Bạn có biết có tổng số bao nhiêu Ethereum (ETH)?

0
67

Nội dung chính:

  • Những con số cụ thể khi nhắc đến Ethereum (ETH)
  • Số lượng Ethereum (ETH) là bao nhiêu?
  • Sự khác biệt giữa Ethereum (ETH) và Bitcoin (BTC)
  • Giải pháp đề xuất

Ethereum (ETH) blockchain hoạt động một cách liên tục và nó thay đổi, phát triển không ngừng từ trước đến nay. Nếu Bitcoin có tốc độ mở rộng cố định thì Ethereum (ETH) lại mở rộng theo nhu cầu. Nhưng bạn có biết có tất cả bao nhiêu Ethereum (ETH) từ trước đến nay không? Tham khảo tại bài viết này nhé. 

1. Những con số cụ thể khi nhắc đến Ethereum (ETH)

Nhắc đến Ethereum (ETH), bạn có biết những con số dưới đây?

  • Mỗi ngày có khoảng 100.000 tài khoản mới được tạo ra. 
  • Trung bình sau mỗi 14 giây sẽ có một khối Ethereum (ETH) mới được tạo ra 
  • Hầu hết các khối Ethereum (ETH) có kích thước khoảng 2MB.
  • Có 72 triệu Ethereum (ETH) được tạo ra khi ra mắt.
  • Có 18 triệu Ethereum (ETH) được khai thác mỗi năm. 

Với những con số trên, nhiều người có lẽ đã hình dung ra được kích thước chung của Ethereum blockchain. Câu hỏi đặt ra là, tại sao những con số đó lại quan trọng như vậy?

Nếu chỉ chạy một nền tảng ví đầy đủ các node trên máy tính, nó thường sẽ chiếm rất nhiều dung lượng. Khi kích thước của blockchain tăng lên, việc khai thác và xác minh các giao dịch sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, về cơ bản blockchain càng lớn thì càng cần nhiều máy tính để duy trì nó. Cho nên, có rất nhiều giải pháp đặt ra để giải quyết cho vấn đề này. 

2. Số lượng Ethereum (ETH) là bao nhiêu? 

Vậy thực tế có bao nhiêu Ethereum (ETH)? Theo thống kê, đến tháng 8 năm 2021 có khoảng 117 triệu Ethereum (ETH) được lưu hành và có 5 Ethereum (ETH) mới được tạo ra cho mỗi khối, nghĩa là có 5 Ethereum (ETH) được tạo ra sau mỗi 14 giây. Ethereum blockchain không giới hạn tốc độ này. 

Nhiều nhà đầu tư cho rằng do lượng cung nhiều hơn cầu nên giá trị của Ethereum (ETH) sẽ bắt đầu một chu kỳ giảm, thậm chí có thể đạt giá trị bằng 0. Tốc độ tăng trưởng này được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến giá trị tương lai của Ethereum. 

Quan trọng nhất vẫn là phải hiểu được ý nghĩa của điều này. Nếu mỗi năm tạo ra 18 triệu Ethereum (ETH) và lượng phát hành ban đầu chỉ có 72 triệu Ethereum (ETH) thì tỷ lệ lạm phát trong năm đầu tiên lên đến 25%. Theo nhiều người dự đoán dựa vào tốc độ lạm phát này, rất có thể Ethereum (ETH) sẽ vô giá trị trong 5 năm kể từ khi được tạo ra. 

3. Sự khác biệt giữa Ethereum (ETH) và Bitcoin (BTC)

Ethereum (ETH) được biết đến là một blockchain giống như Bitcoin nhưng nếu là hoàn toàn giống thì cũng không hẳn là đúng vì mỗi blockchain tạo ra tiền điện tử đều có đặc điểm riêng của nó. Điểm khác biệt lớn nhất chính là Ethereum (ETH) không phải là một cuốn sổ cái mà bạn có thể viết thêm các mã code vào các giao dịch để tạo ra hợp đồng thông minh. 

Mặc dù có thể thay đổi nhưng cả Bitcoin và Ethereum (ETH) đều sử dụng “bằng chứng công việc” (proof-of-work POW) để xác minh các khối mới được tạo ra. Do đó, các máy tính vẫn phải sử dụng thuật toán và năng lượng để giải mã và xác minh khối đó là hợp lệ. Còn những khác biệt khác lại ảnh hưởng đến kích thước của blockchain. 

Với những khác biệt về cách hoạt động, Ethereum (ETH) blockchain được cho rằng sẽ có kích thước gấp đôi so với Bitcoin blockchain. Do đó, với sự phát triển của Ethereum (ETH) blockchain dự kiến sẽ phát triển vượt xa Bitcoin một cách đáng kể. Tính đến năm 2021, các khối Ethereum (ETH) hoàn thành chỉ mất 14 giây còn Bitcoin để hoàn thành một khối lại mất đến gần 10 phút.

Vì thế, Ethereum (ETH) hiện tại đang phát triển nhanh chóng với tốc độ theo cấp số nhân. Một điều khác cần xem xét đó là kích thước của mỗi khối Ethereum (ETH) phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hợp đồng, nhưng, kích thước lại không cố định. Cuối cùng bitcoin đứng đầu với 21 triệu BTCETH thì không có giới hạn. Nên câu hỏi có tổng cộng bao nhiêu Ethereum (ETH) sẽ không có câu trả lời cụ thể. Thay vào đó, nguồn cung của Ethereum (ETH) vẫn tăng lên hàng năm.

4. Giải pháp đề xuất

Một trong những giải pháp cho việc mở rộng chuỗi khối được đề xuất cho Ethereum có tên là Sharding. Sharding, theo cách hiểu truyền thống, là một loại phân vùng tách các cơ sở dữ liệu lớn thành các phần nhỏ hơn, nhanh hơn được gọi là shard. 

Một shard theo định nghĩa là một phần nhỏ của một phân vùng lớn hơn. Cách này, theo Vitalik Buterin – người đồng sáng lập ra mạng Ethereum – giải thích rằng: “Sharding và Plasma có thể đưa tốc độ giao dịch của Ethereum lên đến 1 triệu giao dịch trên giây”. 

Những gì cộng đồng Ethereum đang cố gắng đạt được với việc thực hiện Sharding là bỏ đi yêu cầu các giao dịch phải được kiểm tra bằng tất cả các nút trên toàn mạng lưới. Và khi đó, sharding sẽ cho phép hàng nghìn giao dịch mỗi giây mà không cần qua tất cả các nút, điều này cũng sẽ làm giảm đáng kể kích thước tổng thể. Tuy nhiên, quá trình này không quá đáng tin vì các nút có sự phụ thuộc hơn là độc lập. Đây là sự hy sinh tính bảo mật để tăng khả năng mở rộng cho hệ thống.

Sharding là một cách tiếp cận rất khả thi để giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng blockchain. Tuy nhiên, nó không phải không có nhược điểm. Do cấu trúc của nó, nó có thể dễ dàng bị mất đi tính security của Blockchain.

Xem thêm các bài viết về Ethereum:


Tại Việt Nam hiện nay, sàn giao dịch tiền mã hóaBinance là một trong những nơi uy tín nhất được nhiều người lựa chọn để đầu tư tiền điện tử, mua bitcoin (btc)mua bán ethereum (eth).

Sàn giao dịch Binance với ưu điểm thao tác nhanh chóng và tin cậy, hỗ trợ hàng triệu lệnh giao dịch mỗi giây. Mua bán tiền điện tử trên Binance dễ dàng và trực quan. Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể mua bitcoin dễ dàng nhất. Hơn nữa, Binance còn hỗ trợ bạn mua bitcoin bằng mastercard dễ dàng.

Binance được hàng triệu người đầu tư tiền điện tử toàn cầu sử dụng với hệ thống an toàn, bảo mật, thanh khoản tốt. Do đó, chúng tôi được người dùng trên khắp thế giới tin tưởng chọn làm nơi để mua bán bitcoin hàng ngày, giúp bạn đầu tư bitcoin thuận tiện và dễ dàng.

Sau hơn 4 năm hoạt động, Binance là một trong những sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới với một hệ sinh thái blockchain phong phú, hoạt động trải khắp nhiều nền tảng khác nhau. Binance hiện là một sàn giao dịch tiền điện tử uy tín tại Việt Nam mà bạn nên tham khảo. Ngoài ra, Binance luôn cập nhật hằng này những thông tin, kiến thức về giao dịch bitcoin (BTC) nhằm hỗ trợ chuyển tiền, giao dịch an toàn và hướng dẫn mua bán bitcoin hiệu quả.

Tải ngay ứng dụng mua bán bitcoin của Binance trên các thiết bị di động tại App Store hoặc Google Play và bắt đầu đầu tư bitcoin ngay hôm nay.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây