Báo cáo Giao dịch Binance Futures (Tháng 2): Thoái lui hay là Đảo chiều xu hướng giá?

0
78

1. Tổng quan thị trường: Thị trường tiền mã hoá biến động không đồng đều trong tháng 2

Đa phần các đồng tiền mã hóa đều mất giá trong tháng 2 rồi, cho dù vừa thiết lập mức đỉnh mới của 6 tháng gần nhất. Sau một tháng 1 tăng trưởng mạnh, áp lực bán tháo đã trỗi dậy ngay khi Bitcoin đạt đỉnh $10500. Đồng tiền mã hoá này nhanh chóng bị điều chỉnh và kết thúc tháng 2 ở dưới ngưỡng $8500. Vốn hoá của BTC vì vậy cũng bốc hơi từ 170 tỷ USD về chỉ còn 155 tỷ USD, thấp hơn đến 9% so với tháng 1.

Đồ thị 1 – Mức thống trị vốn hoá thị trường của Bitcoin giảm trong tháng 2

 

Nguồn: Coin360

Về phần thị trường altcoin, chúng tôi cũng ghi nhận một xu hướng biến động giá tương tự khi phần đông các đồng coin mất giá trong tháng 2. Tổng vốn hoá của thị trường của altcoin giảm từ 85 tỷ USD về còn 83 tỷ USD, tương đương với mức giảm 2% so với tháng trước. Tuy vậy, vẫn có một số ngoại lệ đi ngược lại thị trường như là ETH, LINK, XTZ và BNB. ETH kết thúc tháng 2 ở mức giá $220, tăng 21,2% so với tháng trước. Trong khi đó, XTZ, LINK và BNB cũng thể hiện phong độ áp đảo thị trường, khi tăng lần lượt 42,1%, 42,8% và 4%.

Đồ thị 2 – Biến động giá trị của các đồng tiền mã hoá vốn hoá lớn

Nguồn: Binance Futures

Tính từ đầu năm đến nay, thị trường altcoin đã tăng vượt trội hơn so với BTC. Chỉ trừ XRP, đa số các đồng altcoin vốn hoá lớn đều mang về mức lợi nhuận gấp đôi đồng tiền mã hoá đứng đầu thị trường này. Cũng chính vì sự tăng trưởng mạnh mẽ của một số altcoin, mức thống trị vốn hoá thị trường của Bitcoin đã bị đẩy về chỉ còn 60% (so với mức đỉnh 70% hồi tháng 1).

2. Biến động đã quay lại, nhưng liệu có tiếp tục được duy trì?

Tháng 2 đã là một quãng thời gian đầy bất ổn đối với các đồng tiền mã hoá. Sự trào dâng biến động giá trị đã mang lại cơ hội để nhà đầu tư, thợ đào và trader kiếm lời từ những cú tăng giảm của thị trường.

Nhìn chung, mức biến động trung bình 30 ngày của các đồng tiền mã hoá vốn hoá lớn đã tăng lên 6,2% so với con số 4,8% của tháng 1. Cụ thể, các altcoin top đầu như XRP, BNB, ETH, TRX, ETC và LTC đều ghi nhận biến động tăng vọt trong tháng 2. Dữ dội nhất là ETC, với mức biến động cao gấp 6 lần BTC và gấp 3 lần ETH.

Bảng 1 – Mức biến động của các đồng tiền mã hoá vốn hoá lớn

Nguồn: Binance Futures

Đồ thị 3 – Minh hoạ mức biến động của các thị trường giao dịch tiền mã hoá

Nguồn: Binance Futures

So với quá khứ, thị trường altcoin đang có xu hướng biến động trong vòng 30 ngày và 90 ngày cao hơn so với Bitcoin. Điều này không gây quá nhiều ngạc nhiên khi từ đầu năm cho đến nay, altcoin đã luôn ghi nhận quá trình tăng trưởng ấn tượng hơn nhiều so với BTC, đặc biệt là khi mà giới đầu tư lạc quan về việc “Mùa Altcoin” sắp đến.

3. Đánh giá mức độ tương quan tương đối

Trong tháng 2, phân tích mức độ tương quan cho thấy biến động của BTC đã luôn duy trì một tỉ lệ thuận đối với các altcoin vốn hoá lớn, cao nhất là với BNB. Ngoại lệ duy nhất tiếp tục là ETC, với mức tương quan với Bitcoin chỉ đạt có 0.24.

ETH cũng trả về kết quả tương quan với BTC giảm so với các tháng trước đó, từ 0.96 về 0.62. Điều này phù hợp với thực tế biến động giá ETH nhiều lần vượt mặt BTC.

Bảng 2 – Tương quan biến động 30 ngày giữa các đồng tiền mã hoá vốn hoá lớn

Nguồn: Binance Futures

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy sự tương quan tỉ lệ nghịch giữa ETH và ETC, khi hai đồng tiền này kết thúc tháng 2 với mức biến động lần lượt là +21% và -34%. ETC còn sở hữu mức tương quan với các đồng tiền khác thấp nhất, vốn là điều dễ hiểu khi altcoin này là nằm trong nhóm những đồng coin sụt giá thê thảm nhất của tháng 2.

4. Tình hình các thị trường hợp đồng không kỳ hạn của Binance Futures

Phần lớn các hợp đồng không kỳ hạn của Binance Futures đều kết thúc tháng 2 với một nốt trầm. Đến cả hợp đồng được giao dịch nhiều nhất là BTCUSD mà cùng giảm đến 8% so với tháng 1. Trong khi đó, ETHUSDT và LINKUSDT là hai cái tên dẫn đầu thị trường với mức tăng lên đến 20,6% và 43,8%. Còn ETCUSDT thì lại mất giá nghiêm trọng, giảm đến 35,1% về chỉ còn $7.7/hợp đồng.

Đồ thị 4 – Tình hình biến động của các hợp đồng không kỳ hạn trên Binance Futures

Nguồn Binance Futures

Nhiều nhà phân tích cho rằng những lo ngại về tình hình dịch bệnh virus corona đã gây nên bất ổn trên thị trường chứng khoán thế giới, kéo theo đó là cả thị trường tiền mã hoá. Tuy vậy, bất chấp đợt bán tháo vừa rồi, tiền mã hoá vẫn được xem là một lớp tài sản không tương quan với các thị trường truyền thống dựa trên lịch sử biến động.

Bên cạnh đó, Binance Futures cũng ghi nhận hoạt động giao dịch nhảy vọt cho dù thị trường có chiều hướng đi xuống. Có vẻ như sự gia tăng biến động thị trường đã mang lại nhiều cơ hội hơn cho trader khi khối lượng giao dịch trên Binance Futures trong tháng 2 đạt 77 tỷ USD, cao hơn đến 37,5% so với tháng 1.

Với việc nhiều đồng tiền mã hoá lập đỉnh vào giữa tháng 2, Binance Futures nhờ vậy cũng đánh dấu mức khối lượng giao dịch trong ngày cao nhất mọi thời đại mới ở 4 tỷ USD. Người dùng trên Binance Futures trong tháng 2 cũng chủ động tham gia giao dịch hơn, bằng chứng thể hiện qua việc khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày tăng từ 1,7 tỷ USD lên 2,6 tỷ USD.

Đồ thị 5 – Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày vs. Open interest hàng ngày

Nguồn: Binance Futures

Tổng số lượng open interest trên Binance Futures tăng 18%, từ 272 triệu USD lên 322 triệu USD. Open interest trong tháng 2 đã có lúc lập đỉnh 450 triệu USD khi thị trường tiếp đà hưng phấn của tháng 1. Tuy nhiên, open interest đã suy giảm theo chiều đi xuống của giá tiền mã hoá.

5. Tâm lý thị trường: Liệu nhà đầu tư đang tích trữ thêm hay sắp sửa xả coin?

Nhìn chung, giới đầu tư vẫn còn duy trì tâm lý lạc quan về thị trường tiền mã hoá và chưa bị nản lòng bởi đợt bán tháo vào cuối tháng trước. Chúng tôi đã chứng kiến được một sự tăng vọt trong các lệnh mua hợp đồng tương lai, thể hiện qua tỉ lệ Long/Short.

Đồ thị 6 – Tỉ lệ Long/Short vs. Biến động ròng của giá BTC mỗi ngày

Nguồn: Binance Futures

Như có thể thấy trên Đồ thị 5, số lượng các vị thế long đã tăng dần dần trong tháng 2, từ 1.1 lên 1.7. Tỉ lệ tiếp tục tăng kể cả khi BTC mất giá nghiêm trọng càng về cuối tháng. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã sử dụng các cú giảm giá để tích góp thêm tài sản bằng các lệnh long, hy vọng xu hướng tăng trưởng sẽ được nối lại trong những tuần tới.

Tương tự như tháng trước, chúng tôi cũng nhận thấy ít có hoạt động đầu tư phòng hộ trên Binance Futures. Tỉ lệ khối lượng taker so với maker tiếp tục giảm trong tháng vừa rồi, kể cả trong những ngày cuối tháng khi mà giá tiền mã hoá liên tục điều chỉnh xuống. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự gia tăng tỉ lệ long/short đã đề cập ở trên. 

Đồ thị 7 – Tỉ lệ maker/taler vs. lợi nhuận BTC ròng hàng ngày

Nguồn: Binance Futures

Trong quá khứ, khi trader có xu hướng ngại rủi ro, hai chỉ báo này thường tỉ lệ nghịch với nhau. Ví dụ, khối lượng taker so với maker thường tăng khi giá BTC giảm, khẳng định nhà đầu tư đang chủ động hạn chế rủi ro.

6. Kết luận: Xu hướng giá sẽ được tiếp nối hay bị đảo chiều?

Sau quá trình phục hồi mạnh mẽ trong tháng 1, thị trường tiến mã hoá cuối cùng cũng bị điều chỉnh cùng với sự đi xuống của thị trường chứng khoán toàn cầu. Mặc dù vậy, nhà đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng của tiền mã hoá, như đã lý giải ở trên.

Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi sát sao các biến động giá để xác nhận xu hướng hiện tại của giá. Tại đây, chúng tôi phân tích những biến động giá gần nhất và làm rõ các mức giá quan trọng để trader chú ý.

Nguồn: Tradingview

Ở thời điểm thực hiện bài viết này, BTC đang lên xuống trong khoảng $8700-8800, dần ổn định trở lại sau đợt bán tháo vừa rồi. Nếu giá tăng vượt lên trên ngưỡng kháng cự ngắn hạn ở $9000, thị trường có thể sẽ khôi phục lại một phần đà tăng đến đưa đồng tiền mã hoá này lên lại mức kháng cự quan trọng ở $9600. Nếu có thể chinh phục được nốt mức này, BTC sẽ sáng cửa để kích hoạt giai đoạn tiếp theo của thị trường giá tăng. Tuy nhiên, nếu thất bại, xu hướng giá hiện tại sẽ bị đe doạ nghiêm trọng.

Phân tích những biến động gần đây của BTC, chúng tôi cho rằng áp lực bán tháo đã suy yếu và phục hồi lại từ một mức hỗ trợ chiến lược. Biến động giá đã tuân theo chỉ báo dòng tiền, vốn đã lâm vào trạng thái oversold. Tóm lại, kết hợp việc giá đang ở mức thấp và đã từng trải qua quãng thời gian củng cố dài 1 tháng hồi tháng 12, xu hướng dài hạn của BTC vẫn sẽ là đi lên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây