng quyền chọn có tài sản cơ sở là BTC, khi giá BTC tăng, giá trị của các quyền chọn mua sẽ đi lên, còn quyền chọn bán thì sẽ đi xuống. Tương tự, giá trị quyền chọn bán sẽ đi lên, còn quyền chọn mua sẽ đi xuống nếu như giá BTC giảm.

Mối quan hệ giữa giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn và giá thực tế của tài sản cơ sở được gọi là Moneyness. Trong giao dịch hợp đồng quyền chọn, tính moneyness của hợp đồng quyền chọn sẽ được mô tả bằng các thuật ngữ in-the-money (đang lời), out-of-the-money (đang lỗ) và at-the-money (hoà vốn).

Lấy ví dụ, một quyền chọn mua sẽ được gọi là ‘out-of-the-money’ nếu giá thực hiện của nó ở tên giá của tài sản cơ sở. Ngược lại, quyền chọn mua sẽ ‘in-the-money’ nếu giá thực hiện ở dưới giá của tài sản cơ sở. Trong khi đó, nếu giá thực hiện bằng với giá của tài sản cơ sở, quyền chọn sẽ ở trạng thái ‘at-the-money’.

Giả dụ, nếu giá của Bitcoin hiện đang ở $7000, tính moneyness của hợp đồng quyền chọn BTC sẽ là như sau:

Phí quyền chọn sẽ phụ thuộc vào tính moneyness của hợp đồng quyền chọn đó ở thời điểm được lập. Một quyền chọn mua ‘out-of-the-money’ sẽ được tính phí thấp hơn quyền chọn ‘in-the-money’ hay ‘at-the-money’ vì khả năng chúng sẽ đáo hạn mà không mang lại giá trị gì sẽ cao hơn. Ngược lại, quyền chọn ‘in-the-money’ sẽ có phí cao nhất trong số các phương án quyền chọn.

Tuy nhiên, hợp đồng quyền chọn của Binance Options sẽ luôn được mở ở trạng thái ‘at-the-money’, nguyên nhân là vì chúng được thiết kế để theo sát giá của tài sản cơ sở. Chính vì vậy, với hợp đồng quyền chọn của Binance, người dùng sẽ chỉ có thể chọn được một mức giá thực hiện, vốn bằng với giá trị của hợp đồng BTCUSDT không kỳ hạn trên Binance Futures. Do đó, người dùng sẽ không phải tốn công chọn lựa các mức giá thực hiện và thời gian đáo hạn khác nhau.

Thông thường, các quyền chọn ‘at-the-money’ có xác suất chuyển thành ‘in-the-money’ lớn hơn và một khi giá biến động có lợi cho bạn, bạn sẽ nhận được mức biến thiên (Delta) giống y như biến động giá spot.

3. Tính biến động

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến giá quyền chọn là tính biến động. Biến động là những thay đổi về giá trị của tài sản cơ sở. Tính biến động cao đồng nghĩa với việc tài sản sẽ lên xuống mạnh hơn, đem đến nhiều rủi ro hơn cho những nhà đầu tư đang nắm giữ tài sản cơ sở.

Biến động trong 3 tháng gần nhất của BTCUSD

Nguồn: Skew.com

Mức thay đổi ròng mỗi ngày của BTCUSDT

Nguồn: Binance Futures

Như có thể thấy, các lần lên xuống dữ dội của BTC hồi giữa tháng 3 đã khiến tính biến động nổi lên một cách mạnh mẽ. Sau đó, khi giá dần ổn định, tính biến động cũng không còn.

Vì vậy, tính biến động có một vai trò rất lớn đến giá của hợp đồng quyền chọn. Nếu rủi ro càng cao, phí quyền chọn sẽ càng cao hơn vì rủi ro đó sẽ do người bán chịu.

Hãy quay về so sánh với bảo hiểm. Giả sử có hai người mua bảo hiểm, một người là một chàng trai 20 tuổi khoẻ mạnh, không hút thuốc và tập thể dục thể thao đều đặn. Người còn lại là một người đàn ông trung niên, bị bệnh béo phì, nghiện thuốc lá và có bệnh lý nền. Bạn thử nghĩ xem ai sẽ là người phải chi nhiều tiền hơn khi mua bảo hiểm nhân thọ? Theo logic thì người mà có rủi ro qua đời cao hơn sẽ phải trả nhiều tiền mua bảo hiểm nhân thọ hơn.

Điều tương tự cũng áp dụng đối với hợp đồng quyền chọn. Trong những giai đoạn giá tài sản biến động mạnh, hợp đồng quyền chọn sẽ đắt đỏ hơn. Ngược lại, quyền chọn sẽ rẻ, hoặc chí ít là ít tốn kém hơn nếu tài sản cơ sở có mức biến động thấp.

4. Kiểu hợp đồng quyền chọn

Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến giá quyền chọn là kiểu của hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn có thể được chia làm hai loại, đó là quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu châu Âu. Hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn, còn quyền chọn kiểu Mỹ thì có thể được thực hiện vào bất kỳ lúc nào trước ngày đáo hạn, tùy ý muốn người nắm giữ hợp đồng.

Binance Options đặc biệt hơn tất cả các nền tảng hợp đồng quyền chọn tiền mã hoá hiện có bởi hợp đồng trên Binance Options là theo kiểu Mỹ, trong khi các nền tảng còn lại sử dụng mô hình quyền chọn kiểu châu Âu. Đặc điểm này cho phép người dùng Binance Options được thực hiện quyền chọn ở bất kỳ lúc nào trước ngày đáo hạn. Ở thị trường hợp đồng quyền chọn truyền thống, quyền chọn kiểu Mỹ thường có giá trị cao hơn bởi tính linh hoạt mà nó mang lại. Do đó, không phải là điều gì đó quá bất ngờ khi thất hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ có giá cao hơn quyền chọn kiểu châu Âu.

Bên cạnh đó, hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu thường ít phổ biến và kém thanh khoản. Trái lại, hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ lúc nào cũng có sẵn nguồn cầu vì tính linh hoạt nó mang lại. Do đó, rất dễ giao dịch hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ trên thị trường. Trong trường hợp của Binance Options, Binance là đơn vị cung cấp thanh khoản duy nhất cho sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc hợp đồng quyền chọn Binance có nguồn cung vô hạn và người dùng sẽ luôn có thể lập hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào.

Tổng kết

Tuy hợp đồng quyền chọn là các công cụ tài chính phức tạp, những yếu tố mà tác động lên giá quyền chọn thường được biết đến và phân tích kỹ. Ngoại lệ duy nhất là biến động, thứ mà thay đổi theo tâm lý thị trường, và vì thế tính biến động là yếu tố duy nhất phụ thuộc vào dự đoán. Một khi bạn đã nắm được những nguyên lý cơ bản, bạn sẽ thấy rằng hợp đồng quyền chọn có thể mang lại sự linh hoạt và các lựa chọn thay thế chiến lược để giúp nhà đầu tư kiếm lời bất kể trạng thái của thị trường.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây