Báo cáo Giao dịch Binance Futures hàng tháng (tháng 1)

0
114

Trong số đầu tiên của Báo cáo Giao dịch Binance Futures hàng tháng, chúng tôi muốn trình bày một số thông tin và dữ liệu quan trọng về hoạt động giao dịch trên khắp các thị trường futures dành cho tiền mã hóa. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ thảo luận về những xu hướng chính đang nổi lên trong lĩnh vực tiền mã hóa. Tiếp đó, chúng tôi sẽ phân tích hoạt động của từng dạng hợp đồng tương lai trên Binance Futures cũng như tổng khối lượng giao dịch và số lệnh đang mở (open interest). Kế đến, chúng tôi sẽ phân tích hai thước đo chính để làm rõ tâm lý hiện tại của thị trường, và cuối cùng, chúng tôi sẽ đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư trên Binance Futures.

Tổng quan Thị trường – tháng 1 năm 2020

Lĩnh vực tiền mã hóa đang có một cú hồi phục đáng kinh ngạc trong tháng 1 vừa rồi sau khi đắm chìm trong xu hướng giá giảm trong suốt quý 4 của năm 2019. Giá BTC đã bật dậy từ đáy $7000 và tăng lên mức $8000 chỉ trong có vài ngày. Vốn hóa của đồng tiền này cũng đã tăng đến 32%, từ 193 tỷ USD lên 255 tỷ USD. Mặt khác, tổng giá trị vốn hóa thị trường của altcoin tăng từ 61 tỷ USD lên 86 tỷ USD, cao hơn đến 50$, theo Binance Research.

Động lực tăng trưởng của thị trường có thể xuất phát từ 2 yếu tố sau: 

  1. Chia đôi phần thưởng đào block (halving)
  2. Bất ổn môi trường vĩ mô

Sự kiện halving của Bitcoin đã là được xem là lí do chính thúc đẩy thị trường tiền mã hóa trong năm 2020. Nhìn lại lịch sử, tiền mã hóa luôn được lợi nhờ tác động của halving. Dù các biến động trong quá khứ không thể nào dự báo được tương lai, song ai cũng biến rằng lần chia đôi phần thưởng đào Bitcoin sắp tới chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lên giá BTC.

Trong bài phỏng vấn mới đây, CEO Binance Changpeng Zhao thì lại cho rằng thị trường lúc này vẫn chưa tăng nhờ halving, để ngỏ khả năng giá sẽ còn tiếp tục đi lên trong thời gian tới.

Phần thưởng đào block giảm đi một nửa đồng nghĩa với việc chi phí khai thác tiền của thợ đào sẽ đi lên. Do đó, thợ đào sẽ không sẵn lòng bán coin dưới giá khai thác, càng làm nguồn cung Bitcoin thu hẹp thêm nữa trong trường hợp cầu tăng,

Trong quá khứ, thị trường tiền mã hóa thường tăng trưởng rất mạnh trong quãng thời gian xoay quanh sự kiện halving. BTC thậm chí còn tiếp tục tăng kể cả khi phần thưởng đào block đã bị giảm đi một nửa.

Đồ thị 1 – Lợi suất trả về hậu halving và Số tuần để giá đạt đỉnh

Nguồn: Binance Futures

Đồ thị 1 cho thấy lợi suất đầu tư có được từ sự kiện halving. Sau lần halving đầu tiên, giá BTC đã tăng đến 9000% từ $12.50 lên $1150 trong một thị trường giá tăng kéo dài hơn cả một năm. Còn trong lần halving thứ hai, BTC tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng, với lợi suất lên đến 2800%. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng đã có phần chậm lại trong lần thứ hai, mất thêm 50% thời gian để có thể đạt đỉnh.

Kể từ đầu năm cho đến nay, những bất ổn ở tầm vĩ mô đã ảnh hưởng tiêu cực đến các thị trường tài chính truyền thống. Sự bất an vô định này đã hình thành nhu cầu rất lớn dành cho các tài sản an toàn, điều mà có lợi cho Bitcoin nói riêng và lĩnh vực crypto nói chung.

Đồ thị 2 – Mối tương quan chặt chẽ giữa giá BTC và giá Vàng

Nguồn: Binance Futures

Giữa những căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Iran, các tài sản an toàn truyền thống như là vàng, trái phiếu chính và yên Nhật thu hút được rất nhiều sự quan tâm khi giới đầu tư kéo nhau đi tìm các biện pháp phòng hộ. Cùng lúc đó, tiền mã hóa cũng ghi nhận những biến động tương tự khi giá BTC phục hồi nhanh chóng từ mức đáy mới lập. Theo sau đợt bùng phát virus corona, nhà đầu tư vẫn duy trì quan điểm Bitcoin là tài sản an toàn.

Đồ thị 2 cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa giá vàng và giá Bitcoin trong những thời điểm bất ổn vào đầu tháng 1. Quỹ đạo đi lên giữa hai thị trường khẳng định nhu cầu dành cho tài sản an toàn. 

Mặc dù Bitcoin không có lịch sử là vật lưu trữ giá trị dài hạn, nó có nhiều điểm tương đồng với vàng, nhất là ở điểm nguồn cung giới hạn và rất khó để khai thác.

Với bất ổn ở tầm vĩ mô vẫn chưa cho thấy dấu hiệu kết thúc, cộng với sự kiện halving ngày càng đến gần, xu hướng đi lên hiện tại của thị trường tiền mã hóa sẽ còn nối dài.

Tình hình thị trường hợp đồng không kỳ hạn của Binance Futures

Trong tháng 1, các thị trường hợp đồng không kỳ hạn của Binance Futures đã mang về lợi nhuận cho nhà đầu tư. Với tư cách là hợp đồng phổ biến nhất, BTCUSDT ghi nhận lợi suất tháng 1 lên đến 29.89%. Còn đối với những hợp đồng altcoin, BCHUSDT cái tên tăng trưởng nhiều nhất tháng khi nhà đầu tư đang đặt trọn niềm tin vào lần halving sắp tới.

Các thị trường hợp đồng altcoin khác như là ETH cũng chứng kiến giá trị thị trường tăng mạnh, trào dâng 45.74% để đạt mức giá $180. Nhìn chung, đa phần hợp đồng altcoin đều có phong độ đi lên ổn định trong tháng 1, ngoài trường hợp của XMLUSDT, vốn mới chỉ được niêm yết vào ngày 20/01.

Đồ thị 3 – Biến động của các thị trường hợp đồng không kỳ hạn trên Binance Futures trong tháng 1

Nguồn: Binance Futures

Nhiều chuyên gia phân tích thị trường, tin rằng một trong những lí do đứng đằng sau phong độ ấn tượng của altcoin là vì giá trị của chúng còn thấp. Sau khi thị trường chạm đáy vào cuối năm 2019, các altcoin có vốn hóa thấp và trung bình trở thành điểm vào mới trong mắt nhà đầu tư. 

Khối lượng giao dịch và open interest tăng nhanh của Binance Futures

Tháng vừa rồi, khối lượng giao dịch của Binance Futures đã tăng đến 85%, với 56 tỷ USD được mua bán trao đổi. Nền tảng chúng tôi ghi nhận khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày là 1,7 tỷ USD, nhưng đã có lúc thiết lập kỷ lục cao nhất là 3,5 tỷ USD.

Đồ thị 4 – Khối lượng giao dịch các hợp đồng không kỳ hạn của Binance Futures trong tháng 1

Nguồn: Binance Futures

Nhờ sự xuất hiện của các hợp đồng mới, số lượng lệnh đang mở (open interest) của Binance Futures đã vượt ngưỡng giá trị 200 triệu , tăng đến 90% từ mức 137 triệu lên 271 triệu đô la Mỹ vào ngày 31/01. BTCUSDT vẫn là hợp đồng được đầu tư nhiều nhất, chiếm 72% lượng open interest.  Open interest dành cho BTCUSDT đã tăng hơn 50% trong tháng 1.

Đồ thị 5 – Open interest trên Binance Futures tính đến ngày 31/01

Nguồn: Binance Futures

Sự trào dâng khối lượng giao dịch và open interest của Binance Futures đang cho thấy ngày càng có thêm dòng vốn đổ vào cùng mức độ tham gia của thị trường. Kết hợp giữa gia tăng khối lượng giao dịch, open interest và giá, chúng ta có thể đi đến kết luận đà tăng của thị trường tiền mã hóa vẫn đang rất vững chắc.

Bên cạnh đó, gia tăng khối lượng giao dịch và open interest trên Binance Futures cũng giúp tạo thêm thanh khoản trên nền tảng. Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh một cách hiệu quả và nhanh chóng, đồng thời ít gây ảnh hưởng lên giá.

Để biết thêm về open interest, hãy đọc qua bài viết To understand more about open interest, please refer toTa có thể biết được những thông tin gì chỉ từ việc nhìn vào Open Interest? 

Chỉ báo tâm lý: Phân tích hành vi đầu tư phòng hộ và vị thế của nhà đầu tư

Khi đà tăng BTC tiếp tục kéo dài, càng có nhiều trader trở nên lạc quan và muốn tận dụng động lực đi lên của giá. Do vậy, một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư đang âm thầm chờ giá giảm rồi mở vị thế long BTCUSDT, hay còn gọi là “bắt đáy”. Chúng ta có thể thấy rõ hành vi này bằng cách so sánh tỉ lệ Long/Short hợp đồng BTCUSDT với mức biến động giá BTC hàng ngày.

Đồ thị 6 – Tỉ lệ Long/Short hợp đồng BTCUSDT vs. biến động giá hàng ngày 

Nguồn: Binance Futures

Trong quãng thời gian 31 ngày của tháng 1, chúng tôi đã ghi nhận mối quan hệ đối lập giữa hai chỉ báo này. Cụ thể, mỗi khi tỉ lệ Long/Short tăng mạnh thì lại trùng hợp với những ngày giá BTC ít lên xuống thất thường. Điều này cho thấy nhà đầu tư có thể đã chờ thời điểm để nhảy vào thị trường Bitcoin đang tăng trưởng.

Chưa hết, chúng tôi cũng nhận thấy hoạt động phòng hộ trên nền tảng của mình có xu hướng giảm. Tỉ lệ khối lượng maker so với taker trên Binance Futures đã chạm đỉnh 0.9x so với mức 0.5 hồi đầu tháng. Mối tương quan chặt chẽ giữa tỉ lệ này với lợi suất ròng hàng ngày cho thấy nhà đầu tư đã không tham gia phòng hộ ở thời điểm thị trường tiền mã hóa tăng mạnh.

Đồ thị 7 – Tỉ lệ maker/taker vs. lợi suất ròng hàng ngày của BTC

Nguồn: Binance Futures

Đồ thị 7 cho thấy khối lượng giao dịch hàng ngày đã luôn song hành với biến động giá, điều thường diễn ra trong thị trường giá tăng. Ngược lại, ở những thời điểm nhà đầu tư muốn hạn chế rủi ro, thì hai chỉ báo này lại tách biệt khỏi nhau. Với tư cách là một nền tảng đầu tư phòng hộ được nhiều trader ưa dùng, việc phân tích hành vi trên Binance Futures có thể cho về một chỉ báo mức độ chấp nhận rủi ro từ thị trường đáng tin cậy.

Mức đòn bẩy của nhà đầu tư trên Binance Futures

Trong tháng 1, 70% nhà đầu tư Binance Futures giao dịch với mức đòn bẩy từ 20x đến 40x (xem Đồ thị 8). Cùng với đó, số lượng nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy từ 100x trở lên chiếm chưa đến 10%, giảm đến một nửa so với tháng 12. Số lượng nhà đầu tư chọn mức đòn bẩy từ 40x trở xuống là tận 80%, tăng đáng kể so với mức 50% trước đó một tháng. Nhìn chung, nhà đầu tư có xu hướng giảm đòn bẩy so với tháng 12/2019.

Đồ thị 8 – Mức đòn bẩy trung bình trong 30 ngày của người dùng Binance Futures

Nguồn: Binance Futures

Tổng kết

Theo sau một quý 4 2019 ảm đạm, thị trường tiền mã hóa đã có một cú lội ngược dòng ngoạn mục trong tháng 1 năm 2020. Sự phục hồi của thị trường là nhờ hai yếu tố chủ đạo: sự kiện halving của Bitcoin và trỗi dậy nhu cầu đầu tư tài sản an toàn.

Chính vì thế, thị trường tiền mã hóa đã trả về trái ngọt cho không ít nhà đầu tư. A 

Các nền tảng phái sinh tiền mã hóa như là Binance ghi nhận tăng trưởng mạnh khối lượng giao dịch khi nhà đầu tư đổ xô nhảy vào xu hướng đi lên của giá.

Với việc khối lượng giao dịch, open interest và giá đều tăng, chúng ta có thể kết luận tâm lý trên thị trường tiền mã hóa lúc này đang là vô cùng lạc quan. Như đã trình bày ở trên, nhà đầu tư đã không còn tham gia phòng hộ như trước. Thay vào đó, trader đang tìm điểm vào để bắt kịp đà tăng.

Nhìn về phía trước, Binance Futures sẽ hỗ trợ thêm các tính năng mới và mở rộng danh mục sản phẩm để mang đến cho người dùng thêm cơ hội giao dịch và kiếm lời nhờ thị trường giá tăng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây